Xu thế phát triển công nghệ VTĐPT trên thế giới

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM THÚC đẩy QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG HOÁ GIỮA CHDCND lào và CHXHCN VIỆT NAM (Trang 82 - 87)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG VỀ VTĐPT

3.2 Dự báo về nhu cầu VTĐPT

3.2.1 Xu thế phát triển công nghệ VTĐPT trên thế giới

Hiện nay, để phát triển VTĐPT ở Việt Nam cần phải chú ý tới rất nhiều yếu tố, bao gồm những yếu tố tác động từ bên ngoài như: nhu cầu vận tải trên thế giới, xu hướng phát triển công nghệ vận tải, các điều kiện về thương mại và luật pháp quốc tế.... và những điều kiện thuộc nội lực bên trong như: tình hình hoạt động dịch vụ VTĐPT Việt Nam, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực GTVT... Vì vậy, tìm hiểu về công nghệ vận tải trên thế giới là một trong những biện pháp đẩy mạnh công nghệ VTĐPT ở Việt Nam nói riêng và lĩnh vực giao nhận vận tải nói chung.

Ngày nay với mức độ phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, sản xuất chuyên môn hoá cao, hàng hoá có thể tập trung ở một phần của thế giới trong khi những người sử dụng thì lại ở phần bên kia. Thực tế này của nền kinh tế thế giới đã làm gia tăng đáng kể các hoạt động thương

mại quốc tế, đồng thời giúp cho người tiêu dùng có được hàng hoá rẻ hơn nhờ quá trình thương mại hoá toàn cầu. Cũng chính vì vậy, nhu cầu về khối lượng hàng hoá vận chuyển ngày càng tăng, dẫn đến việc tập trung luồng hàng, sử dụng tàu có kích thước lớn hơn, thời gian quay vòng khai thác tàu ngắn hơn. Nhu cầu về vận tải tăng đã thúc đẩy các nhà doanh nghiệp đẩy mạnh công tác đầu tư, nghiên cứu để có được những con tàu tối tân nhất với sức chứa ngày một lớn, những trang thiết bị xếp dỡ, tàu kéo... hiện đại nhằm đảm bảo về lợi nhuận kinh doanh. Xu thế về công nghệ vận tải trên thế giới ngày càng có

những đặc điểm rõ nét và đã chứng minh tầm ảnh hưởng của nó tới vận tải

trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có những xu hướng chính sau:

Người kinh doanh dch v vn ti không chỉ là người vn chuyn

đơn thuần mà còn là người tham gia cùng với người sn xut .

Liên kết kinh tế khu vực và thế giới tác động mạnh mẽ đến sự phát triển công nghệ vận tải, sự phát triển thương mại và hệ thống cung cầu dịch vụ trong nganh vận tải trên toàn thế giới, làm biến đổi nhanh về số lượng và chất lượng của chúng. Quy luật cung cầu luôn luôn chứng tỏ tầm đúng đắn và quan trọng của nó đối với nền kinh tế và cung cầu luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước đây, vai trò của cung luôn đặt lên hàng đầu do sự khan hiếm của hàng hoá và thị hiếu của người dân vẫn còn đơn giản. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, tình hình đã có sự thay đổi. Trong dây chuyền phân phối hàng hoá, vai trò quan trọng hàng đầu đã được chuyển từ cung sang cầu.

Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, bao giờ người sản xuất cũng

phải có một giai đoạn là tìm hiểu thị trường, phải tự mình đi tìm những câu

trả lời cho các câu hỏi như: khách hàng hoặc đối tượng tiêu thụ sản phẩm của họ là ai? Những người nào là đối thủ cạnh tranh của họ? Và mình sẽ cần phải sản xuất cái gì? Trong lĩnh vực vận tải, người kinh doanh dịch vụ vận tải hiện nay cũng đã thực hiện những giai đoạn và công việc như vậy, từ đó có được một câu trả lời cho chính mình cũng như đã thay đổi những gì vốn là quen thuộc đối với các doanh nghiệp vận tải trước kia. Người kinh doanh dịch vụ

vận tải không chỉ đơn thuần là người vận chuyển nữa, họ tham gia cùng với người sản xuất, đảm nhiệm thêm các khâu liên quan đến sản xuất, gia công, chế biến, lắp ráp, đóng gói, gom hàng, lưu kho và giao nhận. Hoạt động vận tải thuần tuý đang dần dần chuyển sang hoạt động tổ chức toàn bộ dây chuyền phân phối vật chất và trở thành một bộ phận khăng khít trong chuỗi mắt xích cung – cầu. Xu hướng đó không những đòi hỏi phải kết nối liên hoàn tất cả các phương thức vận tải, mà còn đòi hỏi phải kiểm soát được toàn bộ các dòng tài chính, dòng thông tin và dòng hàng hoá để đáp ứng yêu cầu của thương mại quốc tế hiện nay. Chỉ khi tối ưu hoá được toàn bộ quá trình này thì mới giải quyết được vấn đề của thực tế đặt ra là vừa làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, vừa làm tăng lợi nhuận cho các đại lý vận tải. Từ khái niệm kinh tế vận tải đã xuất hiện thêm khái niệm

quản lý hậu cần hay quản lý tiếp vận (Logisties Management).

