Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Nguyên lý về sự phát triển và việc vận dụng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực ở huyện hương trà, thừa thiên huế hiện nay (Trang 97 - 106)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Một số kiến nghị

Qua công tác đào tạo nguồn nhân lực ở Hương Trà, xin có một số kiến nghị:

Thứ nhất, trong thời gian đến, toàn ngành Giáo dục và đào tạo Thị xã cần tiếp tục thực hiện “đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” một cách mạnh mẽ hơn; tiếp tục có giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện có hiệu quả cuộc vận động, các phong trào thi đua trong ngành giáo dục và đào tạo với những nội dung cụ thể, thiết thực góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ các nhà giáo; tạo sự đồng đều và nâng cao chất lượng đào tạo ở các vùng, các trường, các loại hình đào tạo; tập trung bàn giải pháp xây dựng trường chuẩn quốc gia đạt kế hoạch đề ra; quyết tâm cùng với Đảng bộ và nhân dân Thi ̣ xã thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế xã hội.

Thứ hai, thành lập cơ quan dự báo về cung cầu lao động, quản lý thị trường lao động trực thuộc ủy ban nhân dân thị xã Hương Trà. Cơ quan này có nhiệm vụ tập hợp thông tin về nhu cầu lao động từ các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và các thông tin từ các cơ sở đào tạo trong và ngoài Thị xã; gắn kết giữa cung và cầu lao động; có vai trò tham mưu, tư vấn cho ủy ban nhân dân các vấn đề về nguồn nhân lực của Thị xã và xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm, đề xuất các biện pháp về phát triển nhân lực cho ủy ban nhân dân Thị xã.

Thứ ba, đẩy mạnh việc đầu tư trang thiết bị giáo dục, hợp nhất trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên thành một đơn vị do một ngành quản lý, nhằm có điều kiện tập trung đầu tư cơ sở vật chất, giáo viên, học viên...để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, đa dạng hóa các nghành nghề đào tạo.. Khuyến khích các cơ sở dạy nghề tư nhân tham gia hệ thống đào tạo nguồn nhân lực.

Thứ tư, kiến nghị trung tâm dạy nghề phối hợp với các trường nghề ở Thừa Thiên Huế cho phép liên thông đào tạo nghề từ trung cấp lên cao đẳng, đại học và đa

da ̣ng hóa ngành nghề đào ta ̣o. Xây dựng trường trung cấp nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho địa phương.

Thứ năm, tiếp tục đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, mở rộng các loại hình dịch vụ để tạo thêm việc làm cho nhân dân Thị xã. Có chính sách hỗ trợ và phát triển các làng nghề truyền thống để tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Chú trọng việc đào tạo và việc làm ta ̣i chỗ cho thanh niên nông thôn.

Thứ sáu, có chế độ, chính sách thích đáng để thu hút, tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao, lao động lành nghề về Thị xã công tác.

Kết luận chương 2

Ở bất cứ nền kinh tế - xã hội nào, nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quyết định đến sự phát triển, đến viê ̣c sử dụng các nguồn lực khác và nhất là tác động đến tăng trưởng kinh tế. Ở thời đại ngày nay, bước vào nền kinh tế tri thức, khi khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò nguồn nhân lực càng được khẳng định. Trình độ khoa học công nghệ ngày càng cao được áp dụng vào lĩnh vực sản xuất, vào đời sống đòi hỏi nguồn lao động phải có những kiến thức chuyên sâu, tay nghề vững vàng. Vì thế, không chỉ nhận thức về vai trò nguồn nhân lực ở mặt lý luận mà phải cụ thể bằng những chính sách, những định hướng và biện pháp trong thực tế bằng quan điểm phát triển.

Thực trạng nguồn nhân lực của Thị xã Hương Trà cho thấy, dân số đang đi vào ổn định, hằng năm có sự tăng lên về số lượng cũng như chất lượng. Tuy vậy, tỷ lệ lao động được qua đào tạo vẫn chưa cao nên trong sản xuất gây ra tình trạng khó áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất dẫn đến năng suất lao động thấp. Đối với ngành giáo dục và đào tạo trong những năm qua của Thị xã đạt được những kết quả tốt, nhất là trong giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, trong công tác đào tạo nghề quy mô còn quá nhỏ, chưa có sự đa dạng hóa các nghành nghề đào tạo, cơ sở vật chất chưa được hoàn thiện, dẫn đến tình trạng số lượng lao động được đào tạo chưa

đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp, các cơ sở tuyển dụng mà chất lượng cũng chưa được đảm bảo. Viê ̣c đào ta ̣o chưa gắn với sử du ̣ng và các chế đô ̣, chính sách thu hút, đãi ngô ̣. Vì thế, để đảm bảo cho nhân lực gánh vác các nhiệm vụ, trọng trách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cần đưa ra những định hướng và những chính sách hợp lý. Trên cơ sở thực trạng nguồn nhân lực để đề ra những biện pháp xác đáng về đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về lao động trên tất cả các lĩnh vực của Thị xã. Không những thế, đào tạo nguồn nhân lực phải phù hợp với xu thế chung của thời đại, một mặt tập trung đào tạo cho các ngành cơ bản nhưng cũng chú trọng đào tạo lao động có hàm lượng kỹ thuật cao ở các ngành mũi nhọn để có thể rút ngắn dần khoảng cách trình độ phát triển.

Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cần được sự hỗ trợ từ các chính sách xã hội khác, vì mục tiêu chung đi đến là sự phát triển con người. Đào tạo nguồn nhân lực không chỉ thực hiện công tác đào tạo mà gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế nhanh và bền vững, công tác dân số, y tế , có chính sách về lao đô ̣ng, việc làm thỏa đáng…Tạo được sự đồng bộ như vậy sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh nguồn nhân lực của đi ̣a phương.

KẾT LUẬN

Phép biện chứng duy vật ra đời mang đầy đủ tính cách mạng và tính khoa học sâu sắc. Có tính khoa học và cách mạng bởi vì “phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn phát triển không ngừng” [27, tr.53]. Rõ ràng nguyên lý về sự phát triển phản ánh sự vận động ở tất cả các sư vật, hiện tượng. Có sự vật, hiện tượng là có chứa đựng sự vận động và phát triển ở trong đó và do quá trình giải quyết mâu thuẫn đem lại. Quá trình phát triển đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt và diễn ra theo đường xoáy ốc dẫn tới sự ra đời cái mới ở cấp độ cao hơn, thúc đẩy thế giới mãi mãi tiến lên hoàn thiê ̣n không ngừng. Nguyên lý về sự phát triển làm cơ sở lý luận của quan điểm phát triển và nó trở thành nguyên tắc chỉ đạo cho mọi hoạt động của con người, để nhâ ̣n thức và cải ta ̣o thế giới mô ̣t cách đúng đắn. Cùng với quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm phát triển giúp chúng ta nhận thức được những liên hệ chằng chịt của tất cả các sự vận hiện tượng trong thế giới và phản ánh ngày càng đúng đắn thế giới bằng tư duy của mình. Không những thế, còn giúp ta nhận ra được xu hướng biến đổi, phát hiện ra con đường phát triển trong tương lai của sự vật, hiện tượng; nhờ vậy, tạo dựng niềm tin về một tương lai tất thắng, cái mới có tính chất tiến bộ hơn ra đời sẽ thay thế cho cái cũ; các quan điểm bảo thủ, trì trệ, lạc hậu sẽ được gạt bỏ bởi các quan điểm khoa học, tiến bộ.

V. Lênin đã từng nhấn mạnh: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”. Khi khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì con người càng chứng tỏ hơn vai trò quyết định của mình đối với sự phát triển. Việt Nam đang ở trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nguồn nhân lực có vai trò và tầm ảnh hưởng lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhưng nguồn nhân lực đó phải đủ về số lượng và cũng đảm bảo về chất lượng mới trở thành động lực cho sự phát triển. Một đòi hỏi cấp bách hơn, khi chúng ta không chỉ phát

triển nguồn nhân lực mà cần chú trọng đặc biệt đến nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng trong thời kỳ mới, thời kỳ chuyển từ lao động thủ công sang lao động sử dụng khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đạị cần nhiều hơn lao động có tri thức khoa học. Phát triển nguồn nhân lực này sẽ tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những yếu tố quyết định thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

Đất nước ta đang thể hiê ̣n những khát vo ̣ng phát triển về mo ̣i mă ̣t. Tuy nhiên, chúng ta đối mă ̣t với nhiều trở ngại lớn cần phải nổi lực khắc phu ̣c và vượt qua. Trong đó, nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản đã trở thành bài toán khó đối với quốc gia. Nằm trong trong xu thế chung toàn cầu hóa, bắt buộc chúng ta phải hội nhập, trong đó nguồn nhân lực phải có những bước phát triển mới, trình độ chuyên môn của người lao động phải tiếp tục nâng cao hơn nữa mới có thể đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu nhân lực ngang tầm quốc tế. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà trọng tâm là chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lươ ̣ng cao phải được đảm bảo, có như thế thì mới có thể phát huy tối đa những lợi thế mà nguồn nhân lực mang lại, có thể tận dụng hết những cơ hội của quá trình toàn cầu hóa, tận dụng thời cơ để rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước đi trước và có “hành trang” để bước vào xây dựng nền kinh tế tri thức.

