Những rạn nứt của cảm hứng sử th

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam thời kỳ hậu chiến (1975 1985) (Trang 55 - 65)

Chiến tranh “là cơn sốt bất thường của lịch sử” (Phong Lê). Hiện tượng bất thường, biến cố trọng đại ấy tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt, buộc con người và toàn bộ cuộc sống phải thích ứng với nó. Các xung đột trong trạng thái chiến tranh triền miên, liên tục đã tạo điều kiện cho nền văn học sử thi ra đời.

Sử thi cổ điển, theo định nghĩa của Hê-ghen:“nội dung và hình thức của nó thực sự là toàn bộ các quan niệm, toàn bộ thế giới và cuộc sống của một dân tộc được trình bày dưới hình thức khách quan của một biến cố thực tại” [77,11]. Sử thi từ tên gọi của một thể loại đã trở thành một phẩm chất, tính chất đặc biệt trong các thể loại văn học. Văn học mang tính sử thi là nền văn học chứa đựng những đặc điểm cơ bản của sử thi: phản ánh những sự kiện có ý nghĩa lịch sử mang tính cộng đồng, tính nhân dân, tính dân tộc, luôn hướng tới tương lai tươi sáng với niềm tin, với tinh thần lạc quan bất diệt.

Ra đời và phát triển trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống Pháp và chống Mỹ, văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 là nền văn học của những sự kiện lịch sử với nhân vật kết tinh những phẩm chất cao quý của cộng đồng. Văn xuôi giai đoạn này mang đậm chất sử thi với cảm hứng lãng mạn sôi nổi, chất anh hùng ca và giọng điệu ngợi ca, khẳng định. Hình ảnh con người và thời đại lịch sử đã đi vào văn xuôi một cách đẹp nhất, hào hùng nhất. Hàng loạt các tác phẩm như

Cửa biển (Nguyên Hồng), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Sống như Anh (Trần Đình Vân), Bất khuất (Nguyễn Đức Thuận), Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng

Thi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)… là bài ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam với cảm hứng sử thi bát ngát. Tuy nhiên, do yêu cầu của lịch sử nên hầu hết các tác phẩm này chưa đi sâu vào sự khốc liệt cụ thể của đời sống chiến tranh, những đau thương mất mát cũng như những diễn biến tâm lý phức tạp của con người trong chiến tranh.

Tiếng vọng của sử thi vẫn còn trong văn học 1975 - 1985 thể hiện ở đề tài, cảm hứng song đã có những khác biệt. Văn xuôi vẫn đậm chất sử thi nhưng nội dung hiện thực đã được mở rộng, “một số tác phẩm đa mạnh dạn hơn khi chọn những thời điểm khốc liệt, gay cấn của chiến tranh làm bối cảnh để khám phá tâm ly, tính cách con người” [52,193]. Khi chiến tranh đã lùi lại phía sau, từ một điểm nhìn mới, điểm nhìn của thời hiện tại ngẫm về quá khứ với một khoảng cách cần thiết, nhà văn mới có điều kiện để nghiền ngẫm, suy tư, quan sát hiện thực từ nhiều phía, để nhận diện nó trong tính tổng thể toàn vẹn và tính nhiều mặt của sự kiện.

Đọc loạt tác phẩm đầu tiên viết về chiến tranh sau chiến tranh Đất miền Đông, Năm 1975 họ đa sống như thế, Nắng đồng bằng, Đất trắng, Ky sự miền đất lửa, Trong cơn gió lốc, Miền cháy, Biển gọi...., người đọc vẫn nhận thấy trong đó ngân vang âm hưởng sử thi ở xung đột, lập trường, nhân vật, giọng điệu... Vẫn là cuộc đấu tranh căng thẳng giữa ta và địch, vẫn là lập trường của lợi ích dân tộc, lợi ích cộng đồng, vẫn là những gương mặt anh hùng, là giọng điệu ngợi ca, khẳng định... nhưng những trang văn xuôi đậm chất hiện thực sau 1975 đã mang đến cho độc giả một cái nhìn chân thực, sinh động về cuộc chiến ác liệt của dân tộc. Đó chính là những nét khác biệt - những rạn nứt trong cảm hứng sử thi của văn xuôi sau chiến tranh.

