Các giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM THÚC đẩy QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG HOÁ GIỮA CHDCND lào và CHXHCN VIỆT NAM (Trang 105 - 112)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG VỀ VTĐPT

3.4 Các giải pháp nhằm phát triển VTĐPT ở Việt Nam

3.4.2 Các giải pháp vi mô

Nâng cao s hiu biết và nhn thc về VTĐPT

VTĐPT là loại hình tuy không còn mới đối với nước ta nhưng do chưa có đủ cơ sở hạ tầng để phát triển và nhìn chung, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải thực hiện vẫn còn có những điều chưa nắm rõ do chưa được đào tạo kĩ càng nên hiện nay, nhiều người vẫn còn chưa biết đầy đủ về VTĐPT. Trong khi đó, đối với thế giới, VTĐPT ngày một phát triển nhanh chóng và được cải tiến. Vì vậy, muốn phát triển VTĐPT ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh

tế thế giới thì công việc trước tiên phải làm cho mọi người có được sự hiểu biết một cách đầy đủ và chính xác về VTĐPT và tính ưu việt của nó so với các loại hình vận tải truyền thống. Trên cơ sở đó, mỗi người sẽ có được cái nhìn đúng đắn và có nhận thức tìm cách phát triển VTĐPT ở Việt Nam.

Nâng cao năng lực cnh tranh

Nâng cao năng lực cạnh tranh của VTĐPT ở Việt Nam cần được thực hiện trên 3 phương diện:

Đối với doanh nghiệp kinh doanh VTĐPT (gồm các chủ phương tiện và các nhà làm dịch vụ giao nhận vận tải ), việc nâng cao năng lực cạnh tranh thể hiện qua:

- Nắm vững thông tin thị trường VTĐPT trong nước và thế giới; - Có đội ngũ cán bộ tinh thông về VTĐPT;

- Cung cấp chất lượng phục vụ tốt nhất, đảm bảo tín nhiệm;

- Thành thạo trong việc tiếp thị, có mối quan hệ đối tác với các chủ phương tiện và các nhà giao nhận vận tải trong nước và thế giới.

Đối với dịch vụ VTĐPT cụ thể, việc nâng cao năng lực cạnh tranh thể hiện qua:

- Chất lượng phục vụ tốt nhất; - Giá thành dịch vụ thấp nhất;

- Đảm bảo thời gian hoàn thành dịch vụ sớm nhất, qua đó hàng hoá đến tay người sử dụng đúng thời gian như yêu cầu;

- Độ tin cậy của dịch vụ được đảm bảo.

Chỉ có thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên đây, chúng ta mới nâng cao được năng lực kinh doanh VTĐPT, mới chiếm lĩnh được thị trường khu vực và thế giới. Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhất để phát triển VTĐPT của Việt Nam.

Ngoài ra các doanh nghiệp cần khai thác tại khu vực với các đại lý giao nhận khác và cùng góp vốn kinh doanh ngành nghề còn mới mẻ này. Điều này sẽ có vai trò lớn trong những nỗ lực vượt qua những khó khăn về thiếu

vốn và nhân lực. Những hợp tác như vậy kết quả là có thể thiết lập liên doanh ở cấp độ khu vực để hình thành tổ chức cầu nối hoặc hệ thống vận tải xuyên lục địa qua các quốc gia đang phát triển, kể cả các quốc gia đang tách biệt. Bằng cách liên kết sử dụng xe moóc và các xe tải trên đường bộ và đường sắt, những hệ thống cầu nối có thể được dùng vào phương thức vận tải kết hợp để vận chuyển hàng hoá kể cả các hình thức phi container và hàng rời.

