Văn xuôi viết về đề tài thế sự - đời tư sau 1975 tập trung phản ánh những vấn đề thường nhật, bình dị của đời sống và con người, qua đó thể hiện quan niệm, suy ngẫm của tác giả. Bởi vậy, ngôn ngữ - “cái vỏ của tư duy” - thể hiện sự đan xen các lớp ngôn ngữ khác nhau, phong phú và đa dạng.
Lớp ngôn ngữ đời thường
Trước 1975, khuynh hướng sử thi với cảm hứng ngợi ca, khẳng định đã quy định loại ngôn ngữ giàu chất thơ, trang trọng, mĩ lệ. Sau 1975, mạch cảm hứng thế sự, sự đa dạng hóa các phạm trù thẩm mĩ và tư duy tiểu thuyết đã cho phép ngôn ngữ đời sống ùa vào văn học. Ngôn ngữ văn xuôi gần với ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.
Trong bản hợp âm của ngôn ngữ văn xuôi sau 1975, người đọc nhận thấy lối nói thẳng tuột, cách gọi đích danh sự vật, giọng suồng sã, có lúc thô và sỗ trong văn Nguyễn Khải (Thời gian của người, Gặp gỡ cuối năm), ngôn ngữ dung nạp nhiều thành ngữ, tục ngữ, lối nói khẩu ngữ, những câu chửi thề, chửi tục… trong văn Ma Văn Kháng, Dương Thu Hương, Lê Lựu…, ngôn ngữ giàu cá tính, gai góc trong văn Nguyễn Huy Thiệp… Đến văn xuôi đương đại, với Phạm Thị Hoài, Thuận, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà… “việc đưa ngôn ngữ thông tục vào tiểu thuyết” đã “trở thành một quan niệm thẩm mĩ” [44,151]. Khẩu ngữ, tiếng lóng, ngôn ngữ chợ búa, vỉa hè, từ ngữ tục, câu chửi thề… ngôn
ngữ thời đại @... được sử dụng với tần số cao đã thể hiện sinh động bức tranh đời sống con người.
Viết về đề tài chiến tranh, văn xuôi hậu chiến đã bắt đầu sử dụng ngôn ngữ đời thường làm cho cuộc sống của người lính thật hơn, gần hơn với người đọc. Từ những thành công trong việc mô tả chân thực người lính trong chiến tranh, các nhà văn tiếp tục sử dụng lớp ngôn ngữ này trong đề tài thế sự đời tư. Từ sự chuyển đổi đó, người đọc nhận thấy nhân vật có hình bóng thật trong cuộc sống, thậm chí có thể thấy dáng dấp của mình trong tác phẩm. Nhân vật trở nên thật hơn, gần hơn với người đọc. Rõ ràng, từ ngôn ngữ hào hùng, thi vị, lãng mạn đến ngôn ngữ sinh hoạt đời thường, các nhà văn đã mạnh dạn tìm những hình thức mới cho ngôn ngữ để rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và dòng chảy xô bồ của đời sống. Ngôn ngữ nghệ thuật “tăng dần chất thô mộc, góc cạnh của đời thường, suồng sa trong giọng điệu, riết róng trong từ ngữ” [52,172] (Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Gặp gỡ cuối năm, Đứng trước biển, Cù lao tràm, Những bông bần ly…). Ngôn ngữ ấy có khả năng lột tả, khai thác và phản ánh chân thực các hiện tượng cuộc sống vốn phức tạp, không tạo ra sự kệch cỡm giữa ngôn ngữ và đời sống.
