Phi-đen Ca-xtơ-rô (1959)

Một phần của tài liệu Trọn bộ Hướng dẫn sử dụng kênh hình SGK LỊCH SỬ - LỚP 9 (Trang 47 - 50)

Nội dung

Phi-đen Ca-xtơ-rô sinh ngày 13-8-1927 tại tỉnh Ô-ri-en-tê trong một gia đình chu đồn điền. Năm 1945, ông học luật ở trờng đại học La Ha-ba-na, tham gia phong trào chống Mĩ ở Cô-lôm-bi-a (1948), sau đó về nớc và dỗ tiến sĩ luật học năm 1950.

cộng với tính quả cảm, thông minh thiên phú, ngay từ bé đến khi đỗ đại học, ông đều là ngời nổi trội trong học tập và thể thao. Ông thờng xuyên trao đổi tranh luận với bạn bè, với chính khách va quần chúng, đặc biệt ông có tài hùng biện hiếm có. Trên các diễn đàn trong nớc và quốc tế, Phi-đen Ca-xtơ- rô đã kịch liệt lên an sự bất công, đòi quyền bình đẳng, chống áp bức và đòi xoá nợ cho các nớc nghèo.

Năm 1952, Phi-đen tập hợp một số thanh niênyêu nớc trong tổ chức

mang tên “phong trào cách mạng ” để chống lại chế độ độc tài Ba-ti-xta.

Ngày 26-7-1953, ông cùng những ngời trong tổ chức này tấn công và trại lính Môn-ca-đa ở Xan-chi-a-gô, nhng bịthất bại. Ông bị bắt giam và bị kết án 15 năm tù. Năm 1956, để xoa dịu phong trào cách mạng , chính quyền Ba-ti-xta đã trả tự do cho ông và nhìêu chiến sĩ cách mạng khác. Sau khi đ- ợc trả tự do, ông cùng các đồng chí của mình sang Mê-hi-cô tập hợp thanh niên tập luyện quân sự, mua sắm vũ khí chuẩn bị trở về nớc chống chế độ độc tài Ba-ti-xta.

Tháng 12-1956, ông cùng 82 chiến sĩ từ Mê-hi-cô về nớc bằng con tàu Gran-ma, đổ bộ vào bờ biển Ô-ri-ôn-tê, sau đó đến vùng núi Xi-e-ra Ma-e- xtơ-ra để xây dựng căn cứ. Trải qua 3 năm chiến đấu anh dũng, ngày 1-1- 1959, cách mạng Cuba đã thành công, lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta. Sau cách mạng , Phi-đen Ca-xtơ-rô trở thành ngời lãnh đạo chính phủ cách mạng Cuba với các chức vụ: Bí th thứ nhất Ban Chấp hành Trung ơng Đảng Cộng Sản Cuba, Chủ tịch Cội đồng nhà nớc và Chủ tịch Hội đồng Bộ trởng Cuba.

Dới sự lãnh đạo của ông, đất nớc Cuba đã tiến hành nhiều cải cách dân chủ nhằm hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày 14-4-1961, Mĩ cho quân lính đánh thuê đổ bộ lên bãi biển Hi-rôn, nhng chúng đã bị quân đội va nhân dân Cuba dới sự chỉ huy của Phi-đen, tiêu diệt hoàn toàn.

Với những hành động nghĩa hiệp và chính nghĩa, ông đã thu phục đợc nhiều trái tim con ngời. Phi-đen và đất nớc Cuba đã có nhiều đóng góp vào phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội trên thế giới. Vì vậy, Phi-đen Ca-xtơ-rô đã nhận đợc giải thởng quốc tế Lê-nin (1961), giải thởng anh hùng Lê-nin (1963) và nhiều giải thởng cao quý của đất nớc Việt Nam trao tặng…Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, dới sự lãnh đạo của Phi- đen Ca-xtơ-rô, đất nớc Cuba vẫn kiên trì đi theo con đờng chủ nghĩa xã hội.

Đây là bức ảnh chụp chân dung Phi-đen Ca-xtơ-rô năm1959- ngời anh

hùng của đất nớc Cuba. GV sử dụng bức ảnh này để dạy mục II- Cuba-hòn

đảo anh hùng.

GV tập trung sự cú ý của cả lớp vào bức ảnh, gợi ý bằng một số câu hỏi để kích thích sự suy nghĩ của các em nh sau:

- Nhìn diện mạo bên ngoài của Phi-đen Ca-xtơ-rô các em thấy ông là một con ngời nh thế nào ?

- Ông có vai trò gì đối với cách mạng Cuba ?

- Vì sao Phi-đen Ca-xtơ-rô đợc gọi là ngời anh hùng của đất nớc Cuba? Sau khi HS tập trung sự chú ý của mình vào bức ảnh, GV tiến hành khai thác nội dung kênh hình nh phần trên. Cuối cùng đặt câu hỏi để HS nhận xét về vai trò của Phi-đen Ca-xtơ-rô đối với cách mạng Cuba.

