Cơ sở khoa học của dự báo

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM THÚC đẩy QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG HOÁ GIỮA CHDCND lào và CHXHCN VIỆT NAM (Trang 87)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG VỀ VTĐPT

3.2 Dự báo về nhu cầu VTĐPT

3.2.2 Cơ sở khoa học của dự báo

3.2.2.1 Thị trường và bn hàng xut nhp khu:

Tư tưởng cốt lõi của chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu là lấy nhu cầu thị trường thế giới làm mục tiêu cho nền sản xuất trong nước; là cải tạo và chuyển dịch nền kinh tế quốc gia sao cho thích ứng với những đòi hỏi của thị trường thế giới; là đặt nền kinh tế quốc gia trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhằm phát huy lợi thế so sánh quốc gia.

Chiến lược hướng về xuất khẩu đòi hỏi việc tăng kim ngạch xuất khẩu phải nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế. Đồng thời quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia phải trên cơ sở và gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu thị trường và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Theo đó thì việc nghiên cứu

hình thành thị trường xuất khẩu của Việt Nam trở nên cấp bách. Trước hết là xác định động thái và xu hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu từ năm 1995 đến nay.

Bảng 1. Tổng giá trị XNK giai đoạn 1995 – 2003

Đơn vị: triệu USD

Năm X.khẩu T.trưởng N.khẩu T.trưởng Tổng T.trưởng

1995 5448,9 34,40 8155,4 39,99 13604,3 37,69 1996 7255,9 33,16 11143,6 36,64 18399,5 35,25 1997 9185,0 26,59 11592,3 4,03 20777,3 12,92 1998 9360,3 1,91 11499,6 -0,80 20859,9 0,40 1999 11540 23,29 11742 1,06 23162 11,04 2000 14454 23,99 15638 30,79 29508 27,40 2001 15100 4,47 16010 2,31 31110 5,40 2002 16706 11,2 19733 22,1 36439 17,13 6T/2003 9775 12153 21928

Nguồn: Niên giám thống kê 1991 – 2001 và Báo cáo thống kê của Bộ thương mại 1995-2002 và sự sưu tầm thêm của người viết.

Trong giai đoạn 1995 – 2002, nhịp tăng trung bình của kim ngạch xuất nhập khẩu là tăng 22,37% còn nhịp tăng GDP trung bình là 7,77%, như vậy tỉ lệ tăng giá trị XNK so với GDP là 2,88 lần. Trong 6 tháng đầu năm 2003, kim ngạch xuất khẩu cũng như nhập khẩu tăng đáng kể, tuy nhiên tốc độ này đang có xu hướng giảm dần so với những năm trước.

3.2.2.2 Động thái chuyn dịch cơ cấu thị trường XNK những năm 1997 2002. 2002.

Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thị trường thế giới có sự cạnh tranh găy gắt, nhưng hoạt động XNK của Việt Nam trong những

năm qua đã thu được kết quả đáng mừng. Năm 1999, xuất khẩu đạt 11,54 tỉ USD, năm 2000 đạt 14,45 tỉ USD và gấp 1,97 lần so với năm 1991.

Cùng với sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, sự chuyển biến tích cực cơ cấu, thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1997- 2000 đã có sự phát triển mở rộng. Cơ cấu của khu vực thị trường và nước bạn hàng đã có những thay đổi lớn, nhưng tới nay, Việt Nam vẫn chủ yếu buôn bán với các nước trong khu vực. Điều này có thể nhận thấy khá rõ trong số liệu bảng dưới đây

Bảng 2. Cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ

1997 – 2002. Đơn vị: % TT Thị trường 1997 1998 1999 2000 2001 2002 CHÂU Á 67,7 72,2 57,7 56 60,5 52,1 1 Đông Nam Á 22 23 21,8 16,9 17,0 14,5 CHÂU ÂU 21,5 21 26,7 23,6 25,3 23,5 2 Tây Bắc Âu 19 18,5 21,9 18,4 20 18,9 3 CHÂU ÚC 2,8 2,2 7,3 7 6,8 8,1 4 CHÂU PHI 0,8 0,8 1,2 0,6 1,1 0,8 CHÂU MỸ 4,48 3,8 6,2 8 9,3 16,3 5 Riêng Hoa Kỳ 3,21 2,8 4,4 7,1 7,1 12,93 TỔNG CỘNG: 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám thống kê 1991 -2001, Thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2002.