Ngôn ngữ suồng sã, đời thường là “những âm thanh, giọng điệu biến thái đột ngột và những thành ngữ, từ ngữ phi ly, lạ tai” [19,27] của nhân vật Lý- Mùa lá rụng trong vườn (“Khác đi, chứ một kiểu mai à? Lúc nào cũng một điệu nhạc thì ớn xương sườn lắm. Mà Phượng này, ra giêng, tôi với cô xin phép đi chơi hội hè cho nó sướng cái thân. Tội đếch gì. Khổ mai rồi! Cái già nó xồng xộc đến sau lưng rồi còn gì”[19,47]). Có khi đó là từ ngữ thông tục đậm chất khẩu ngữ trong lời người trần thuật: (“Ly ngông ngược hết mức. Đang phởn, Ly bất chấp mọi đạo ly. Chạm phải một bà già, mình trái mà Ly mắng bà té tát, gọi bà là mụ phò. Ly mua rau, mua thịt, đành hanh kẻ cả, như ăn cướp của người ta, người ta đòi, vứt tạch ngay xuống đất” [19,140]), lời cha Hòe - Cha và con và… (“là do bà lao ấy điếc lòi điếc tói, còi xe inh ỏi như cứu hỏa mà cứ nghều nghễu đội thúng qua đường” [14,62]), là giọng sỗ sàng trong Gặp gỡ cuối năm ( “Làm chính trị mà ngu như chó, trên một bộ răng, dưới một bộ giái, còn cái cứt khô gì mà buộc người ta phải hạ ma cầu hòa” [16,15); “Hiển nhiên là tầm thường quá, đa diễn cương lại
còn diễn dở thì thối bằng cứt. Tôi là người được thuê tiền để vỗ tay mà còn phải đánh bài chuồn, May mà họ đa hạ màn sớm” [16,37]….
Cùng với lớp từ khẩu ngữ được sử dụng rộng rãi là những câu chửi thề, chửi tục… được dung nạp một cách khá thoải mái trong văn xuôi.
- “Lúc đó tôi đa muốn bắn chết mẹ nó đi rồi” [19,33], - “Kệ cha nó. Cái giống hoang nó sống dai lắm” [19,45],
- “Tiên sư bố đồ oe con, con tao còn đáng tuổi anh chúng mày đấy” [19,64].
- “Khốn nạn, cái thằng cổ châu Á, má châu Phi, răng Thổ Nhĩ Kỳ, dáng đi Ả Rập” [19,70].
- “Tiên sư nó chứ! Sờ đến điện, điện mất. Sờ đến vòi nước, nước không một giọt. Lục đến thùng gạo, gạo nhẵn. Móc ví, ví không một hào, Bốn không! [18,19]
- “Đ. mẹ. Kỹ sư như nó chỉ đáng đi hót cứt… Đ.mẹ, cái thằng đểu!” [18,27] - “Tao bảo mày im đi, đồ con heo” [12,90]…
Ngôn ngữ đời thường, suồng sã trong cuộc sống xô bồ, góc cạnh với những con người - những tính cách đa dạng, trong những hoàn cảnh cụ thể đã làm mất đi tính thô tục vốn có của nó, kéo nhân vật gần hơn với cuộc sống.
Trong văn xuôi hậu chiến, khi cá nhân được chú trọng, ngôn ngữ cũng thể hiện cá tính rất rõ. Ngôn ngữ cá tính hóa là một đặc điểm thể hiện một cách sinh động chân dung của nhân vật. Lối nói ví von, sử dụng các thành ngữ, tục ngữ là một đặc điểm khá phổ biến trong ngôn ngữ nhân vật Lý (Mùa lá rụng trong vườn). Lý nổi bật trong tác phẩm với ngôn ngữ sắc sảo, phong phú… Cách nói bóng bẩy, sử dụng nhiều thành ngữ của Lý đã phần nào thể hiện quan niệm, suy nghĩ của chị. Trong cuộc tranh luận với em chồng, khi Luận nói “đói no có thiếp có chàng, còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình”, thì ngay lập tức, Lý phản bác lại: “một ngày tựa mạn thuyền rồng, còn hơn chính thất nằm trong thuyền chài” [19,45]. Phải chăng vì quan niệm ấy, Lý đã chênh vênh trên bờ vực sa ngã lại càng dễ đi về phía cái xấu hơn? “Vợ anh đẹp như cái tép kho tương, kho đi kho lại nó trương phềnh phềnh...” [19,70], “Khổ, nghĩ người lại nghĩ đến mình, cam lòng chua xót nhạt tình bơ vơ.”[19,253], “Khổ, thân phận đàn bà chúng mình! Mênh mông mặt nước cánh bèo, tránh sao cho khỏi sớm chiều đầy vơi...”[19,258] là những mẫn cảm giới tính
đáng yêu ở nhân vật khá phức tạp này. Giữa những biện giải, phân tích của các nhân vật, lối nói của nhân vật Lý là một cách trần thuật thú vị và hiệu quả.
