Định hướng phát triển VTĐPT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM THÚC đẩy QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG HOÁ GIỮA CHDCND lào và CHXHCN VIỆT NAM (Trang 96 - 99)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG VỀ VTĐPT

3.3 Định hướng phát triển VTĐPT ở Việt Nam

Như đã nói ở trên, VTĐPT không còn là một hình thức mới mẻ đối với Việt Nam. Việc phát triển hình thức này là một yếu tố tất yếu để cho thương mại Việt Nam phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực. Chương trình hành động của Bộ GTVT thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ

IX của Đảng, giai đoạn 2001-2005, đã nêu rõ trong mục tiêu chung là:”tích cực thực hiện các công nghệ vận tải tiên tiến” và trong giải pháp thực hiện có nêu rõ :”Cùng với việc phát triển kết cấu hạ tầng GTVT đi trước một bước, cần chú trọng các lĩnh vực có tính mũi nhọn như: công nghệ vận tải biển bao gồm phát triển và trẻ hoá đội tàu, công nghệ bốc xếp, VTĐPT ...”

Việc phát triển VTĐPT ở nước ta sắp tới là phải nắm vững nội dung và luật lệ về công nghệ VTĐPT, đẩy nhanh việc áp dụng và thực hiện VTĐPT (cả ở trong nước và quốc tế ), phục vụ kịp thời và có hiệu quả công tác xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, phấn đấu trở thành một trung tâm phát triển trong khu vực về VTĐPT.

Xuất phát từ cơ sở vật chất và vị trí địa lý của Việt Nam trong mối quan hệ với khu vực và thế giới, mô hình VTĐPT của Việt Nam trong thời gian tới bao gồm:

- Xây dựng mối liên kết giữa các phương thức vận tải để thiết lập VTĐPT - Xây dựng khu vực phát triển VTĐPT.

3.3.1 Xây dựng mối liên kết giữa các phương thức vận tải để thiết lập

VTĐPT

Lấy vận tải biển là trung tâm, kết hợp với các phát triển vận tải khác để tạo nên mô hình VTĐPT của nước ta với hàng Container là chính.

- Mô hình đường biển - đường bộ: đây là mô hình VTĐPT quốc tế hiệu qủa nhất của Việt Nam, vì trên 95% hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam là bằng đường biển. Các cảng biển của nước ta đều nối với đường bộ. Đường bộ thuận lợi cho việc đưa hàng trực tiếp tới “kho” của người tiêu dùng. Hiện nay, chúng ta đang có các cảng chính như Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cái Lân, và trong tương lai là cảng trung chuyển ở khu vực Vũng Tàu hay Vân Phong. Khi hành lang Đông Tây và mạng lưới xuyên Á đi vào hoạt động thì mô hình này phát huy tác dụng trong vận chuyển hàng quá cảnh với Lào và Đông Bắc Thái Lan.

- Mô hình đường sắt - đường bộ - đường biển: đây là mô hình rất khả thi kết hợp tốt giữa đường sắt và đường bộ với đường biển, ngoài tham gia vận chuyển hàng của nước trong, mô hình này rất phù hợp với vận chuyển hàng hoá từ phía Nam Trung Quốc ra cảng Hải Phòng hoặc Cái Lân để đi nước thứ ba và ngược lại. Khối lượng hàng hoá ở đây rất lớn.

- Mô hình đường sắt - đường bộ: kết hợp được hai phương thức trên bộ và dễ kết nối vì hiện nay hệ thống đường sắt của ta đều nối với hệ thống đường bộ quốc gia. Ngoài việc VTĐPT quốc tế hàng hoá cho Việt Nam còn cho Trung Quốc và các nước Lào, Thái Lan và VTĐPT nội địa.

- Mô hình đường sông - đường biển: phương thức này phù hợp với VTĐPT hàng hoá khu vực đồng bằng sông Cửu Long với hàng hoá nông sản và phục vụ cho việc chuyên chở hàng hoá qúa cảnh từ Campuchia qua Việt Nam và ngược lại.

3.3.2 Xây dựng khu vực phát triển VTĐPT :

Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam từ nay đến năm 2010; chương trình hợp tác phát triển ASEAN – Mêkông và Tiểu vùng Mêkông mở rộng trên cơ sở đề xuất mô hình phát triển VTĐPT của Việt Nam trên đây, về vấn đề xây dựng các khu vực phát triển VTĐPT ở Việt Nam như sau:

- Hành lang VTĐPT Hà Nội – Hi Phòng – Côn Minh (Trung Quc):

Khu vực VTĐPT nàyphục vụ cho phát triển VTĐPT ở miền Bắc Việt Nam và vùng phía Nam Trung Quốc, với việc áp dụng mô hình đường biển - đường bộ hoặc đường sắt - đường bộ - đường biển hoặc đường sắt - đường biển hoặc đường sông - đường biển. Đây là khu vực tiềm năng cho việc phát triển VTĐPT của Việt Nam.

- Hành lang VTĐPT Hồ Chí Minh - đồng bng sông Cu Long:

Khu vực VTĐPT này phục vụ cho việc phát triển VTĐPT thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh - đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia. Đây

là khu vực có nhiều thuận lợi có cảng Sài Gòn, cảng Cần Thơ nối liền với cảng Phnômpênh qua hệ thống sông Mêkông cùng với việc áp dụng các mô hình VTĐPT đường biển - đường bộ hoặc đường biển - đường sông hoặc đường sông - đường bộ. Trong tương lai khi phát triển đường sắt xuyên ASEAN, sẽ phát triển mô hình VTĐPT với sự tham gia của đường sắt. Một khi cảng trung chuyển hoặc cảng cửa ngõ khu vực Vũng Tàu được xây dựng thì đây là khu vực VTĐPT quốc tế đầy tiềm năng. Khu vực VTĐPT này sẽ tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá của Việt Nam và hàng hoá quá cảnh, trung chuyển của Campuchia, nhất là khi hình thành khu vực kinh tế phía Nam Việt Nam – Campuchia và phía Nam Lào.

- Hành lang VTĐPT khu vực min Trung:

Ngoài hành lang VTĐPT tiềm năng nói trên, việc phát triển hành lang VTĐPT miền Trung là rất cần thiết. Hành lang này với trung tâm là cảng Đà Nẵng – Tiên Sa nối liền với Lào và Thái Lan qua hành lang Đông Tây. Khu vực VTĐPT miền Trung phục vụ cho việc giao nhận vận tải khu vực miền Trung Việt Nam và hàng hoá quá cảnh của Lào và Thái Lan. Mô hình VTĐPT đường biển - đường bộ được áp dụng hiệu quả nhất. Trong tương lai, khi hình thành tuyến đường sắt xuyên ASEAN với tuyến đường nhánh Lào – Việt Nam thì việc kết hợp mô hình đường biển - đường bộ - đường sắt là rất thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh và hàng xuất khẩu của Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM THÚC đẩy QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG HOÁ GIỮA CHDCND lào và CHXHCN VIỆT NAM (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)