3. Mĩ La-tinh - Lục địa bùng cháy

Mĩ La-tinh bao gồm hơn 20 nớc ở Bắc, Trung và Nam châu Mỹ, từ Mê-hi- cô đến ác-hen-ti-na, chịu ảnh hởng sâu sắc của văn hoá La-tinh, có diện tích

trên 20 triệu km2. Mĩ La-tinh có nhiều tài nguyên, phong phú về nông sản,

lâm sản, khoáng sản.

Năm 1492, Cô-lông-bô tìm ra châu Mỹ và cho đến năm 1500, thực dân Tây ban nha đã xâm chiếm hầu hết vùng đất này. Trải qua nhiều năm đấu tranh anh dũng, đến đầu thế kỷ XIX, các thuộc địa Tây Ban Nha đều giành đợc độc lập. Nhng sau đó, thực dân Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Mĩ đã xâm lợc và thống trị các nớc này.

Năm 1933, Tổng thống Mỹ F.Ru-dơ-ren đa ra chính sách “láng giềng thân thiện”, mở đầu thời kỳ thực dân mới ở Mĩ La-tinh.

Sau chiến tranh thế giới thứ II, với u thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm cách biến Mĩ La-tinh thành “Sân sau” của mình. Mỹ gây sức ép buộc các nớc Mĩ La-tinh chấp nhận “kế hoạch Cô-lay-tơn” – Còn gọi là “Hiến chơng kinh tế của châu Mỹ” với nội dung tự do buôn bán, tự do đầu t, tự do mở xí nghiệp, tạo điều kiện cho t bản Mỹ xâm nhập rộng rãi vào các nớc Mĩ La- tinh.

Mỹ còn ép các nớc Mĩ La-tinh tham gia hàng loạt hiệp ớc quân sự với sự khống chế chặt chẽ của Mĩ nh hiệp ớc phòng thủ chung tây bán cầu (1947), Hiệp ớc quân sự tay đôi (1952), Hiệp ớc chống cộng (1954)…

Do chính sách của Mỹ, các nớc Mĩ La-tinh tuy hình thức là những nớc cộng hoà độc lập, nhng thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

Trong những năm sau chiến tranh, ở các nớc Mĩ La-tinh bắt đầu giấy lên một cao trào dân chủ chống đế quốc, chống thế lực độc tài trong nớc và chống sự phụ thuộc và các độc quyền Mĩ. Dới áp lực của quần chúng, ở một số nớc đã phục hồi các quyền tự do dân chủ, các Đảng cộng sản đợc hoạt động hợp pháp. Tuy nhiên, ở các nớc nh Pê-ru, Vê-nê-xu-ê-na, Cô-lôm-bi-a,Goa-tê- ma-ma, Mỹ đã tổ chức can thiệp vũ trang hoặc tiếp tay cho các thế lực phản động trong nớc làm đảo chính, phục hồi chế độ phản động.

Vào nửa sau những năm 50 của thế kỷ 20, cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ La-tinh bớc vào giai đoạn mới. Dới sức ép của nhân dân, các chế độ quân sự ở Pê-ru (1956), Cô-lôm-bi-a (1957), Vê-nê-xu-ê-na (1958) bị lật đổ. Toàn bộ lục địa Mĩ La-tinh trở thành mặt trận chống đế quố và độc tài, đợc ví nh “lục địa bùng cháy”.

Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Mỹ ở Mĩ La-tinh mang một số đặc điểm sau:

- Sự thức tỉnh của giai cấp công nhân và nông dân dẫn đến sự bùng nổ mạnh mẽ của các cuộ đấu tranh. So với châu Phi, giai cấp công nhân Mĩ La- tinh phát triển hơn về số lợng và chất lơng. Tỉ lệ giai cấp công nhân chiếm 12,2% dân c. Nhìn chung, các Đảng cộng sản đã đi đầu và lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Nông dân chiếm hơn 70% dân số, nhng trên 2/3 nông hộ không có ruộng đất. Chính vì vậy, yêu cầu xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất lớn từ lâu đã trở thành yêu cầu cấp bách của nông dân.

- Chế độ thống trị tàn khốc đã buộc nhân dân ở các nớc này phải sử dụng đấu tranh vũ trang để giành độc lập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, mặt trận dân tộc thống nhất đợc hình thành và phát triển ở hầu hết các nớc. ở một số nớc, mặt trận đã giành đợc thắng lợi trong các cuộc tổng tuyển cử, dẫn đến việc thành lập các chính phủ mặt trận nhân dân nh Goa-tê-ma-ma, ác-hen-ti-na…

- Từ sau thắng lợi của cách mạng Cu-ba, nhiều nớc Mĩ La-tinh đã ủng hộ mạnh mẽ, kiên quyết những thành quả của cách mạng Cu-ba. Đây là một trong những nhân tố quan trọng giúp Cu-ba đứng vững trong cuộc bao vây, tấn công của Mĩ.

(Theo:Nguyễn Anh Thái (chủ biên),

Lịch sử Quan hệ quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc á - Phi Mĩ la tinh, Nxb GD, H.199, tr.93-95)– – –

Một phần của tài liệu Trọn bộ Hướng dẫn sử dụng kênh hình SGK LỊCH SỬ - LỚP 9 (Trang 47 - 50)