Cảm hứng nhân đạo và vấn đề số phận con ngườ

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam thời kỳ hậu chiến (1975 1985) (Trang 77 - 86)

“Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của con người thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm” (Hoài Thanh). Cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người” (Hoài Chân).

Cảm hứng nhân đạo là một trong hai nội dung xuyên suốt văn học Việt Nam. Gắn với từng thời kỳ lịch sử, cảm hứng nhân đạo có những biểu hiện khác nhau.

Trong văn xuôi 1945-1975, cảm hứng nhân đạo gắn liền với cảm hứng anh hùng, thiên về ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người trong chiến tranh, hướng tới khát vọng, lý tưởng cao cả của dân tộc. Có sự đồng cảm, xót xa với những số phận trong chiến tranh nhưng đó không phải là gam màu chủ đạo. Bởi số phận cá nhân khi đó nằm trong số phận dân tộc, nỗi đau cá nhân hòa trong nỗi đau cộng đồng… Văn xuôi chiến tranh thời hậu chiến đã hướng mối quan tâm đến những số phận cá nhân trong và sau chiến tranh. Cảm hứng nhân đạo lúc này trở về bản chất, cốt lõi của nó: lòng yêu thương con người. Cảm hứng nhân đạo thể hiện ở sự đồng cảm, sẻ chia với những số phận bi kịch trong chiến tranh và suy tư sâu sắc về những hậu quả của chiến tranh.

2.1.3.1. Những số phận bi kịch trong chiến tranh

Bên cạnh xu hướng khai thác sự thật ác liệt trong chiến tranh, văn xuôi thời kỳ này đã chú ý tới vấn đề số phận con người cá nhân trong chiến tranh, đến cuộc đời riêng của con người trong nhịp sống sôi động của cả dân tộc. Những lát cắt đầu tiên ấy là khởi đầu cho một dòng văn học viết về con người, lấy con người làm điểm quy chiếu của lịch sử.

Văn xuôi ba mươi năm chiến tranh không phải không có những éo le, bất hạnh, những nạn nhân của chiến tranh. Song những bi kịch riêng ấy hòa chung, thống nhất với nỗi đau của dân tộc. Ví dụ, trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, hai chị em Việt và Chiến mang trong mình thù nhà, nợ nước. Cái chết của ba má họ không mang nặng màu sắc của bi kịch cá nhân mà là một chi tiết nhấn mạnh nỗi đau chung của dân tộc, làm tăng thêm trong họ lòng căm thù giặc, lòng quyết tâm chiến đấu để xứng đáng với truyền thống gia đình. Họ không chỉ là những người con trong một gia đình nhỏ, cụ thể ở Nam Bộ mà còn là những người con ưu tú trong gia đình lớn của dân tộc Việt Nam. Cái riêng hòa quyện với cái chung giống như “trăm con sông đổ về một biển” (Nguyễn Thi). Đó cũng là xu hướng chung của các sáng tác khác trong thời kỳ này.

Văn xuôi hậu chiến nhìn sâu vào nỗi đau của con người trong cuộc chiến, để thấy những vênh lệch giữa cá nhân và cộng đồng, thấy những bi kịch cá nhân riêng tư đau đớn, day dứt. Những bi kịch đời riêng ấy được hé mở từ vài tác phẩm trước 1975 như Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu (mối tình éo le giữa Lượng - một chiến sĩ cách mạng và Xiêm - vợ một ngụy quân Sài Gòn, cuộc đời đau khổ của cụ Phang: đứa con trai duy nhất của cụ lại chiến đấu trong hàng ngũ kẻ thù …) nhưng phải đến loạt tiểu thuyết sau ngày giải phóng, vấn đề số phận con người mới được đặt ra trực tiếp và sâu sắc.

Năm 1975, họ đa sống như thế của Nguyễn Trí Huân ghi lại chặng đường trước cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975. Ở đó, có tâm lý hoang mang, chán chường, lo sợ của lính ngụy - “những con tốt xấu số trong tàn cục một cuộc cờ”