2.1.1.1. Rạn nứt trong quan niệm về hiện thực chiến tranh

Hiện thực chiến tranh trước 1975 là hiện thực lý tưởng, là hiện thực của những biến cố, sự kiện. Sau 1975, hiện thực chiến tranh đã được tái hiện chân thật, gần gũi hơn, đó là hiện thực tồn tại như nó đang có, là hiện thực của số phận con người. Khảo sát sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực của văn xuôi viết về chiến tranh thời kỳ hậu chiến, chúng tôi quan tâm đến sự khác biệt trong cách xây dựng không gian - không gian chiến trường - bối cảnh để dung chứa những sự kiện

lớn lao. Đó là không gian chiến trường hoành tráng với đầy đủ những tri thức về chiến tranh: các loại binh chủng, tổ chức quân đội, các loại vũ khí, kinh nghiệm, tinh thần chiến đấu của hai phía… Ngay trong không gian ấy đã có những điểm khác biệt so với văn xuôi sử thi.

Văn xuôi hậu chiến viết về chiến tranh vẫn có những khoảng không gian lãng mạn như “đường ra trận mùa này đẹp lắm” trong thơ Phạm Tiến Duật. Đó là không gian lãng mạn của sử thi: “những đoàn thanh niên xung phong cười nói râm ran, những em học sinh đội mũ rơm mang lá ngụy trang, những đoàn xe bật đèn gầm nối nhau lầm lì đi ra mặt trận, những đêm mắc võng trên bai khách, những câu chuyện đùa vui với cô giao liên, những cuộc họp đồng hương giữa đỉnh Trường Sơn, những buổi phổ biến chiến thắng, … tất cả mang một màu sắc thơ mộng vì ở đó, sự ác liệt không phải lúc nào cũng xảy ra” [26,19], là không khí ra trận hào sảng và niềm tin tưởng tuyệt đối vào chiến thắng: “Sáng nay tiểu đoàn làm lễ xuất quân. Buổi lễ giản dị nhưng cảm động và trang nghiêm....Trung đội gió lốc lại được nhận cờ. Chúng tôi sẽ chiến đấu xứng đáng với lá cờ ấy. Có thể mỗi chúng tôi sẽ lần lượt nga xuống, nhưng lá cờ phải đi tới đích vinh quang, tới ngày toàn thắng” [31,11-12], là lời thề thiêng liêng, quả cảm của những chiến sĩ hải quân kiêu hãnh và anh hùng trước biển khơi lồng lộng: “Chúng ta kiên quyết giải phóng miền Nam. Tổ quốc Việt Nam nhất định phải được thống nhất! Không một trở lực nào, một kẻ thù nào có thể ngăn được bước chân ta!...” [28,77]. Chất sử thi và cảm hứng lãng mạn còn thể hiện ở những không gian thiên nhiên tươi đẹp, giàu chất thơ: “Những ta-man có từ ngàn đời trẻ lại, khoác trên mình tấm áo xanh tuyệt vời ấy để chào đón muôn loài... Người chiến sĩ nào hành quân ra trận qua những ta-man mà không thấy dội lên, thấy cồn cào trong lòng mình những y nghĩ đẹp đẽ, thiêng liêng về đất đai, lanh thổ, về sự sống và cái chết, về hạnh phúc và tình yêu”

[31,127]. Bằng liên tưởng thú vị, độc đáo và những hình ảnh giàu sức gợi, Khuất Quang Thụy đã vẽ trước mắt người đọc một trảng cỏ bao la, xanh rờn, mướt mát. Ta-man ấy giàu sức sống không phải chỉ bởi vẻ đẹp của thiên nhiên mà quan trọng hơn, bởi sự tha thiết của con người, sự gắn bó máu thịt của người lính với Tây

Nguyên, đó chính là tình cảm mà nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đa hóa tâm hồn” (Tiếng hát con tàu).

Trong những không gian cộng đồng rộng lớn, các tác giả đã phản ánh khá chân thực cuộc chiến ác liệt, lâu dài của quân và dân ta. Với chiêm nghiệm của những người từng trải, các nhà văn hậu chiến viết về không gian chiến tranh không chỉ bằng cái nhìn sử thi mà còn bằng con mắt hiện thực. Bên cạnh những không gian lý tưởng, không gian thiên nhiên lãng mạn, đã có không gian hiện thực trần trụi, không gian xã hội hậu chiến, không gian thể hiện tính cách con người. Đó chính là sự khác biệt rõ nét trong chất sử thi của văn xuôi thời hậu chiến.

