Xây dựng khu vực phát triển VTĐPT

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM THÚC đẩy QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG HOÁ GIỮA CHDCND lào và CHXHCN VIỆT NAM (Trang 98 - 99)

Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam từ nay đến năm 2010; chương trình hợp tác phát triển ASEAN – Mêkông và Tiểu vùng Mêkông mở rộng trên cơ sở đề xuất mô hình phát triển VTĐPT của Việt Nam trên đây, về vấn đề xây dựng các khu vực phát triển VTĐPT ở Việt Nam như sau:

- Hành lang VTĐPT Hà Nội – Hi Phòng – Côn Minh (Trung Quc):

Khu vực VTĐPT nàyphục vụ cho phát triển VTĐPT ở miền Bắc Việt Nam và vùng phía Nam Trung Quốc, với việc áp dụng mô hình đường biển - đường bộ hoặc đường sắt - đường bộ - đường biển hoặc đường sắt - đường biển hoặc đường sông - đường biển. Đây là khu vực tiềm năng cho việc phát triển VTĐPT của Việt Nam.

- Hành lang VTĐPT Hồ Chí Minh - đồng bng sông Cu Long:

Khu vực VTĐPT này phục vụ cho việc phát triển VTĐPT thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh - đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia. Đây

là khu vực có nhiều thuận lợi có cảng Sài Gòn, cảng Cần Thơ nối liền với cảng Phnômpênh qua hệ thống sông Mêkông cùng với việc áp dụng các mô hình VTĐPT đường biển - đường bộ hoặc đường biển - đường sông hoặc đường sông - đường bộ. Trong tương lai khi phát triển đường sắt xuyên ASEAN, sẽ phát triển mô hình VTĐPT với sự tham gia của đường sắt. Một khi cảng trung chuyển hoặc cảng cửa ngõ khu vực Vũng Tàu được xây dựng thì đây là khu vực VTĐPT quốc tế đầy tiềm năng. Khu vực VTĐPT này sẽ tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá của Việt Nam và hàng hoá quá cảnh, trung chuyển của Campuchia, nhất là khi hình thành khu vực kinh tế phía Nam Việt Nam – Campuchia và phía Nam Lào.

- Hành lang VTĐPT khu vực min Trung:

Ngoài hành lang VTĐPT tiềm năng nói trên, việc phát triển hành lang VTĐPT miền Trung là rất cần thiết. Hành lang này với trung tâm là cảng Đà Nẵng – Tiên Sa nối liền với Lào và Thái Lan qua hành lang Đông Tây. Khu vực VTĐPT miền Trung phục vụ cho việc giao nhận vận tải khu vực miền Trung Việt Nam và hàng hoá quá cảnh của Lào và Thái Lan. Mô hình VTĐPT đường biển - đường bộ được áp dụng hiệu quả nhất. Trong tương lai, khi hình thành tuyến đường sắt xuyên ASEAN với tuyến đường nhánh Lào – Việt Nam thì việc kết hợp mô hình đường biển - đường bộ - đường sắt là rất thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh và hàng xuất khẩu của Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM THÚC đẩy QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG HOÁ GIỮA CHDCND lào và CHXHCN VIỆT NAM (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)