Nghị định số 125 của Chính phủ Việt Nam về

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM THÚC đẩy QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG HOÁ GIỮA CHDCND lào và CHXHCN VIỆT NAM (Trang 54)

Ngày 29 tháng 10 năm 2003, một nghị định của chính phủ Việt Nam về VTĐPT quốc tế đã ra đời nhằm thúc đẩy sự phát triển của VTĐPT Việt Nam cũng như thực hiện mọi cố gắng chuẩn bị về mặt luật pháp để Việt Nam tham gia vào Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT.

Có thể nói, nghị định thể hiện khá đầy đủ tinh thần và nội dung của Công ước quốc tế về VTĐPT, với những quy định về chứng từ VTĐPT và trách nhiệm của MTO. Tuy nhiên, nghị định trên cơ sở điều chỉnh các mối quan hệ pháp lý phát sinh từ hợp đồng giữa người gửi, MTO và người nhận hàng, cũng như là đối với MTO của nước ngoài kinh doanh VTĐPT ở Việt Nam, đã có xây dựng một số điều khoản cần lưu ý như sau:

- Về phạm vi điều chỉnh: nghị định sẽ quy định hoạt động VTĐPT quốc tế của mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đăng kí kinh doanh VTĐPT quốc tế theo luật Việt Nam.(điều 1)

- Về cơ quan quản lý VTĐPT quốc tế ở Việt Nam: Bộ GTVT là cơ quan chính thức thực hiện chức năng quản lý, là đầu mối giúp chính phủ điều phối hoạt động liên ngành hướng dẫn thực hiện quy định liên quan đến VTĐPT. (điều 4)

Để kinh doanh VTĐPT tại Việt Nam, các cá nhân tổ chức đều phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để có được Giấy phép kinh doanh VTĐPT hoặc Giấy phép đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh VTĐPT. Điều 31 quy định :”các cá nhân, tổ chức kinh doanh VTĐPT phải làm thủ tục để cấp

Giấy phép kinh doanh VTĐPT trong vòng 90 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực” (tức là ngày 1 tháng 1 năm 2004). Nghị định nêu rõ các điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam cần có để kinh doanh VTĐPT đồng thời để đẩy mạnh các mối quan hệ kinh tế trong qúa trình hội nhập, chính phủ cũng có những quy định cho phép những tổ chức cá nhân kinh doanh VTĐPT khi họ là doanh nghiệp của nước thành viên ASEAN đã ký kết Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT, hoặc là nước đã ký kết Hiệp định song phương, đa phương với Việt Nam về VTĐPT.

Các quy định khác về trách nhiệm của MTO, về thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện, Nghị định đều dựa trên tinh thần những quy định đã soạnthảo của Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT.

Đây chính là những biện pháp của chính phủ nhằm kiểm soát các doanh nghiệp kinh doanh phương thức vận tải này tại Việt Nam. Một mặt, giúp các doanh nghiệp Việt Nam khi còn bỡ ngỡ với những luật lệ hoặc quy tắc quốc tế về hình thức vận tải còn mới mẻ này có nhiều cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm ở các nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ về vận tải. Mặt khác, nó giúp Việt Nam thể hiện tinh thần hợp tác và sự nhiệt thành trong vấn đề gia nhập Hiệp định khung về VTĐPT của ASEAN.

Tuy hiện nay, Nghị định này vẫn chưa có hiệu lực thi hành (hiệu lực thi hành là ngày 1 tháng 1 năm 2004) nhưng hi vọng là khi chính thức có hiệu lực, Nghị định sẽ góp phần thúc đẩy nền vận tải Việt Nam nói chung và VTĐPT quốc tế tại Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển.

2.3 NGƯỜI KINH DOANH VN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC (MTO)

2.3.1 Định nghĩa

Trong VTĐPT chỉ có một người duy nhất chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt quá trình chuyên chở, đó chính là người kinh doanh VTĐPT (Multimodal Transport Operator – MTO ). Trong quá trình thực hiện VTĐPT, xác định một cách chính xác thế nào là một MTO, trách nhiệm của họ đối với những mất mát, hư hỏng của hàng hoá hay đối với những hành vi thiếu sót

của người làm công, đại lý, người chuyên chở thực tế mà họ sử dụng là điều rất quan trọng. Trong quá trình nghiên cứu và tự tìm hiểu, người viết xin được trình bày một số định nghĩa và phân loại các MTO để phần nào làm rõ thêm về một chủ thể của loại hình vận tải đang ngày càng phát triển trên thế giới này.