Nếu năm 1995, thị trường châu Á chiếm tới 72,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì năm 2000 giảm xuống còn 56%, năm 2002 lên tới 56%. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam phát triển theo hướng mở rộng sang Châu Âu, đặc biệt là Tây Bắc Âu. Thị trường liên bang Nga và các nước Đông Âu khác bắt đầu có những chuyển biến tốt trở lại.

Nếu năm 1991, thị trường Châu Âu mới chỉ chiếm tỉ trọng 9,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì đến năm 2000 đã tăng lên 2,4 lần, đạt tỉ trọng 23,4% và cho đến năm 2002, tỉ trọng này vẫn được giữ nguyên thể hiện mối quan hệ ổn định giữa Việt Nam và Châu Âu. Châu Mỹ và đặc biệt là Hoa Kỳ là một trong những hướng mới của Việt Nam trong việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu. Nếu năm 1995, Châu Mỹ mới chiếm tỉ trọng là 4,33% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì đến năm 2002 con số này đã lên tới 16,3%. Ngoài ra, Châu Phi, Châu Úc cũng là nơi Việt Nam chú ý tới trong lĩnh vực xuất khẩu. Năm 1995, thị trường này mới chỉ chiếm tỉ trọng là 1,04% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng đến năm 2002 đã tăng lên 8,04%.

Đặc điểm và xu hướng chuyển dịch cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1995 đến nay cho thấy: quan hệ buôn bán và phạm vi không gian thị trường xuất khẩu không ngừng mở rộng, Việt Nam không chỉ phát triển thị trường gần mà đã vươn nhanh ra các thị trường xa như Tây Bắc Âu, Bắc Mỹ, châu Úc...

Về cơ cấu thị trường, Việt Nam đã chuyển dần từ chỗ xuất khẩu sang các nước châu Á - Thái Bình Dương là chính đến chỗ xuất khẩu sang các thị trường khác phù hợp với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá nền kinh tế đối ngoại. Trong đó, đáng chú ý là Việt Nam đã củng cố và mở rộng thị trường liên minh Châu Âu (EU), bắt đầu đi vào vào thị trường Bắc Mỹ, Trung Cận đông và Châu Phi. Mặt khác, Việt Nam không chỉ phát triển và mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển mà còn mở rộng xuất khẩu tới toàn bộ các nước công nghiệp phát triển, tới các thị trường được coi là khó tính, khó len chân và có tính cạnh tranh cao. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam có sự chuyển dịch ngay trong cơ cấu các nhóm các nước có nền công nghiệp phát triển.

Cùng với việc mở rộng phạm vi của khu vực thị trường, số nước bạn hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng nhanh kể từ khi nước ta thực hiện

chính sách mở cửa. Năm 1986, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang 34 nước, năm 1990 là 51 nước thì đến năm 2000 tăng lên 106 nước – trong đó có 10 bạn hàng lớn nhất chiếm tỉ trọng trên dưới 67,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam là: Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Singapore, Đài Loan, Mỹ, Đức, Anh, Philipin, Malaysia. Tuy nhiên, danh mục và cơ cấu bạn hàng xuất khẩu của Việt Nam từ 1995-2002 có sự chuyển dịch và thay đổi đáng kể:

Bảng 3. Mười nước bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam từ 1995- 2002 (thứ tự theo tỉ lệ % Tổng kim ngạch XNK)

1995 2000 2002

Tên nước T.trọng% Tên nước T.trọng% Tên nước T.trọng % Nhật Bản 26,81 Nhật Bản 21,31 Nhật Bản 14,6 Singapo 13,65 Trung Quốc 15,37 Mỹ 14,49 Đài Loan 8,06 Úc 6,77 Trung Quốc 8,95 Trung Quốc 6,64 Singapo 5,23 Úc 7,96 Hồng Kông 4,71 Đài Loan 4,99 Singapo 5,75 Hàn Quốc 4,31 Mỹ 3,65 Đài Loan 4,86 Đức 4,00 Đức 3,43 Đức 4,32 Mỹ 3,11 Anh 3,32 Anh 3,42 Pháp 3,10 Philipin 1,78 Hàn Quốc 2,79 Thái Lan 1,85 Malaysia 1,38 Pháp 2,62

Tổng 1-10 75,24 Tổng 1-10 67,2 Tổng 1-10 69,7 Nguồn: Thống kê của Bộ Thương mại

năm 1995 - 2002.