Giữa chuỗi ngôn từ dài dặc của Gặp gỡ cuối năm nổi bật ngôn ngữ sắc, thô, sỗ sàng và cố chấp của bà Hoàng - nhân vật kiên quyết khước từ hoàn cảnh mới,
“dù cái y niệm về quá khứ cứ mỗi lúc một vỡ vụn, mờ nhạt trong lòng, cái thái độ không thừa nhận vẫn cứ ám ảnh, giành giật không chịu buông tha bà, giống như một con bệnh hiểm nghèo bám dai dẳng để hủy hoại, vắt cạn đến tận cùng một cơ thể vẫn còn khát khao muốn sống để được ăn ngon, mặc đẹp” [126,332].Ngôn ngữ cá tính hóa đã tạo nên một cô Quỳ phức tạp, một người đàn bà quá ham hố muốn tìm thánh nhân ở người mình yêu và muốn tự mình làm thánh nhân trong tình yêu (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành); một cô Châu đanh đá, cay nghiệt nhưng cũng nhiều bi kịch (Thời xa vắng), một người đàn bà hàng chài xù xì, thô ráp nhưng vị tha, bao dung và thấu hiểu lẽ đời (Chiếc thuyền ngoài xa)… Ngôn ngữ nhân vật sinh động, gai góc, giàu cá tính … đã tạo nên tính hiện thực đời thường trong văn xuôi hậu chiến, đưa văn xuôi gần với cuộc sống hơn.
Trong văn xuôi những thập niên gần đây, khi thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, ngôn ngữ đời sống xâm nhập mạnh mẽ trong văn chương. Những lớp từ mới, ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ tính dục… xuất hiện đậm đặc trong văn xuôi.
Sự chuyển đổi từ ngôn ngữ sử thi sang ngôn ngữ đời thường đã rút gần khoảng cách giữa văn học và đời sống, thể hiện cuộc sống chân thật và sinh động hơn. Tuy nhiên, không phải thể nghiệm nào cũng thành công. Khai thác các hiện tượng tiêu cực, đôi lúc ngôn từ bụi bặm, những câu chửi thề… khiến người đọc chóng mặt bởi sự thô tục, xô bồ của nó. “Việc sử dụng thích hợp mảng ngôn từ ít có giá trị thẩm mĩ tự thân này, trong một chừng mực nhất định, vẫn có thể nâng cao hiệu quả trần thuật. Tuy vậy, có những trường hợp mảng ngôn từ này được sử dụng đậm đặc, vượt ngưỡng tâm lí” [44,52].
Lớp ngôn ngữ mang màu sắc triết luận
Tác phẩm văn học là “nơi kí thác, nơi khẳng định quan điểm nhân sinh, ly tưởng thẩm mỹ” [124,244] của nhà văn. Viết về đề tài thế sự - đời tư, phản ánh con người và cuộc sống đa chiều, đa diện, nhà văn mượn các hình tượng phương tiện
chuyển tải những quan điểm của mình về quá khứ và hiện tại. Điều này đã tạo ra ngôn ngữ mang màu sắc triết luận cho tác phẩm.