Văn xuôi chiến tranh trước 1975 cũng có những trang viết về những tàn phá của chiến tranh nhưng trên cái nền mất mát, đau thương ấy, người ta vẫn thấy chất sử thi đậm nét, ví như đoạn Nguyễn Trung Thành miêu tả Rừng xà nu: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương... Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt... rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn... Cạnh một cây xà nu mới nga gục, đa có bốn năm cây con mọc lên... Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đa nga... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng” (Rừng xà nu). Ấn tượng đậm nét nhất về đoạn văn vừa rồi không phải là sự hủy diệt của bom đạn kẻ thù với rừng xà nu mà là sức sống mãnh liệt của cây xà nu, giống như sự kiên cường, quả cảm của các thế hệ dân làng Xô-man. Đó chính là điều nhà văn gửi gắm, là tinh thần sử thi của thời đại.

Văn xuôi hậu chiến đã có những trang văn như thế, những không gian tô đậm ý chí con người để từ đó khẳng định sức mạnh của con người cách mạng, nhưng không gian ấy không hề lãng mạn mà đậm chất hiện thực. Trong trận chiến giữ vùng chiến lược Tàu Ô của trung đoàn 29 (Đất miền Đông), mảnh đất Tàu Ô đã bị quần nát bởi bom đạn kẻ thù. Nói về sự khốc liệt ấy, tác giả đã đặt điểm nhìn vào tên tướng giặc: “mặt đất ở những khu vực đó còn ghê gớm hơn những bức ảnh các nhà du hành vũ trụ Hoa Kỳ chụp được trên mặt trăng. Tôi không giải thích được làm sao Cộng sản vẫn cứ sống, vẫn cứ từ dưới mặt đất nát vụn ấy chặn đứng các

cuộc tấn đánh của ta” [9,244]. Hiện thực khách quan, chân thật hơn thông qua điểm nhìn từ bên kia chiến tuyến càng nhấn mạnh sự hoang tàn của chiến tranh và sức sống mãnh liệt, sức chịu đựng kỳ lạ của người cộng sản. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho sức mạnh của quân giải phóng và sự khiếp nhược của kẻ thù trước sức mạnh của những chiến sĩ Việt Cộng. Tuy nhiên, trong văn xuôi hậu chiến, không ít những trang viết đơn thuần mô tả không gian hiện thực khủng khiếp của chiến tranh để tố cáo tội ác của kẻ thù, để tố khổ cho vô vàn thảm cảnh con người phải chịu đựng trong chiến tranh. Khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam, ở đâu có máy bay của kẻ thù, ở đó có những trận bom hủy diệt, tàn phá khủng khiếp: “Lửa vẫn đang cháy. Cả những cây mít cổ thụ…cũng cháy ngùn ngụt như bó đuốc… . Rừng dương liễu mất đi từng mảng lớn, đất đỏ hóa đen kịt, gốc cây bị bom sát thương phạt ngang mặt đất, xơ tướp như bị xé xác… Một con trâu bị thương vào cổ sắp chết, mắt trợn trừng, miệng kêu ọ ọ một cách tuyệt vọng, bốn vó giay đành đạch, máu sủi bọt phun phì phì ở vết thương…. “ [29,19]. Trải qua hai cuộc chiến,

“Việt Nam đa trở thành đất nước bị ném nhiều bom nhất trong lịch sử thế giới. Tính bình quân mỗi người dân Việt Nam từ cụ già đến trẻ sơ sinh phải chịu đựng trên dưới 250kg bom đạn Mỹ” (http://vi.wikipedia.org). Rất nhiều mảnh đất đã trở thành vùng đất lửa (Ky sự miền đất lửa), nhiều nơi địch muốn biến thành vùng đất chết (Miền cháy). Hơn ba mươi năm đã trôi qua, nhưng hậu quả chiến tranh còn đè nặng trên dải đất hình chữ S nói chung và mảnh đất Quảng Trị nói riêng. Chiến tranh đã qua đi, nhưng không ít cái chết từ sâu trong lòng đất vẫn đe dọa, rình rập con người. Quảng Trị - cái dải đất nhỏ hẹp đã phải chịu sức tàn phá ghê gớm của bộ máy chiến tranh, dải đất diễn ra cuộc đọ sức một mất một còn giữa những người dân nghèo lam lũ nhưng gan góc với kẻ thù xâm lược suốt hai mươi năm, đến tận bây giờ vẫn mang trong lòng vết thương nhức nhối của chiến tranh. Đó là câu chuyện được kể trong Miền cháy của Nguyễn Minh Châu... Viết về con đường huyền thoại, đường Hồ Chí Minh trên biển với đoàn tàu không số, Biển gọi của Hồ Phương đã tái hiện một không gian dữ dội của biển thẳm với những trận cuồng phong, những đợt sóng ngầm sôi sục, những cơn bão đột ngột, những cuộc chiến gay go, ác liệt - đó không còn là không gian đại dương bao la, xanh thẳm hiền hòa

