Động thái chuyển dịch cơ cấu thị trường

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM THÚC đẩy QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG HOÁ GIỮA CHDCND lào và CHXHCN VIỆT NAM (Trang 88 - 92)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG VỀ VTĐPT

3.2 Dự báo về nhu cầu VTĐPT

3.2.2.2 Động thái chuyển dịch cơ cấu thị trường

6T/2003 9775 12153 21928

Nguồn: Niên giám thống kê 1991 – 2001 và Báo cáo thống kê của Bộ thương mại 1995-2002 và sự sưu tầm thêm của người viết.

Trong giai đoạn 1995 – 2002, nhịp tăng trung bình của kim ngạch xuất nhập khẩu là tăng 22,37% còn nhịp tăng GDP trung bình là 7,77%, như vậy tỉ lệ tăng giá trị XNK so với GDP là 2,88 lần. Trong 6 tháng đầu năm 2003, kim ngạch xuất khẩu cũng như nhập khẩu tăng đáng kể, tuy nhiên tốc độ này đang có xu hướng giảm dần so với những năm trước.

3.2.2.2 Động thái chuyn dịch cơ cấu thị trường XNK những năm 1997 2002. 2002.

Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thị trường thế giới có sự cạnh tranh găy gắt, nhưng hoạt động XNK của Việt Nam trong những

năm qua đã thu được kết quả đáng mừng. Năm 1999, xuất khẩu đạt 11,54 tỉ USD, năm 2000 đạt 14,45 tỉ USD và gấp 1,97 lần so với năm 1991.

Cùng với sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, sự chuyển biến tích cực cơ cấu, thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1997- 2000 đã có sự phát triển mở rộng. Cơ cấu của khu vực thị trường và nước bạn hàng đã có những thay đổi lớn, nhưng tới nay, Việt Nam vẫn chủ yếu buôn bán với các nước trong khu vực. Điều này có thể nhận thấy khá rõ trong số liệu bảng dưới đây

Bảng 2. Cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ

1997 – 2002. Đơn vị: % TT Thị trường 1997 1998 1999 2000 2001 2002 CHÂU Á 67,7 72,2 57,7 56 60,5 52,1 1 Đông Nam Á 22 23 21,8 16,9 17,0 14,5 CHÂU ÂU 21,5 21 26,7 23,6 25,3 23,5 2 Tây Bắc Âu 19 18,5 21,9 18,4 20 18,9 3 CHÂU ÚC 2,8 2,2 7,3 7 6,8 8,1 4 CHÂU PHI 0,8 0,8 1,2 0,6 1,1 0,8 CHÂU MỸ 4,48 3,8 6,2 8 9,3 16,3 5 Riêng Hoa Kỳ 3,21 2,8 4,4 7,1 7,1 12,93 TỔNG CỘNG: 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám thống kê 1991 -2001, Thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2002.

Nếu năm 1995, thị trường châu Á chiếm tới 72,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì năm 2000 giảm xuống còn 56%, năm 2002 lên tới 56%. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam phát triển theo hướng mở rộng sang Châu Âu, đặc biệt là Tây Bắc Âu. Thị trường liên bang Nga và các nước Đông Âu khác bắt đầu có những chuyển biến tốt trở lại.

Nếu năm 1991, thị trường Châu Âu mới chỉ chiếm tỉ trọng 9,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì đến năm 2000 đã tăng lên 2,4 lần, đạt tỉ trọng 23,4% và cho đến năm 2002, tỉ trọng này vẫn được giữ nguyên thể hiện mối quan hệ ổn định giữa Việt Nam và Châu Âu. Châu Mỹ và đặc biệt là Hoa Kỳ là một trong những hướng mới của Việt Nam trong việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu. Nếu năm 1995, Châu Mỹ mới chiếm tỉ trọng là 4,33% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì đến năm 2002 con số này đã lên tới 16,3%. Ngoài ra, Châu Phi, Châu Úc cũng là nơi Việt Nam chú ý tới trong lĩnh vực xuất khẩu. Năm 1995, thị trường này mới chỉ chiếm tỉ trọng là 1,04% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng đến năm 2002 đã tăng lên 8,04%.

Đặc điểm và xu hướng chuyển dịch cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1995 đến nay cho thấy: quan hệ buôn bán và phạm vi không gian thị trường xuất khẩu không ngừng mở rộng, Việt Nam không chỉ phát triển thị trường gần mà đã vươn nhanh ra các thị trường xa như Tây Bắc Âu, Bắc Mỹ, châu Úc...

Về cơ cấu thị trường, Việt Nam đã chuyển dần từ chỗ xuất khẩu sang các nước châu Á - Thái Bình Dương là chính đến chỗ xuất khẩu sang các thị trường khác phù hợp với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá nền kinh tế đối ngoại. Trong đó, đáng chú ý là Việt Nam đã củng cố và mở rộng thị trường liên minh Châu Âu (EU), bắt đầu đi vào vào thị trường Bắc Mỹ, Trung Cận đông và Châu Phi. Mặt khác, Việt Nam không chỉ phát triển và mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển mà còn mở rộng xuất khẩu tới toàn bộ các nước công nghiệp phát triển, tới các thị trường được coi là khó tính, khó len chân và có tính cạnh tranh cao. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam có sự chuyển dịch ngay trong cơ cấu các nhóm các nước có nền công nghiệp phát triển.