Cùng với khuynh hướng triết luận, với tính đối thoại, đa thanh trong văn xuôi.. ngôn ngữ văn xuôi thời kỳ hậu chiến tăng dần tính triết luận, khái quát. Màu sắc triết luận được thể hiện ở ngôn ngữ đa nghĩa, khái quát, trừu tượng, nhiều tầng bậc, ở những đối thoại, độc thoại mang tính chiêm nghiệm, triết lý của nhân vật, ở những trữ tình ngoại đề giàu chất suy tưởng của nhà văn…
Ngôn ngữ đa nghĩa, nhiều ngụ ý thể hiện trong cách đặt nhan đề tác phẩm, đặc biệt là truyện Nguyễn Minh Châu (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa, Bức tranh…), truyện Vũ Tú Nam (Sống với thời gian hai chiều), tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Mưa mùa hạ), Nguyễn Khải (Thời gian của người)…
Tính biểu tượng của ngôn ngữ còn nằm ở các hình tượng trong tác phẩm. Lấy thời gian làm điểm soi chiếu quan niệm sống và cách sống, Thời gian của người tiếp tục khai thác dưới góc độ triết lý những vấn đề về mối quan hệ giữa số phận cá nhân và tác động của lịch sử. “Mỗi người chỉ có một cuộc đời, một khoảng thời gian hạn hẹp, nên “tiêu” nó thế nào? Kéo nó dài ra bằng cách nào? Cái câu hỏi của muôn đời sống thế nào là biết sống - được trả lời tích cực, triệt để dưới ngòi bút truy kích của Nguyễn Khải” [126,344]. Hình ảnh khu vườn với những hàng cây xanh mát, với không khí tươi lành, thanh tịnh, với hương thơm thoang thoảng là biểu tượng nét đẹp văn hóa, truyền thống của gia đình ông Bằng (Mùa lá rụng trong vườn). Khu vườn có sức sống, nhịp điệu riêng và gắn liền với những cảm xúc của con người. Khi là “khuôn mặt dịu dàng” xua tan “những mệt nhọc và phiền tạp trong đời sống thường ngày” [19,96], làm tâm hồn con người mát dịu và thanh thản, khi là người tri kỷ, biết “rung cảm với giai điệu du dương của bản Vườn khuya cổ điển, xúc động vì câu chuyện tình yêu và hơi ấm bàn tay ve vuốt, êm ái của chị Hoài” [19,166], khi lại “nhuốm màu thê thảm vì mất mát đa xảy ra rồi càng trở nên thê thiết hơn vì nỗi lo sợ phấp phỏng về những mất mát kế tiếp có thể sẽ còn đến” [19,288]… Khu vườn là nơi níu giữ những kỉ niệm đẹp nhất,
những nét văn hóa bền vững nhất của gia đình và cũng là chốn thân thuộc níu kéo những thành viên lầm lạc như Lý quay về.
Lớp ngôn ngữ mang màu sắc triết luận chủ yếu xuất hiện trong lời đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật. Trong lớp đối thoại liên tiếp của Gặp gỡ cuối năm, các nhân vật bàn bạc, tranh luận, bày tỏ quan điểm của mình. Tranh luận về sự hiểu: “Người ta chỉ hiểu khi đa gạt bỏ được mọi tham vọng cá nhân. Còn vị kỉ là dễ lầm lắm” [16,118], về sức mạnh của đồng tiền: “khi đa quẫn thì dễ liều lắm, ai mà tính được trước những hành động tệ hại của một anh liều” [16,141], về tự trọng: “cái đói thì chịu được chứ cái nhục không ai chịu nổi” [16,154], về cuộc đời: “mỗi chúng ta giống như đơn vị nhỏ nhất của thời gian, là một tíc tắc - tíc tắc, những ước mơ, nguyện vọng, những tranh đấu, thành bại, những vui sướng, đau khổ tất cả gói trọn trong cái hữu hạn khoảnh khắc… Với cái vĩnh viễn, cái vô tận, cái trôi đi mai mai thì mình chẳng là cái gì… nhưng ta vẫn có thể là cái gì đó trong khoảng khắc ta đang sống, là một sức đẩy dẫu yếu ớt vào cái dòng lưu chuyển chung…” [16,170]. Những trao đổi, đối thoại của nhân vật đã bộc lộ suy ngẫm của họ về cuộc đời và những triết lý nhân sinh tích cực trong nhãn quan của nhân vật.
