Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển

Một phần của tài liệu Nguyên lý về sự phát triển và việc vận dụng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực ở huyện hương trà, thừa thiên huế hiện nay (Trang 38 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển

Như đã trình bày, phát triển là khuynh hướng chung, là phổ biến của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, quá trình phát triển không giống nhau, tồn tại ở không gian và thời gian khác nhau sự vật hiện tượng sẽ có những bước phát triển khác nhau và ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng cũng có sự khác nhau. Chẳng hạn, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội có sự khác nhau ở từng quốc gia. Đối với một nước có nền kinh tế ở xuất phát điểm thấp như nước ta, quá trình đó trải qua thời kỳ quá độ lâu dài, nhiều chặng đường, nhiều giai đoạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở, “tiến lên chủ nghĩa xã hội không thể một sớm một chiều” và Người nhận thức rằng: “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác”. Vì vậy, với cách làm riêng mình, “ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội” [ Theo 41, tr.227].

Không những thế, trong quá trình phát triển của mình, sự vật hiện tượng còn chịu sự tác động bởi rất nhiều yếu tố, điều kiện. Sự tác động đó có thể thúc đẩy, có thể kìm hãm sự phát triển của các sự vật, đôi khi còn làm thay đổi cả chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật còn có những bước thụt lùi. Ta cũng thấy rằng, lịch sử triết học là sự kế tiếp nhau của thời đại triết học, triết học Tây âu Trung cổ là một nấc thang trong chuỗi quá trình phát triển của lịch sử triết học phương Tây. Xét trên bình diện lịch sử, thời Trung cổ được xem là thời kỳ thần quyền gắn với thế quyền, tổ chức giáo hội chiếm vị trí ưu thế và tác động đến trong mọi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của xã hội đương thời. Triết học kinh viện chiếm ưu thế so với triết học truyền thống, vì thế, về mặt triết học ở thời kỳ này đã có những bước lùi so với thời Cổ đại. Tuy nhiên, không nên coi thời kỳ Trung cổ không phải sự đứt đoạn lịch sử về mặt triết học mà thời kỳ này nằm trong sự liên tục quá trình hình thành những mầm mống về lý luận khoa học cho một “tương lai châu Âu” về sau này.

Thế giới hiện thực luôn hiện ra một hiện trạng muôn hình muôn vẻ nên sự vật không có sự đồng nhất về kết cấu và tổ chức. Mỗi sự vật, hiện tượng được xem như là một thế giới, không có cái nào lại giống cái nào. Và cũng do khác nhau về lực tác

dụng, sự chi phối nên sự vật xuất hiện ở hoàn cảnh, ở những vị thế cũng khác nhau. Vì thế, về động lực, phương thức và con đường giải quyết mâu thuẫn của sự phát triển cũng có là nét riêng biệt của mỗi sự vật. Ví dụ như, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước ở từng thời điểm khác nhau sẽ tạo ra những bước phát triển khác nhau. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai vào đầu thế kỷ XX đã tác động vào trình độ tổ chức và quản lý kinh tế tư bản chủ nghĩa, tạo điều kiện cho các nước lạc hậu rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình công nghiệp hóa lần đầu tiên ở Anh phải mất hơn 100 năm, đối với các nước châu Á sau này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo…trung bình mất chỉ khoảng 30 năm. Sỡ dĩ có thể rút ngắn được như vậy là do chủ nghĩa tư bản đã tạo ra các tiền đề về kinh tế, về khoa học kỹ thuật mà các nước đi sau đã tận dụng được nó. Ở nước ta cũng đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nếu tận dụng được những thời cơ để vươ ̣t qua những thách thức, chắc chắn chúng ta sẽ giảm rút ngắn được quá trình này. Hay mới đây các nhà khoa học đã ghi nhận những thành tựu rực rỡ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên hành trình tìm đường giải phóng cho con người, trong hơn ba thập kỷ từ cuối thế kỷ XX và bước sang thế kỷ XXI, những tri thức mà con người có được còn nhiều hơn tri thức của loài người tích lũy từ khi con người xuất hiện trên trái đất.

Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển cũng có ngay trong mâu thuẫn của sự vật. Khi phân tích mâu thuẫn, ta thấy rằng, mâu thuẫn của cuộc sống rất sinh động, nó tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng và trong tất cả các giai đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn cũng tồn tại đa dạng và phong phú bởi sự tác động qua lại của các mặt đối lập, bởi trình độ tổ chức của hệ thống, của chỉnh thể.

Tính đa dạng, phong phú còn thể hiện sự khác nhau ở sự vật hiện tượng về nhịp độ, quy mô của bước nhảy vọt. Có những bước nhảy vọt thực hiện một sự thay đổi về chất diễn ra một cách nhanh chóng, đột biến mang tính cách mạng và cũng có những sự thay đổi diễn ra một cách dần dần, mang tính tiến hóa. Ví dụ như, sự phát triển từ loài vượn trở thành loài người thể hiện sự tiến hóa lâu dài chứ không thể thực hiện một bước nhảy vọt mang tính đột biến. Từ loài vượn qua quá trình lâu dài tiến

lên vượn người, từ vượn người qua thời gian tiến hóa thành người vượn. Người vượn dưới tác động của tự nhiên về mặt sinh học, qua cả quá trình lao động mới thành con người hiện đại.

Ở khía cạnh khác, tính đa dạng, phong phú của sự phát triển còn thể hiện ở tính lặp lại của thế giới sự vật. Mỗi sự vật đều tồn tại trong sự vận động, vì vận động là phương thức sống của sự vật. Và như vậy, trong sự vận động, sự vật luôn thể hiện mình ở dạng tồn tại “khác nó”, nhưng cái không phải nó lại là nó, nghĩa là luôn luôn có sự chuyển mình, biến đổi thường xuyên của sự vật. Sự phát triển trong sự liên tục xen kẽ với những bước gián đoạn và những biểu hiện đặc thù tạo cho thế giới tạo cho thế giới luôn luôn đa dạng, phong phú.

Phát triển không chỉ xảy ra trong tự nhiên mà còn trong xã hội, tư duy. Ở trong xã hội, tư duy thì sự phát triển càng tạo ra tính đa dạng và phức tạp hơn với những quan hệ chức năng - hệ thống. Mỗi đối tượng là một chỉnh thể toàn vẹn, thể hiện ở các mặt, các tính chất, các mảnh đoạn khác nhau là các chất khác nhau. Sự vật là tổng thể nhiều chất hợp thành, bởi vì mỗi chất là một sản phẩm của một mối quan hệ khi tác động qua lại với một sự vật khác, hay các mặt trong cùng một hệ thống. Trong mối liên hệ, sự vật tham gia vào nhiều quan hệ bằng nhiều thuộc tính khác nhau nên sự vật mang nhiều chất, chứ không phải là một chất duy nhất. Vì vậy để nhận thức được chất - lượng - độ của sự vật là một quá trình nhìn nhận sự vật tồn tại trong cả hệ thống, trong mối liên hệ với sự vật khác. Chẳng hạn như, một cái ly nếu xét theo công dụng của một dụng cụ sinh hoạt, là một vật hình trụ có khoảng rỗng ở trong và có đáy, thuộc tính ở đây là dùng để chứa thức uống. Nhưng khi ta dùng cái ly đó để chắn giấy khỏi bị bay ra thì cái ly thể hiện là dụng cụ chắn giấy chứ không còn là thuộc tính dùng để chứa nước. Chất và lượng của sự vật có những biến đổi khác nhau nên “độ” cũng có biến đổi khác nhau thể hiện những sự phát triển cá biệt trong từng đối tượng, tạo ra một thế giới khách quan vô cùng phong phú và đa dạng.

Một phần của tài liệu Nguyên lý về sự phát triển và việc vận dụng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực ở huyện hương trà, thừa thiên huế hiện nay (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w