[44,92], có không khí ác liệt của những trận đánh cuối cùng, có tình bạn (Nhã - Mạc), tình yêu (Thức - Thư, Thiết - Phước, Phác - Hòa), có những chiến công anh dũng và những mất mát, hy sinh (thất bại của tiểu đoàn khi mất chốt 174, cái chết của Nhã, Mạc...) và đặc biệt, có những bi kịch trong đời riêng của nhân vật, đã được miêu tả day dứt, ám ảnh, chứ không bị mờ đi, nhạt đi trước số phận cộng đồng như trong văn học trước 1975. Đó là nỗi mất mát lớn lao của Thư, mất ông, bà, mẹ và hai đứa cháu trong một trận càn, “cho đến bây giờ, Thư vẫn không hiểu vì sao lúc ấy cô không thể khóc được. Mắt cô cứ khô bỏng như sắp sửa bốc cháy... Thư còn nhớ rõ lúc ấy, sau lưng cô, mặt trăng mọc lên đỏ tía như một bát máu và khi mặt trăng lặn đi, mặt trời mọc lên cũng đỏ bầm, gay gắt như thế” [12,366]. Đó là “nỗi đau nhoi nhói trong ngực Phác” [12,396] mỗi lần nghĩ đến đứa em trai đang đối đầu với mình ở bên kia chiến tuyến. Anh day dứt không thể hiểu được vì sao em trai mình lại trở thành một kẻ cuồng tín, “chống trả ba mình, anh mình điên cuồng như những kẻ thù truyền kiếp” [12,413]; đau đớn, căm giận... để rồi sau mỗi trận đánh, Phác lại lặng lẽ đi nhận mặt từng xác lính ngụy với tâm trạng “vừa lo sợ vừa thất vọng” [12,413]. Đó là niềm tin bị đổ vỡ trong Mạc - chính trị viên tiểu đoàn bộ binh - khi biết vợ mình “vẫn ngang nhiên đi lại với một người đàn ông khác, bất chấp dư luận, bất chấp sự lên án của cơ quan, bè bạn” [12,425]. “Mạc ngồi gần như chết lặng trên võng. Anh thấy mình trở nên đơn độc và trơ trọi. Bao

nhiêu niềm tin, bao nhiêu hy vọng lóng lánh như bọt xà phòng phút chốc tan biến đi trên mặt nước...”[12,925]... Bằng trái tim mẫn cảm, nhà văn đã nhận thấy những day dứt, trăn trở trong tâm hồn nhân vật. Dù những bi kịch đời riêng ấy chỉ là nền để tô đậm ý chí của nhân vật nhưng đã phần nào thể hiện cái nhìn khác về hiện thực chiến tranh, về con người. Nguyễn Trí Huân trong những tác phẩm sau này, Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Bảo Ninh... đã tiếp tục đi theo hướng khai thác ấy để tô đậm một sự thật khác: chiến tranh là tội ác. Chiến tranh kết thúc nhưng nỗi đau nó để lại còn dai dẳng và âm ỉ trong nhiều thế hệ: “sau cuộc chiến tranh kéo dài mấy mươi năm, chiến thắng và hòa bình chấm hết tiếng súng xung đột nhưng những vết thương mất mát vẫn tiếp tục đau quặn từng cơn hoặc âm ỉ suốt đời nhiều số phận cá nhân và gia đình cả hai bên thù địch” [35,153].

Những bi kịch cá nhân ấy được diễn tả xúc động trong Miền cháy, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành… với nỗi đau của người mẹ mất con lại đang cưu mang con trai của kẻ thù, với những khắc khoải đi tìm tình yêu, với nỗi cô đơn của người đàn bà mộng du... Bi kịch của bà mẹ Êm là những diễn biến phức tạp, khổ sở, những giằng xé trong cuộc giáp mặt éo le, đau đớn với bé Sinh khi bà đã phát hiện Sinh chính là con của kẻ sát nhân đã giết con trai mình trong buổi hoàng hôn cuối cùng của chiến tranh. Bi kịch của Quỳ là sự lý tưởng hóa tình yêu và lý tưởng hóa chính mình để rồi sống trong bao éo le, dằn vặt... Nhà văn dường như nhạy cảm hơn, xót xa hơn trước nỗi đau giới tính thầm lặng của người phụ nữ - những nạn nhân tội nghiệp của chiến tranh. Thay thế cho âm hưởng sử thi - anh hùng ca là thứ âm hưởng khác dữ dội hơn, khốc liệt hơn, đó là nỗi day dứt, đau đớn khôn nguôi trước những mất mát mà chiến tranh gây ra, trước sự khắc nghiệt của chiến tranh in hằn lên số phận nhỏ bé của con người.