Trong dòng độc thoại nội tâm, nhân vật thường đối diện với chính mình, bày tỏ suy nghĩ thật về cuộc đời và con người. Những câu hỏi tự vấn thường xuất hiện nhiều thể hiện ý thức của nhân vật và cũng là dịp để người đọc suy ngẫm, lựa chọn.
“Các cụ như những lớp lá khô trút xuống, trở về với đất. Và đến lượt cánh mình phơi ra giữa trời như những lớp lá già, che nắng che sương chuẩn bị cho những chồi non. Chồi non là con mình, cháu mình, chắt mình. Chúng nó đi xuôi thời gian. Các cụ ngược về dĩ vang. Còn mình thì đứng giữa ư, hay theo về hướng nào?”
[25,181]… Suy tư ấy không phải chỉ của riêng ông An (Sống với thời gian hai chiều) mà là tâm trạng chung của nhiều thế hệ, bởi cuộc đời mỗi con người là một cuộc hành trình, trong hành trình ấy, có quá khứ, hiện tại, tương lai, con người phải xác định được vị trí của mình để có thể sống trách nhiệm với mình và mọi người xung quanh.
Trong văn xuôi hậu chiến, “hầu hết các tác giả có thiên hướng kiếm tìm y nghĩa triết học nhân sinh qua diễn tả một hiện tượng đời sống cụ thể” [52,181]. Ở
Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu là những trữ tình ngoại đề: “Ôi, cái mảnh đất này chả khác nào một cái bẫy gài trên bờ sự sống và cái chết. Cái mảnh đất bao lớp người đa phải liên tiếp đổ xương máu mới giành lại được, nhưng xưa nay đất dưới chân những người vừa thắng giặc có bao giờ nở sẵn đầy hoa? ” [2,119-120], “Chúng ta không ai có quyền ép buộc những thanh niên con em mình phải sống, phải hành động, phải suy nghĩ theo cái khuôn vô hình mà người ta gọi là …dư luận! Nói rằng yêu thương con em mình, vì con em mình theo kiểu đó thực chất không phải là quan tâm đến hạnh phúc đích thực của con em mình mà chỉ để giữ gìn, bảo vệ cái gọi là uy tín của gia đình mình mà thôi” [24,559]. Ở Nguyễn Khải là những triết luận về vấn đề nhân sinh, thế sự: “Chuyện buồn hôm nay dẫu bực đến đâu vẫn cứ vui, vì nó là máu thịt của hôm nay, của giờ này, nó tươi rói, nó đỏ hồng” [16,94],
“Mỗi chúng ta bằng phần việc của mình đều đang rán sức trèo lên cao, đều khiến người đứng dưới phải ngại ngùng, lo sợ… Nhưng lên cao là bắt buộc, vừa là trách nhiệm vừa là nhân cách của những người đang sống hôm nay” [17,150]. Ở Ma Văn Kháng là những triết lý về đạo đức: “Giữ gìn từ những cái nho nhỏ vì từ những cái nho nhỏ cộng lại, họp thành văn hóa, nền tảng đạo ly” [19,55]…
Lớp ngôn ngữ mang màu sắc triết luận trong văn xuôi thời hậu chiến không phải là những giảng giải khô cứng, khuôn mẫu. Lớp ngôn ngữ này được nhà văn sử dụng thông qua từ ngữ giàu tính biểu tượng, đa nghĩa, kết hợp linh hoạt nhiều hình