Theo Công ước của Liên hợp quốc về VTĐPT, MTO được định nghĩa như sau:”Người kinh doanh VTĐPT là bất kỳ người nào tự mình hoặc qua một người khác thay mặt cho mình, ký một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là một người uỷ thác chứ không phải là một người đại lý hoặc người thay mặt người gửi hàng hay những người chuyên chở tham gia công việc vận tải đa phương thức, và đảm nhận trách nhiệm thực hiện hợp

đồng”. Dù Công ước này hiện nay vẫn chưa được nước nào áp dụng nhưng

các điều khoản của Công ước vẫn là các cơ sở để các quốc gia áp dụng và đưa vào luật lệ của nước mình về VTĐPT. Và các điều khoản về MTO cũng là một trong những điều khoản đó.

Trong quy tắc về chứng từ VTĐPT của Hội nghị Liên hợp quốc tế về buôn bán và phát triển, Phòng Thương mại quốc tế định nghĩa MTO một cách ngắn gọn hơn như sau: “ Người kinh doanh VTĐPT là bất kỳ người nào ký một hợp đồng VTĐPT và nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó như là một

người chuyên chở ” đồng thời cũng định nghĩa về người chuyên chở như sau:”Người chuyên chở là người thực sự thực hiện hoặc cam kết thực hiện việc chuyên chở hoặc một phần chuyên chở, dù người này với người kinh

doanh VTĐPT có là một hay không”. Như vậy, MTO theo định nghĩa đầu có thể là người chuyên chở, nhưng người chuyên chở chưa chắc là MTO. điều quan trọng ở đây chính là dù MTO có là người chuyên chở hàng hoá hay không thì trách nhiệm thực hiện hợp đồng bao giờ cũng phải do MTO đảm nhận, như vậy tinh thần của bản quy tắc này về định nghĩa MTO trong Công ước của Liên hợp quốc là không có gì thay đổi.

Tuy nhiên trong Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT, MTO lại được định nghĩa như sau: “Người kinh doanh vận tải đa phương thức là bất kỳ người nào, nhân danh bản thân mình hoặc thông qua người khác thay mặt mình ký kết một hợp đồng vận tải đa phương thức, chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó với tư cách là một người chủ chứ không phải là một đại lý, hoặc với tư cách thay mặt người gửi hàng hoặc thay mặt những người chuyên chở

tham gia vào các hoạt động thực hiện vận tải đa phương thức”. Đây là bản Hiệp định mà Việt Nam đã dự định tham gia nhằm đáp ứng xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá về kinh tế nói chung và về giao thông vận tải nói riêng. Chính vì vậy, định nghĩa này cũng chính là cơ sở cho định nghĩa về MTO mà Nghị định 125 của Chính phủ về VTĐPT quốc tế quy định.

2.3.2 Các loại MTO

Trên thế giới, do nhu cầu về vận tải ngày càng lớn, kinh doanh VTĐPT đem lại nhiều nguồn lợi cũng như có giá trị vận tải cao, nhiều loại MTO vì đó mà hình thành. Tuy nhiên, tựu trung lại, MTO chủ yếu là hoạt động dưới những dạng sau:

- MTO có tàu (Vessel Operating Multimodal Transport Operator – VO – MTOs) bao gồm các chủ tàu biển, kinh doanh khai thác tàu biển, nhưng mở rộng kinh doanh cả dịch vụ VTĐPT. Các chủ tàu này thường không sở hữu và khai thác các phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt và hàng không mà phải ký hợp đồng để chuyên chở trên các chặng đó nhằm hoàn thành hợp đồng VTĐPT.

- MTO không có tàu (Non Vessel Operating Multimodal Transport Operator – NVO – MTOs) gồm có:

+ Chủ sở hữu một trong các phương tiện vận tải khác không phải tàu biển như ô tô, máy bay, tàu hoả. Họ cung cấp dịch vụ VTĐPT, do đó phải đi thuê các loại phương tiện vận tải nào mà họ không có.

+ Những người kinh doanh dịch vụ liên quan đến vận tải như bốc dỡ, kho hàng, bến bãi.

+ Những người chuyên chở công cộng không có tàu, những người này không kinh doanh tàu biển nhưng lại cung cấp dịch vụ VTĐPT thường xuyên, kể cả việc gom hàng trên những tuyến đường nhất định, loại MTO này rất phổ biến ở Mỹ.

