Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam đợc thành lập

Một phần của tài liệu Trọn bộ Hướng dẫn sử dụng kênh hình SGK LỊCH SỬ - LỚP 9 (Trang 169 - 170)

1962, mặc dù Mĩ- Nguỵ đã huy động gần nh toàn bộ quân vào nhiệm vụ càn quét, dồn dân, lập ấp chiến lợc nhng chúng cũng chỉ thực hiện đợc một phần kế hoạch bình định. Trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân (6,5 triệu) toàn miền Nam vẫn do cách mạng kiểm soát.

Trong ảnh là cảnh nhân dân phá “ấp chiến lợc” khiêng nhà về làng cũ. Nhà đợc làm bằng tre, luồng và lợp gianh (rơm dạ đánh thành từng tấm). Có đến gần 2 chục ngời cả ông già và thanh niên tham gia cùng với bộ đội và du kích. Không khí thật khẩn chơng, hối hả và tràn đầy quyết tâm, quân với dân một ý chí. Đó cũng là ý chí của nhân dân miền Nam quyết tâm đánh bại chiến lợc “Chiến tranh đặc biệt”của Mĩ. Qua đó cũng nói lên phần nào sự thất bại của Mĩ –Nguỵ trong “chiến tranh đặc biệt”.

-Hớng dẫn sử dụng:

Cho HS quan sát và tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi:

Tại sao nhận dân ta cùng bộ đội giỉa phóng lại khiên nhà về làng cũ?

Sự việc đó thể hiện điều gì?

Sau khi HS trả lời GV nhận xét và chốt ý nh nội dung trên

8. Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam đợc thành lập lập

Vào hồi 20 giờ ngày 19/12/1960, tại một vùng giải phóng ở miền đông Nam bộ, đại biểu các giai cấp, đảng phái, công giáo, các dân tộc và miền nam đã họp đại hội để thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam .

1 giờ sáng ngày 20/12, Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam trịnh trọng tuyên bố thành lập. Mặt trận công bố những chơng trình hành động 10 điểm mà nội dung cơ bản là đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mĩ và chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, nhằm xây dựng một miền nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hoà bình thống nhất nớc nhà.

Ngay sau khi mặt trận ra đời, đông đảo công nhân đồn điền Trảng Bàng và nhiều đồn điền khác thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh đã cùng tham gia mít tinh, biểu tình, thị uy chung với nông dân hoan nghênh mặt trận thành lập và tố cáo tội ác khủng bố nhân dân của Mĩ – Diệm.

(Theo: Viện Sử học, Việt Nam những sự kiện lịch sử 1945-1954. Sđd

9. Chiến thắng bình giã

Chiến dịch Bình Giã đợc mở ra ở một địa bàn khá rộng thuộc nhiều tỉnh:Bà Rịa, Long Khánh, Biên Hoà - Bình Long. Đây là một chiến dịch đầu tiên của quân đội ta trong kháng chiến chống Mĩ thuộc loại hình chiến dịch tấn công với đặc trng nghệ thuật là lừa địch ra khỏi công sự vào những chỗ ta đã tổ chức lực lợng, dàn thế trận sẵn rồi bất ngờ tấn công tiêu diệt.

Chiến dịch kéo dài hơn 3 tháng, đợc ghi nhận là chiến dịch dài ngày nhất từ khi đảng ta chủ trơng đấu tranh vũ trang. Đây là thắng lợi lớn nhất từ trớc tới nay của quân giải phóng. Số thơng vong của địch là hơn 2 nghìn tên, số cố vấn Mĩ chết nhiều nhất trong một trận lên đến 50 tên. Ta bắn hạ 38 máy bay, hàng chục xe tăng, xe bộc thép bị phá huỷ. Trong chiến dịch, chiến thuật của quân giải phóng tỏ ra hơ hẳn quân đội Sài Gòn. Bộ quốc phòng Mĩ thừa nhận: “Bình Giã là một thất bại trông thấy của quân đội Sài Gòn” và “quân Sài Gòn tỏ ra không đủ sức đơng đầu với Việt cộng”.

Hãng AP ngày 28/12/1964 miêu tả: quân giải phóng “từ các hàng giao thông thình lình xuất hiện, đánh tan các đơn vị biệt kích của chính phủ, giết chết, làm bị thơng, bắt sống gần hết số quân đó, mang đi 2 cố vấn Mĩ. Quân biệt động đang cố tiến vào ấp thì sa vào lới đạn bắn chéo cánh sẻ cùng với súng cối, súng liên thanh, súng không giật, cả tiểu đoàn nằm chết dí một chỗ để việt cộng bao vây và tiêu diệt”.Trong trận đánh ngày 31/12/1964, hãng AP cho biết: “Cuộc giao chiến lại nổ ra ác liệt khi du kích ở đâu ra bất thần phục kích một tiểu đoàn biệt động, diệt phần nửa tiểu đoàn này và giết thêm một số cố vấn Mĩ… trong khi đó, 3 nghìn quân chính phủ ở Bình Giã đang lùng sục việt cộng mà không thấy họ”. Nh vậy, hệ thống thám báo biệt kích của Mĩ –Nguỵ đã không có tác dụng gì trớc và sau chiến dịch.

(Theo: Chiến dịch Bình Giã - Một mốc lịch sử đáng ghi nhớ NXB Chính trị quốc gia, H.1994)

Một phần của tài liệu Trọn bộ Hướng dẫn sử dụng kênh hình SGK LỊCH SỬ - LỚP 9 (Trang 169 - 170)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w