Qua bảng biểu trên, có thể thấy tổng tỉ trọng trong kim ngạch xuất khẩu sang 10 nước bạn hàng lớn nhất trong 7 năm qua không có sự thay đổi nhiều mặc dù so với năm 1991 chiếm 89,46% tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2002 chỉ còn 69,7%. Đối với Nhật Bản, bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt

Nam trong nhiều năm qua – tuy có số lượng giá trị tuyệt đối tăng lên liên tục trong những năm qua nhưng trong 3 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu đã có xu hướng giảm: năm 2000 đạt 2621.7 triệu USD, năm 2001 đạt 2510 triệu USD và năm 2002 đạt 2438 triệu USD tuy nhiên vẫn là nước đứng đầu trong 10 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thực tế, những con số nêu trên phản ánh xu hướng phi tập trung về năng lực xuất khẩu của Việt Nam, hệ quả đối ngẫu là năng lực xuất khẩu của Việt Nam đang mở rộng theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá, tính chất khu vực đã giảm xuống. Điểm đáng chú ý là Hoa Kỳ tuy mới có quan hệ buôn bán với Việt Nam, nhưng từ sau 1995, Hoa Kỳ đã trở thành một trong 10 nước bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, năm 2000 đứng ở vị trí thứ 6 và đến năm 2002 đã đứng thứ 2 sau Nhật Bản với tỉ trọng là 14,49%. Nếu như những năm đầu sự có mặt của các nước ASEAN có một vai trò rất lớn trong số những nước xuất khẩu lớn của Việt Nam thì đến nay, điều đó đã không còn nữa. Trung Quốc từ vị trí thứ 7 từ năm 1991, dần lên thứ 4 năm 1995, thứ 3 vào năm

2002.Tỷ trọng xuất khẩu sang các nước khối ASEAN tuy có xu hướng tăng

chậm dần. Trong 10 nước bạn hàng xuất khẩu lớn nhất thì khối ASEAN hiện nay chỉ còn một nước duy nhất, đó là Singapore.

Sự biến đổi về cơ cấu bạn hàng của Việt Nam mấy năm qua là minh chứng cho sự chi phối của quy luật lợi thế so sánh trong buôn bán quốc tế, nó phá vỡ mọi sự ngăn cách về trình độ phát triển và không gian địa lý. Vai trò của thị trường gần đã giảm xuống một cách tương đối. Còn các thị trường xa, đặc biệt là các thị trường ở các nước phát triển như Tây Âu, Bắc Mỹ đã tăng lên, mở ra cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời tạo tiền đề để Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu máy móc và thiết bị hiện đại từ các khu vực có nền công nghệ nguồn.

3.2.3 Kết quả dự báo về thị trường vận tải và nhu cầu VTĐPT đến năm

Từ những cơ sở khoa học của dự báo về tình hình XNK, bạn hàng, những động thái chuyển dịch cơ cấu thị trường XNK của Việt Nam trong những năm gần đây, có thể nói, Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh trên thị trường thế giới với một lượng hàng xuất khẩu ngày càng tăng cũng như các mối quan hệ buôn bán ngày càng nhiều với các nước trong khu vực. Để đẩy mạnh xu hướng này, mặt khác, giúp nền kinh tế đất nước thực hiện công cuộc tự do hoá thương mại trên toàn cầu, vai trò của ngành vận tải ngày càng tỏ ra quan trọng. Chính vì vậy, để làm tốt vai trò của vận tải nói chung và hình thức VTĐPT nói riêng, việc dự báo về khối lượng hàng hoá chuyên chở bằng VTĐPT trong thời gian tới là một việc làm vô cùng cần thiết.

Bảng 4. Dự báo khối lượng hàng Container giai đoạn 2001 – 2020

Đơn vị: 1000 TEU

Năm Khối lượng Nhịp độ tăng (%)

2001 1343

2005 2040 10.1

2010 3420 10.1

2015 5220 8.82

2020 8000 8.82

Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ GTVT, tài liệu năm 2002.

VTĐPT phát triển với hạt nhân là Container, chính vì vậy, dự báo về khối lượng hàng hoá chuyên chở bằng VTĐPT chính là dự báo lượng Container. Theo như bảng dự báo trên, lượng Container sẽ chuyên chở trong những năm tới tăng 10,1% trong giai đoạn đến năm 2005 và 2010, gấp 1,14 lần tốc độ tăng trưởng GDP và giai đoạn 2010 – 2020 là 8,82%, gấp 1,07 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Như vậy, tiềm năng về vận chuyển hàng hoá bằng Container là rất lớn, đồng thời VTĐPT cũng sẽ tăng mạnh trong 15 năm

tới. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành vận tải Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Bảng 5. Dự báo lượng Container tại một số cảng chính

Đơn vị: 1000 TEU

TT Tên cảng 2005 2010 2015 2020

1 Hải Phòng 430 600 883 1300

2 Cái Lân 40 250 456 830

3 Đà Nẵng & Liên Chiểu 50 110 217 430

4 Quy Nhơn 25 60 85 120

5 Cụm cảng TP HCM 1450 2150 2801 3650

6 Vũng Tàu & Đồng Nai 25 200 548 1500

7 Cần Thơ 10 20 32 50

8 Cảng khác 20 50 80

Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ GTVT, tài liệu năm 2002.