+ Người giao nhận: hiện nay, người giao nhận có xu thế không chỉ làm đại lý mà còn cung cấp dịch vụ vận tải, đặc biệt là VTĐPT. Phương thức này

thích hợp với các nước đang phát triển như Việt Nam vì không đòi hỏi phải

tập trung một lượng vốn lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như các trang thiết bị hiện đại phục vụ trong chuyên chở hàng hoá. Điều này cũng có nghĩa là khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng sẽ được tăng lên do có thể tập trung nguồn vốn và thời gian thực hiện các dịch vụ vận tải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4 CHỨNG TỪ VTĐPT:

2.4.1 Định nghĩa về chứng từ VTĐPT:

Sau khi nhận hàng để chở, trách nhiệm của người điều kiện VTĐPT theo yêu cầu của người gửi hàng cấp cho họ một bộ chứng từ VTĐPT ở dạng lưu thông được hoặc không lưu thông được. Vì vậy, một vấn đề hết sức quan trọng trong VTĐPT chính là chứng từ VTĐPT. Trong tất cả các văn bản pháp lý có liên quan đều có đề cập rất chi tiết đến vấn đề này, và tinh thần của tất cả các văn bản đó là phải tạo điều kiện để đơn giản hóa chứng từ, tạo thuận lợi về thủ tục hải quan. Định nghĩa về chứng từ VTĐPT trong Công ước của Liên hợp quốc được trình bày như sau:”chứng từ VTĐPT là một chứng từ

làm bằng chứng cho một hợp đồng vận tải đa phương thức, cho việc nhận

hàng để chở của người kinh doanh vận tải đa phương thức và cam kết của

anh ta giao hàng theo đúng những điều khoản của hợp đồng”.

Khác với Công ước của Liên hợp quốc, quy tắc của UNTAD/ICC quy định chứng từ VTĐPT như sau:”chứng từ VTĐPT là chứng từ chứng minh cho một hợp đồng VTĐPT và có thể được thay thế bởi một thư truyền dữ liệu

điện tử, như luật pháp áp dụng cho phép và có hình thức: a. có thể lưu thông được

b. không thể lưu thông, có ghi rõ tên người nhận.”

Như vậy, theo quy tắc, chứng từ VTĐPT có thể được thay thế bằng một thư truyền dữ liệu điện tử- một phương tiện thông tin hiện đại ngày nay, có thể được lưu thông hoặc không thể lưu thông, có ghi rõ họ tên người nhận. Với định nghĩa này, việc sử dụng chứng từ VTĐPT được đơn giản hoá và thuận lợi hơn rất nhiều, mặt khác lại đảm bảo về mặt lợi ích của VTĐPT là tiết kiệm và hiệu quả cả về mặt kinh tế và về mặt dịch vụ vận tải, nó giúp cho quá trình ký kết diễn ra nhanh hơn với chi phí thấp hơn, đem lại lợi nhuận nhanh hơn các phương tiện vận tải khác.

Hiệp định khung ASEAN quy định chứng từ vận tải cũng trên cơ sở hai văn bản pháp lý trên “chứng từ vận tải đa phương thức là một chứng từ làm bằng chứng của một hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng và cam kết giao hàng đó theo đúng các điều khoản của hợp đồng đã ký kết”.

Điều mà cả ba văn bản pháp lý trên có điểm tương đồng là ở hình thức của chứng từ VTĐPT. Cả ba đều khẳng định sự lưu thông được của chứng từ VTĐPT là phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ nó được lập theo lệnh hay cho người cầm chứng từ;

+ nếu được lập theo lệnh, nó sẽ chuyển nhượng được bằng ký hậu;

+ nếu lập cho người cầm chứng từ, nó chuyển nhượng được mà không cần ký hậu;

+ nếu cấp một bộ nhiều bản gốc phải ghi rõ số bản gốc trong bộ; + nếu cấp các bản sao, mỗi bản sao sẽ ghi “không lưu thông được”

2.4.2 Nội dung của chứng từ VTĐPT:

Theo điều 8 của Công ước của Liên hợp quốc về VTĐPT, chứng từ VTĐPT nhìn chung có những nội dung sau:

- Tính chất chung của hàng; ký mã hiệu cần thiết để nhận dạng hàng hoá, một sự kê khai rõ ràng về tính chất nguy hiểm của hàng hoá, nếu có, số

kiện, chiếc, trọng lượng cả bì, số lượng, tất cả các chi tiết đó do người gửi hàng cung cấp.