Cùng với việc mở rộng phạm vi của khu vực thị trường, số nước bạn hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng nhanh kể từ khi nước ta thực hiện

chính sách mở cửa. Năm 1986, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang 34 nước, năm 1990 là 51 nước thì đến năm 2000 tăng lên 106 nước – trong đó có 10 bạn hàng lớn nhất chiếm tỉ trọng trên dưới 67,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam là: Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Singapore, Đài Loan, Mỹ, Đức, Anh, Philipin, Malaysia. Tuy nhiên, danh mục và cơ cấu bạn hàng xuất khẩu của Việt Nam từ 1995-2002 có sự chuyển dịch và thay đổi đáng kể:

Bảng 3. Mười nước bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam từ 1995- 2002 (thứ tự theo tỉ lệ % Tổng kim ngạch XNK)

1995 2000 2002

Tên nước T.trọng% Tên nước T.trọng% Tên nước T.trọng % Nhật Bản 26,81 Nhật Bản 21,31 Nhật Bản 14,6 Singapo 13,65 Trung Quốc 15,37 Mỹ 14,49 Đài Loan 8,06 Úc 6,77 Trung Quốc 8,95 Trung Quốc 6,64 Singapo 5,23 Úc 7,96 Hồng Kông 4,71 Đài Loan 4,99 Singapo 5,75 Hàn Quốc 4,31 Mỹ 3,65 Đài Loan 4,86 Đức 4,00 Đức 3,43 Đức 4,32 Mỹ 3,11 Anh 3,32 Anh 3,42 Pháp 3,10 Philipin 1,78 Hàn Quốc 2,79 Thái Lan 1,85 Malaysia 1,38 Pháp 2,62

Tổng 1-10 75,24 Tổng 1-10 67,2 Tổng 1-10 69,7 Nguồn: Thống kê của Bộ Thương mại

năm 1995 - 2002.

Qua bảng biểu trên, có thể thấy tổng tỉ trọng trong kim ngạch xuất khẩu sang 10 nước bạn hàng lớn nhất trong 7 năm qua không có sự thay đổi nhiều mặc dù so với năm 1991 chiếm 89,46% tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2002 chỉ còn 69,7%. Đối với Nhật Bản, bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt

Nam trong nhiều năm qua – tuy có số lượng giá trị tuyệt đối tăng lên liên tục trong những năm qua nhưng trong 3 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu đã có xu hướng giảm: năm 2000 đạt 2621.7 triệu USD, năm 2001 đạt 2510 triệu USD và năm 2002 đạt 2438 triệu USD tuy nhiên vẫn là nước đứng đầu trong 10 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thực tế, những con số nêu trên phản ánh xu hướng phi tập trung về năng lực xuất khẩu của Việt Nam, hệ quả đối ngẫu là năng lực xuất khẩu của Việt Nam đang mở rộng theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá, tính chất khu vực đã giảm xuống. Điểm đáng chú ý là Hoa Kỳ tuy mới có quan hệ buôn bán với Việt Nam, nhưng từ sau 1995, Hoa Kỳ đã trở thành một trong 10 nước bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, năm 2000 đứng ở vị trí thứ 6 và đến năm 2002 đã đứng thứ 2 sau Nhật Bản với tỉ trọng là 14,49%. Nếu như những năm đầu sự có mặt của các nước ASEAN có một vai trò rất lớn trong số những nước xuất khẩu lớn của Việt Nam thì đến nay, điều đó đã không còn nữa. Trung Quốc từ vị trí thứ 7 từ năm 1991, dần lên thứ 4 năm 1995, thứ 3 vào năm

2002.Tỷ trọng xuất khẩu sang các nước khối ASEAN tuy có xu hướng tăng

chậm dần. Trong 10 nước bạn hàng xuất khẩu lớn nhất thì khối ASEAN hiện nay chỉ còn một nước duy nhất, đó là Singapore.

Sự biến đổi về cơ cấu bạn hàng của Việt Nam mấy năm qua là minh chứng cho sự chi phối của quy luật lợi thế so sánh trong buôn bán quốc tế, nó phá vỡ mọi sự ngăn cách về trình độ phát triển và không gian địa lý. Vai trò của thị trường gần đã giảm xuống một cách tương đối. Còn các thị trường xa, đặc biệt là các thị trường ở các nước phát triển như Tây Âu, Bắc Mỹ đã tăng lên, mở ra cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời tạo tiền đề để Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu máy móc và thiết bị hiện đại từ các khu vực có nền công nghệ nguồn.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM THÚC đẩy QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG HOÁ GIỮA CHDCND lào và CHXHCN VIỆT NAM (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)