Đọc văn xuôi hậu chiến, người đọc ít nhiều bị ám ảnh bởi nhiều số phận cá nhân như thế. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng họ đều cố gắng nén nỗi đau riêng, cố gắng vượt qua để đến được lý tưởng chung. Nhưng hành trình tâm lý của họ từ nỗi đau cá nhân đến sự hy sinh cái riêng vì cái chung được diễn tả tự nhiên, chân thật hơn so với cái nhìn lý tưởng hóa nhân vật trong văn xuôi cách mạng. Tiểu đoàn trưởng Sáu Hóa (Nắng đồng bằng) - một tính cách Nam Bộ sắc nét - con người

thẳng thắn, bộc trực, tếu táo - con người tưởng chỉ biết “sinh ra để cầm súng chứ không phải con người của tình cảm, tình thương” [21] đã biết nén đau thương cực độ khi nhìn thấy cảnh vợ mình đang sống cùng tên đại úy ngụy trong một đêm đi trinh sát. “Sáu Hóa thở khó nhọc như người ngủ bị bóng đè. Anh bậm môi, con mắt nhỏ phản chiếu tia sáng đèn lóe lên như đốt cháy người thiếu phụ. Bàn tay vẫn lẩy bẩy trên thanh cửa chắc nịch. Cái đầu anh chúi nhao về phía trước, miệng há ra như sắp phá tung tất cả, sắp hét lên dữ dội” [21,141]. Anh đã nghiến răng ra đi để giữ bí mật tuyệt đối cho trận đánh sắp tới. Vì nhiệm vụ chung, người chiến sĩ đặc công ấy đã hy sinh hạnh phúc riêng của mình, thậm chí chấp nhận làm người chết khi đang còn sống. Kẻ địch đã tung tin anh chết để mua chuộc vợ anh; ba má anh đêm đêm vẫn cúng vái anh; còn anh không thể công khai việc mình còn sống, bởi như vậy, người thân của anh sẽ bị đưa ra làm con tin, sẽ bị chúng bắt bớ, đánh đập, thậm chí sát hại. Sáu Hóa đã hy sinh anh dũng trong trận đánh chi khu trung tâm, mang theo nỗi đau đớn khôn nguôi của riêng mình.

Chiến tranh là vậy, bao nhiêu người phụ nữ chờ đợi trong vô vọng, bao nhiêu cặp vợ chồng chỉ được sống với nhau những ngày ngắn ngủi, bao nhiêu cặp tình nhân không kịp trở về thực hiện lời ước hẹn và bao nhiêu hạnh phúc dang dở, éo le như Sáu Hóa, như Lực và Thai (Cỏ lau - Nguyễn Minh Châu), Kiên và Phương (Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh), Thảo và Thành (Người sót lại của rừng cười - Võ Thị Hảo)…

Trong cơn gió lốc của Khuất Quang Thụy là những trang viết hào hùng, xúc động về cuộc chiến của trung đoàn 6 với Liên đoàn 2 ngụy. Ở đó, nhà văn đồng cảm, chia sẻ với những nỗi đau của nhân vật, dù họ là ai, thuộc giai cấp nào, mỗi người đều có những bi kịch riêng. Đó là một em bé mất mẹ khi mẹ em bị xe tăng địch nghiến nát (bé gái được Hưng cứu sống), là nỗi đau đớn mất đứa con trai mà hai mươi năm cha con mới biết mặt nhau (Lê Thuần), là những trăn trở của một sĩ quan ngụy, cảm nhận được cuộc chiến vô nghĩa mà mình đang phụng sự nhưng không thể cắt nghĩa lý giải và không thể tự mình thoát ra được (Thuận), là những day dứt, đau đớn của một cô sinh viên khi nhận ra anh trai mình đang đứng trong

hàng ngũ những kẻ phản bội mà không thể lên tiếng tố cáo, khi nhận ra đâu là chân lý nhưng không thể kiên quyết đứng về phía đó để đấu tranh với cái ác (Mai)…

Ở bất cứ tác phẩm nào viết về chiến tranh sau 1975, đều có thể thấy bi kịch của những con người bị ném vào guồng quay tàn bạo của chiến tranh. Viết về những bi kịch ấy với cảm hứng nhân đạo sâu sắc, nhà văn bày tỏ nỗi xót thương với những nỗi đau con người phải gánh chịu, tiếp tục tố cáo mặt phi nghĩa, vô nhân tính của chiến tranh. Đó cũng chính là nét mới trong văn xuôi 1975-1985 viết về đề tài chiến tranh.

2.1.3.2. Những di họa, ám ảnh của chiến tranh

Hiện thực chiến tranh trước hết được nhận thức lại từ sự tác động ghê gớm của nó đến tính cách và số phận con người, với bao nhiêu nỗi éo le, bi kịch. Bên cạnh những số phận bi thảm trong chiến tranh, nhà văn đề cập đến những khía cạnh khác liên quan đến chiến tranh - những di họa, ám ảnh của chiến tranh mà con người buộc phải nhận thức lại với cái nhìn nghiêm túc.