Với Hương Trà, vùng đất đi lên từ mảnh đất nghèo khó, cuộc sống đang dần dần có những bước đổi thay. Hòa chung với xu thế, nơi đây mong ước có sự phát triển vượt bậc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện được điều đó thì việc cần làm ngay là xây dựng chính sách đúng đắn về công tác đào tạo nguồn nhân lực, khi đó mới có thể góp phần đưa Thị xã trở thành trung tâm kinh tế của Tỉnh. Viê ̣c vâ ̣n du ̣ng nguyên lý về sự phát triển vào công tác đào ta ̣o nguồn nhân lực sẽ đem la ̣i cho ta cái nhìn xuyên suốt, tự nhiên và sâu sắc về những biến đổi của nguồn nhân lực trong mối quan hệ với các nguồn lực khác; nhìn ra các yếu tố tác động tới

ảnh hưởng như thế nào để từ đó đưa ra chiến lược về con người phù hợp. Và tùy thuộc vào những hoàn cảnh cụ thể mà chúng ta không chỉ là nhận thức nguyên lý về sự phát triển mà nhâ ̣n thức toàn bô ̣ lý luâ ̣n chủ nghĩa Mác vào việc phân tích, đánh giá và tìm ra phương hướng, giải pháp để phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người nói chung.

Có thể nói rằng, vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được nhân loại khẳng định, đó là hệ thống lý luận được đúc kết và kế thừa những giá trị tưởng, những thành tựu khoa học vĩ đại của loài người. Hệ thống lý luận này cung cấp cho mỗi chúng ta thế giới quan khoa học và đúng đắn. Nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và phép biện chứng duy vật nói riêng để mài dũa tư duy biện chứng để nhận thức thế giới một cách sinh động và hành động đúng với thực tế. Quan trọng hơn, tình hình thế giới đang có những diễn biến phức tạp, có được tư duy biện chứng để nhận thức những biến đổi sâu sắc đó cũng như những đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

1. Pha ̣m Ngo ̣c Anh (chủ biên) (2011), Triết lý Hồ Chí Minh - Giá tri ̣ lý luận và thực tiễn, Nxb Chính tri ̣ Quốc gia, Hà Nô ̣i.

2. Đỗ Bang (chủ biên), Từ điển Lịch sử Thừa Thiên Huế, Nxb Thuận Hóa.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo trình Triết học, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

4. N.A.Budrâykô (1979), Những vấn để triết học của hóa học, Nxb Giáo dục. 5. Nguyễn Trọng Chuẩn - Đỗ Minh Hợp (2001), Quan điểm lịch sử triết học của

Hêghen, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Doãn Chính - Đinh Ngọc Thạch (đồng chủ biên) (2008), Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác - Ph.Ănghen - V.I.Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Niên giám thống kê năm 2011, Huế. 8. Võ Văn Đức (chủ biên) (2009), Huy động và sử dụng các nguồn lực chủ yếu

nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), “Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Tạp chí Cộng sản, số 2.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh - xã hội 2011 - 2020, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Phạm Văn Đức (1997), “Vận động, phát triển, tiến bộ với tư cách là những phạm trù triết học”, Tạp chí Triết học, số 6, (100).

14. Trương Long Giang - Trần Hoàng Ngân (đồng chủ biên) (2011), Những vấn đề kinh tế xã hội trong Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Lương Đình Hải (2009), “Trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Tạp chíTriết học, số 6 (217).

16. Lương Đình Hải (2011), “Tư duy phát triển và và sự phát triển của đất nước”, Tạp chí Triết học, (số 1).

17. Nguyễn Văn Hiên (chủ biên) (2009), Con người chính trị Việt Nam - Truyền thống và hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay”, Tạp chíTriết học, số 4 (215).

20. Hội đồng Trung ương (chỉ đạo) (2008), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Huyện ủy Hương Trà (2010), Lịch sử Đảng bộ Hương Trà (giai đoạn 1935 - 2075), Nxb Thuận Hóa, Huế.

22. Huyện ủy Hương Trà (2010), Lịch sử Đảng bộ Hương Trà (giai đoạn 1975 - 2005), Nxb Thuận Hóa, Huế.

23. Huyện ủy Hương Trà (2010), Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành đảng bộ huyện Hương Trà (khóa XI) trình đại hội đại biểu đảng bộ lần thứ XII,

Hương Trà.

24. Nguyễn Thị Mỹ Lang (2008), Nguyên lý về sự phát triển với việc nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ giảng dạy các trường đại học, cao đẳng tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ triết học, Đại học Khoa học Huế.

25. V.Lênin (2005), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 26. V.Lênin (2005), Toàn tập, Tập 18, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. V.Lênin (2005), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. V.Lênin (2005), Toàn tập, Tập 24, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. V.Lênin (2006), Toàn tập, Tập 26, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 30. V.Lênin (1981), Toàn tập, Tập 29, Nxb Tiến bộ, Mátcơva.

31. V.Lênin (2006), Toàn tập, Tập 29, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

32. Trang Phúc Linh (chủ biên) (2004), Lịch sử Chủ nghĩa Mác, tập 1, Nxb Chính

Một phần của tài liệu Nguyên lý về sự phát triển và việc vận dụng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực ở huyện hương trà, thừa thiên huế hiện nay (Trang 97 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w