Do cụm cảng TP Hồ Chí Minh hiện nay đã được đầu tư và nâng cấp các cơ sở hạ tầng cần thiết nên lượng Container tại cụm cảng này được dự báo là tăng nhanh trong những năm tới (lượng Container dự báo của năm 2020 sẽ tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005) và trở thành trung tâm cảng trung chuyển quan trọng nhất của đất nước.

Về mặt khu vực, lượng Container ra vào cũng có sự chênh lệch đáng kể: miền Trung thấp nhất, chiếm 4% tổng lượng Container chuyên chở của cả nước, miền Nam cao nhất chiếm tới 73%, miền Bắc 23%. Tuy nhiên, trong tương lai, tỉ lệ này dần được rút ngắn lại. Các cảng miền Trung, nơi có khí hậu và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhất nước cũng sẽ được tăng cường đầu tư về mặt cơ sở hạ tầng và các thiết bị cần thiết để đảm bảo đáp ứng được lượng hàng hoá vận chuyển ngày càng tăng của cả nước. Nhìn vào bảng dự báo, ta có thể thấy tương lai, nhu cầu về VTĐPT ngày càng tăng và sẽ là một

trong những hình thức vận tải được áp dụng nhiều nhất trong thời gian tới tại Việt Nam.

Bảng 6. Dự báo lượng Container của Việt Nam theo khu vực Tổng số Khu vực Năm Khối lượng (1000 TEU) Tỷ lệ (%) Các cảng miền Bắc 2005 2010 2020 469 855 2149 23 25 27 Các cảng miền Trung 2005 2010 2020 82 171 557 4 5 7 Các cảng miền Nam 2005 2010 2020 1489 2394 5254 73 70 66 Cả nước 2005 2010 2020 2040 3420 7960 100 100 100

Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ GTVT, tài liệu năm 2002.

3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VTĐPT Ở VIỆT NAM

Như đã nói ở trên, VTĐPT không còn là một hình thức mới mẻ đối với Việt Nam. Việc phát triển hình thức này là một yếu tố tất yếu để cho thương mại Việt Nam phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực. Chương trình hành động của Bộ GTVT thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ

IX của Đảng, giai đoạn 2001-2005, đã nêu rõ trong mục tiêu chung là:”tích cực thực hiện các công nghệ vận tải tiên tiến” và trong giải pháp thực hiện có nêu rõ :”Cùng với việc phát triển kết cấu hạ tầng GTVT đi trước một bước, cần chú trọng các lĩnh vực có tính mũi nhọn như: công nghệ vận tải biển bao gồm phát triển và trẻ hoá đội tàu, công nghệ bốc xếp, VTĐPT ...”

Việc phát triển VTĐPT ở nước ta sắp tới là phải nắm vững nội dung và luật lệ về công nghệ VTĐPT, đẩy nhanh việc áp dụng và thực hiện VTĐPT (cả ở trong nước và quốc tế ), phục vụ kịp thời và có hiệu quả công tác xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, phấn đấu trở thành một trung tâm phát triển trong khu vực về VTĐPT.

Xuất phát từ cơ sở vật chất và vị trí địa lý của Việt Nam trong mối quan hệ với khu vực và thế giới, mô hình VTĐPT của Việt Nam trong thời gian tới bao gồm:

- Xây dựng mối liên kết giữa các phương thức vận tải để thiết lập VTĐPT - Xây dựng khu vực phát triển VTĐPT.

3.3.1 Xây dựng mối liên kết giữa các phương thức vận tải để thiết lập

VTĐPT

Lấy vận tải biển là trung tâm, kết hợp với các phát triển vận tải khác để tạo nên mô hình VTĐPT của nước ta với hàng Container là chính.

- Mô hình đường biển - đường bộ: đây là mô hình VTĐPT quốc tế hiệu qủa nhất của Việt Nam, vì trên 95% hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam là bằng đường biển. Các cảng biển của nước ta đều nối với đường bộ. Đường bộ thuận lợi cho việc đưa hàng trực tiếp tới “kho” của người tiêu dùng. Hiện

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM THÚC đẩy QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG HOÁ GIỮA CHDCND lào và CHXHCN VIỆT NAM (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)