mà là biển khơi đầy giông tố, nguy hiểm, sẵn sàng nhấn chìm và nuốt chửng con người.... Sự kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn trong văn xuôi 1975-1985 đã tạo ra nét khác biệt trong cảm hứng sử thi của văn xuôi giai đoạn này và trở thành điểm xuất phát cho văn xuôi giai đoạn sau. Nhiều không gian đẫm máu và nước mắt khác được kể trong văn xuôi viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới: một hiện thực rách nát, nhàu nhĩ, bi thảm (Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vang...).

Văn xuôi hậu chiến vẫn vang vọng âm hưởng sử thi khá rõ nhưng đã gần hơn với hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Sự hòa quyện giữa yếu tố lãng mạn và hiện thực ấy đã tạo nên một diện mạo rất riêng của văn xuôi hậu chiến viết về đề tài chiến tranh, đã khởi đầu cho những thay đổi trong quan niệm về hiện thực trong văn xuôi hậu chiến viết về đề tài thế sự - đời tư: từ hiện thực của các biến cố, sự kiện đến hiện thực của số phận con người, từ hiện thực đơn giản, một chiều đến hiện thực phức tạp, đa chiều…

2.1.1.2. Rạn nứt trong quan niệm về con người

Theo Hêghen, “sử thi là biểu hiện hạt nhân nòng cốt của nội dung dân tộc”. Bởi vậy, sử thi chỉ ra đời khi con người có ý thức dùng nó để ghi tạc lại những giây phút vàng son trong lịch sử dân tộc, và thông qua những tấm gương anh hùng để cổ vũ chiến đấu và giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ kế tiếp. Văn học Việt Nam 1945 - 1975 phát triển trong điều kiện chiến tranh, do đó nó chịu những tác động có tính quy luật lên đời sống văn học. Một trong những quy luật đó là: lợi ích cộng đồng trở thành nguyên tắc hàng đầu. Tuân theo quy luật ấy, nhân vật văn học là những con người mới - những sản phẩm hoàn hảo của hiện thực cách mạng. Văn xuôi viết về chiến tranh thời kỳ hậu chiến đã nhìn thấy bên cạnh con người cộng đồng lý tưởng còn có con người cá nhân sinh động, phức tạp. Sự hòa quyện giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng và cá nhân trong con người đã thể hiện những thay đổi đầu tiên trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn xuôi thời kỳ này.

Văn xuôi viết về chiến tranh sau chiến tranh đã tái hiện những chân dung tinh thần rất đẹp của người lính. Nhân vật trong Đất trắng, Trong cơn gió lốc, Nắng đồng bằng, Năm 1975, họ đa sống như thế, Miền cháy, Đất miền Đông, Biển

gọi… là những hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam trong chiến tranh: dũng cảm, gan góc, vượt mọi khó khăn, gian khổ, chấp nhận hy sinh, sẵn sàng xả thân và dâng hiến vì một lý tưởng duy nhất: độc lập - tự do - thống nhất Tổ quốc. Những thế hệ người lính đã kế tiếp nhau đứng lên chiến đấu, kiên trung cho đến chiến dịch cuối cùng, chính họ đã góp phần làm nên lịch sử.

Đất miền Đông là bộ tiểu thuyết sử thi của Nam Hà, đã dựng lại một bức tranh hoành tráng về các chiến dịch khác nhau: cuộc chiến đấu trên đường 13 để bảo vệ vùng chiến lược Tàu Ô, chiến dịch giải phóng Phước Long và chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn. Với cái nhìn trung thực và toàn diện, với những trải nghiệm của người lính, Nam Hà đã phản ánh sinh động những sự kiện lớn nhất trên chiến trường miền Đông Nam Bộ trong chặng đường cuối cùng của cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Đọc Đất miền Đông, người đọc sẽ không quên được sự hy sinh anh dũng của rất nhiều chiến sĩ, trong đó có cái chết của trung đội

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam thời kỳ hậu chiến (1975 1985) (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w