Chú ý tới số phận cá nhân, các nhà văn hậu chiến đã khá nhạy cảm trước mối quan hệ giữa người lính với cuộc sống thời bình phức tạp. “Bước ra khỏi một cuộc chiến tranh cũng cần thiết phải có đầy đủ trí tuệ và nghị lực như bước vào một cuộc chiến tranh” [2,120]. Bước ra từ cơn binh lửa, những người lính đã từng xông pha trận mạc bỗng ngơ ngác giữa cuộc sống đời thường. Bỏ lại sau lưng những chiến công, họ bắt đầu hành trình nhọc nhằn, gian khổ kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc... với hành trang duy nhất là những ký ức đẹp đẽ về tuổi trẻ trong chiến tranh.

Lửa từ những ngôi nhà, Mùa lá rụng trong vườn, Thời xa vắng... là những tác phẩm như vậy. Dấu vết của chiến tranh được thể hiện qua cuộc sinh tồn của những người lính, những con người đã từng tỏa sáng vẻ đẹp rực rỡ của chiến công, của chủ nghĩa anh hùng nhưng lại là những binh nhì của cuộc sống đời thường [91,52]... Nghịch lý ấy tiếp tục được khám phá, biện giải trong nhiều tác phẩm văn xuôi sau đổi mới như: Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Trung tướng giữa đời thường (Cao Tiến Lê), Tiễn biệt những ngày buồn (Trung Trung Đỉnh) Mảnh vườn xưa hoang vắng

Chiến tranh đã đi qua nhưng hậu quả nó để lại vẫn nặng nề trong tâm khảm con người. Đó là hoàn cảnh éo le, bi kịch của bà mẹ Êm (Miền cháy), là sự trớ trêu, dang dở của Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), là những đứa trẻ mang trên mình chất độc của chiến tranh, là những cuộc gặp mặt của những con người ở hai bên chiến tuyến, là những hận thù chưa vơi, là những thách thức khi bắt đầu cuộc sống mới… “Sau nhiều năm đất nước bị chia cắt và đối địch, con người hai bên trở thành xa lạ với nhau quá, máu đa chảy đầm đìa và nợ máu chưa trả vẫn còn chồng chất trong lòng người. Những món nợ dằng dịt rất khó gỡ. Thương tích và hận thù sẽ còn rất lâu. Vậy thì, trong tương lai, những người cộng sản sẽ làm cách nào… để có thể gỡ cái đống rối rắm đang tàng trữ trong máu và nước mắt như thế kia, của hàng triệu người?” [2,57]. Những day dứt, băn khoăn ấy sau này đã được Nguyễn Trí Huân viết ám ảnh hơn, khắc khoải hơn trong tiểu thuyết Chim én bay. Xuyên suốt trong Chim én bay là nỗi trăn trở “tìm lại nhà những tên ác ôn mình đa giết xem vợ con chúng hiện sống ra sao” [87,7] của nhân vật Quy. Điều đó khiến chị không thể sống thanh thản. Cái khắc khoải khó gọi tên ấy, cùng với hình ảnh chị Năm - vợ Giám Tuân với tiếng thét “chạy đi” đã cứu chị, cứ day dứt trong chị, khiến chị đã nhiều lần đến nhà Giám Tuân, nhiều lần bênh vực vợ con hắn, mang gạo đến cho mấy mẹ con… Những số phận như vợ Hai Đích, chị Năm, những đứa trẻ lớn lên trong thù hận và sự khinh ghét của mọi người xung quanh… là một khía cạnh khác của chiến tranh. Làm thế nào để phá vỡ định kiến của một tập thể? Làm thế nào để “khắc phục những ấn tượng và quan niệm thiếu nhân đạo đối với gia đình ngụy quân, ngụy quyền cũ”. Làm sao để “những ai làm tốt nghĩa vụ công dân, dù xuất thân từ thành phần nào, có quá khứ thế nào đều đáng được khen ngợi”. Làm sao để “trẻ em…được bình đẳng như nhau, bởi chúng không hề tham dự vào tội ác của cha mẹ chúng và đừng đẩy chúng về phía tội ác mà lẽ ra chúng nó có thể xa lánh được” [87]… Đó thực sự là những vấn đề bức thiết được đặt ra sau cuộc chiến.

Bước ra khỏi cuộc chiến, trước hiện thực phức tạp, con người cần thiết phải có một thái độ, một bản lĩnh, một cách sống. Bởi cuộc đối mặt giữa con người với cuộc sống thời hậu chiến cũng khó khăn và gian khổ vô cùng: “Xưa nay, đất dưới

chân những người vừa thắng giặc có bao giờ nở sẵn đầy hoa? Mảnh đất vừa được giải phóng này như một lời thách đố, như một thứ chiến trường mới lập tức mở ra

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam thời kỳ hậu chiến (1975 1985) (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w