- Tình trạng bên ngoài của hàng hoá;

- Tên và địa điểm kinh doanh chính của người kinh doanh VTĐPT; - Tên người gửi hàng;

- Tên người nhận hàng, nếu được người gửi hàng chỉ định;

- Địa điểm và ngày mà người kinh doanh VTĐPT nhận hàng để chở; - Địa điểm giao hàng;

- Ngày hay thời hạn giao hàng ở địa điểm giao, nếu được thoả thuận rõ ràng giữa các bên;

- Nói rõ chứng từ VTĐPT lưu thông được hay không lưu thông được; - Nơi và ngày cấp chứng từ VTĐPT;

- Chữ ký của người kinh doanh VTĐPT hoặc người được anh ta uỷ quyền;

- Tiền cước cho mỗi phương thức vận tải, nếu có thoả thuận rõ ràng giữa các bên, hoặc tiền cước kể cả loại tiền ở mức người nhận hàng phải trả, hoặc chỉ dẫn nào khác nói lên tiền cước do người nhận hàng trả;

- Hành trình dự kiến, các phương thức vận tải và các địa điểm chuyển tải, nếu đã biết khi cấp chứng từ VTĐPT

- Lời tuyên bố nói về việc áp dụng Công ước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bất cứ chi tiết nào khác mà các bên còn có thể thoả thuận với nhau và ghi vào chứng từ VTĐPT, nếu không trái với pháp luật của nước nơi chứng từ vận tải đa phương thức được cấp;

Mặt khác, việc thiếu một hay nhiều chi tiết nói trên trong chứng từ VTĐPT không ảnh hưởng đến tính chất pháp lý của chứng từ như là một chứng từ VTĐPT miễn là nó đáp ứng được những yêu cầu đề ra.

Có thể nhận thấy rằng, nội dung của chứng từ VTĐPT là một yếu tố hết sức quan trọng. Việc nêu rõ chi tiết về nội dung của chứng từ, kê khai đầy đủ, ghi chép chính xác các nội dung của nó đều hoàn toàn thuộc trách nhiệm

của người kinh doanh VTĐPT. Đồng thời đây cũng chính là một trong những yếu tố gây tranh cãi và phát sinh tranh chấp nhiều nhất giữa các chủ thể của hợp đồng vận tải.

2.4.3 Các loại chứng từ VTĐPT

Hiện nay trên thế giới chưa có một mẫu chứng từ chung về VTĐPT do Công ước của Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hoá bằng VTĐPT ký ngày 5 tháng 10 năm 1980 vẫn chưa có hiệu lực. Song dựa vào bản quy tắc về chứng từ VTĐPT của UNTAD/ICC, nhiều tổ chức quốc tế về vận tải, giao nhận cũng đã soạn thảo một số mẫu chứng từ để sử dụng trong kinh doanh. Sau đây là một số mẫu chứng từ VTĐPT thường gặp:

a. Vận đơn FIATA (FIATA Negotiable Multimodal Transport Bill of

Lading - FBL)

Đây là một loại vận đơn đi suốt do Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận FIATA soạn thảo để cho các hội viên của Liên đoàn sử dụng trong kinh doanh VTĐPT. Loại vận đơn này đang được sử dụng rộng rãi. FBL là chứng từ có thể lưu thông và được các ngân hàng chấp nhận thanh toán. FBL có thể dùng trong vận đơn đường biển.

b. Chứng từ vận tải liên hợp (COMBIDOC – Combined transport

document)

Đây là loại chứng từ do BIMCO soạn thảo để cho người kinh doanh

VTĐPT có tàu biển (VO – MTOs )sử dụng. Chứng từ này đã được Phòng

thương mại quốc tế chấp nhận và thông qua.

c. Chứng từ VTĐPT (MULTIDOC – Multimodal Transport Document)

MULTIDOC là loại chứng từ do Hội nghị của Liên hợp quốc về buôn bán và phát triển soạn thảo trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về VTĐPT. Do Công ước chưa có hiệu lực nên chứng từ này hiện nay cũng ít được sử dụng.

d. Chứng từ vừa dùng cho vận tải liên hợp vừa dùng cho vận tải đường biển (Bill of Lading for Combined Transport Shipment or port to port Shipment)

Đây là loại chứng từ do các hãng tàu phát hành để mở rộng kinh doanh sang các phương thức vận tải khác nếu khách hàng cần.

Áp dụng VTĐPT đã cho thấy sự kết hợp đồng đều giữa các khâu trong

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM THÚC đẩy QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG HOÁ GIỮA CHDCND lào và CHXHCN VIỆT NAM (Trang 54)