Từ vận tải đơn phương thức, vận tải từng chặng, vận tải liên hợp... đã hình thành VTĐPT và công nghệ vận tải mới, vận tải và tiếp vận(Transport and Logistics). Có thể thấy rõ xu hướng phát triển công nghệ vận tải theo bảng dưới đây:

Sơ đồ 3. Xu hướng phát triển công nghệ vận tải. Vận tải viễn dương, Vận tải ven biển, Vận tải trên bộ

Vận tải đa phương thức “door to door”

Sơ đồ 4. Xu hướng sử dụng tàu cỡ lớn trong vận tải hàng Container đường biển Trước 1996 Từ 1996 Hiện nay

Đang nghiên cứu để đóng tàu Container thế hệ mới

Xu hướng m rộng VTĐPT

Công nghệ vận tải ngày càng phát triển dẫn đến những nhu cầu về vận chuyển hàng hoá ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Và VTĐPT chính là một hình thức ngày càng mang lại hiệu quả cao và đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu vận chuyển quốc tế đó.

Hiện nay, trên thế giới, phần lớn thị trường VTĐPT quốc tế do các nhà kinh doanh VTĐPT ở các nước phát triển nắm giữ vì họ có nguồn lực mạnh để tổ chức, thực hiện quá trình vận tải “toàn cầu”; có đội ngũ tàu biển lớn, có

Sự phát triển các tàu chở Container

Các tàu chở Container tuyến feeder 500-1000 TEU Các tàu Container tuyến Viễn dương 3000 TEU – 4000 TEU 6000 TEU – 7000 TEU 8000 TEU 15000 TEU

mạng lưới đại lý, đại diện ở các đầu mối và các khu vực trên tuyến thương mại quốc tế.

Ở Châu Âu, nơi phát triển VTĐPT đã đạt tới đỉnh cao, có 20.000 nhà

kinh doanh giao nhận, trong đó có một số hãng toàn cầu như: Danzas, Panalpina, Schenker – BTL, Geodis và SDV. Các hãng này đã trưởng thành từ các nhà giao nhận thông thường, đến nay là các hãng cung cấp dịch vụ Logistics có quy mô lớn và chất lượng cao, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu khắp nơi trên thế giới.

Các nước thành viên ESCAP khai thác hơn 40% đội tàu biển thế giới, trong đó có 9 trong số 20 hãng vận tải biển hàng đầu thế giới, có các tuyến đường biển chính, 10 cảng sôi động nhất thế giới, đang khai thác mạng lưới đường bộ xuyên Á nối với Châu Âu. Các nhà kinh doanh VTĐPT trong vùng ESCAP cũng đã tham gia vào việc cung cấp quản lý toàn bộ chuỗi cung cầu và dịch vụ Logistics.

Xu hướng các nước đang phát triển đã đẩy mạnh và tăng cường hp tác vi nhau trong lĩnh vực giao thông vn ti.

Mục tiêu chủ yếu của chương trình hợp tác về GTVT của các nước ASEAN là xây dựng chiến lược phát triển GTVT một cách linh hoạt và hiện thực đối với cả kết cấu hạ tầng và các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tăng không ngừng của giao lưu kinh tế, thương mại và du lịch. Định hướng trong chính sách hợp tác GTVT của các nước ASEAN này là :

- Mở rộng GTVT bằng việc cung cấp kết cấu hạ tầng có chất lượng và hiệu quả;

- Củng cố năng lực cạnh tranh của các nước ASEAN trong kinh tế toàn cầu, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ liên kết khu vực và hỗ trợ phát triển kinh tế quốc dân trong các nước thành viên;

- Khuyến khích các nước thành viên phát triển mạng lưới GTVT thành một hệ thống liên kết hơn;

- Đảm bảo chiến lược lâu dài bằng cách tiếp cận mới như ổn định chính sách, có trách nhiệm đối với nhu cầu của người sử dụng và người cung cấp dịch vụ, tăng vai trò của khu vực tư nhân, hoàn trả chi phí và ổn định môi trường;

- Ưu tiên cho các biện pháp tạo thuận lợi và phối hợp dựa trên cơ sở sử dụng hiệu quả kết cấu hạ tầng và phương tiện hiện có, ưu tiên cho các dự án đầu tư nước ngoài đem lại sự phát triển tiểu vùng và những tuyến qua biên giới;

- Thống nhất các tiêu chuẩn và chỉ tiêu kế hoạch đánh giá dự án giữa các nước thành viên.

Trên thực tế, các nước ASEAN đã thể hiện quyết tâm cao để hướng tới đạt được một khu vực mậu dịch tự do hoàn toàn. Các nước đã hợp tác tích cực trong lĩnh vực GTVT ngay từ những ngày đầu thành lập (năm 1967). Từ đó đến nay, các nước trong khu vực đã ký kết nhiều Hiệp định về GTVT. Các hiệp định này có liên quan và tạo điều kiện thuận lợi cho VTĐPT giữa các nước thành viên với nhau và với các nước thứ ba.

Có thể nói, xu hướng này là một yếu tố quan trọng, liên quan và ảnh hưởng rất lớn tới VTĐPT của Việt Nam.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM THÚC đẩy QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG HOÁ GIỮA CHDCND lào và CHXHCN VIỆT NAM (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)