KẾT LUẬN

Trong buôn bán quốc tế, vận tải là một khâu quan trọng không thể thiếu, nếu không có vận tải thì buôn bán quốc tế không thể thực hiện được. Chính vì thế mà các điều kiện buôn bán truyền thống luôn kèm theo các quy định về thuê tàu vận chuyển hàng. Vận tải và buôn bán quốc tế luôn tác động và hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Trước đây, việc vận chuyển trong thương mại quốc tế gặp không ít khó khăn do phương tiện vận tải thô sơ, thông tin liên lạc chậm trễ. Ngày nay, với những tíên bộ kỹ thuật tiên tiến được áp dụng trong lĩnh vực vận tải lưu thông, mặt khác có những cải tiến đáng kể về mặt luật pháp các nước nên đã thực sự tạo nên những biến đổi to lớn trong vận tải quốc tế về vận tải đường biển, đường sắt, đường bộ cũng như hàng không. Đặc biệt có sự tham gia của một phương thức vận tải mới – VTĐPT. Bằng những nghiên cứu của khoá luận này: từ những nội dung về cơ sở hạ tầng, yêu cầu phương tiện, nội dung mang tính nghiệp vụ như cơ sở pháp lý, các chứng từ VTĐPT, các chi phí, trách nhiệm và rủi ro liên quan tới các bên, các thông tin này cho phép chúng ta đánh giá khách quan từng mức độ về các yêu cầu của phương thức vận tải. Từ đó, ta có thể xác định mức độ mà chúng ta tham gia vào hệ thống VTĐPT quốc tế.

Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh VTĐPT nói riêng cũng như các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực vận tải nói chung có thể hội nhập, tham gia các hoạt động bình đẳng với các doanh nghiệp khác cùng khu vực, một mặt Nhà nước cần phải có những chính sách phối hợp kịp thời, mặt khác các doanh nghiệp cần nâng cao nghiệp vụ và phải nắm thời cơ của giai đoạn chuyển đổi để nhanh chóng phát triển. Điều này tuy không phải là vấn đề có thể thực hiện được trong một thời gian ngắn nhưng nó là một trong những nhân tố đảm bảo sự thắng lợi trong

cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thị trường vận tải quốc tế về lâu dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Giao thông vận tải Việt Nam bước vào thế kỷ 21 – Bộ GTVT – 1999.

- Hoàn thiện phương pháp lựa chọn Container trong VTĐPT ở Việt Nam

– TS. Vũ Thế Bình – 2000.

- Một số giải pháp phát triển VTĐPT trong ngành đường sắt Việt Nam –

TS. Lê Quân & ThS. Nguyễn Thị Hoài An – Tạp chí Thông tin KHCN GTVT số 11/12 năm 2001.

- Logistics và vấn đề cung cấp tiêu thụ hàng hoá - Tạp chí Hàng hải số 5

năm 2002.

- Về tổ chức VTĐPT ở đồng bằng sông Cửu Long – KS. Trần Đỗ Liêm,

chủ nhiệm HTX Rạch Gầm - Tạp chí GTVT số 3 năm 2003.

- Phát triển VTĐPT của Việt Nam – ThS. Nguyễn Tương, Trưởng ban

ASEAN, Bộ GTVT – Tạp chí Hàng hải Việt Nam số 8 năm 2003.

- Xây dựng mô hình phát triển VTĐPT ở Việt Nam – TSKH. Nguyễn

Văn Chương, Viện chiến lược và phát triển GTVT – Tạp chí GTVT số 6 năm 2003.

- Phát triển VTĐPT ở Việt Nam để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế -

TSKH. Nguyễn Văn Chương, Viện chiến lược và phát triển GTVT – Tạp chí GTVT số 1+2 năm 2003.

- Phát triển xuất khẩu thời kì 2001 – 2010 – Bộ Thương mại, tháng 7 năm 2000.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế

giới – Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997.

- Niên giám thống kê 2001 – NXB Thống kê, Hà Nội, 2002.

- Giáo trình “Vận tải và Bảo hiểm trong Ngoại thương” – Nguyễn Hồng

- Giáo trình “Giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế ”- PGS.TS Đinh Ngọc Viện chủ biên – NXB GTVT , 2002.

- Các Công ước quốc tế về vận tải và hàng hải – trường Đại học Ngoại thương, 1999.

- Hoà nhập vào thị trường ASEAN – Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, 1995.

- Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN – Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê, 1998.

- Manual on Freight Forwarding – ESCAP soạn thảo

- Multimodal transport- UNTAD/UNDP.

- Development of Multimodal Transports and Logistics Services –

United Nation Conference on Trade and Development.

- Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT quốc tế – Bản dịch tiếng Anh

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM THÚC đẩy QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG HOÁ GIỮA CHDCND lào và CHXHCN VIỆT NAM (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)