Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu Nguyên lý về sự phát triển và việc vận dụng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực ở huyện hương trà, thừa thiên huế hiện nay (Trang 83 - 87)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3.Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

C.Mác đã từng dự đoán, đến một trình độ phát triển nào đó thì “tri thức xã hội phổ biến” tức là khoa học sẽ biến thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”. Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra, những lời C.Mác đang dần trở thành hiện thực. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đã có tác động mạnh mẽ và có hiệu quả cao không chỉ đối trong lĩnh vực sản xuất, mà còn đòi hỏi đến chất lượng nguồn nhân lực.

Sự ra đời nền kinh tế tri thức đem đến một sự phát triển mới nhưng cũng mang lại những nhiều thách thức do kỹ năng của con người trong nền đại công nghiệp đã không còn phù hợp với những hoạt động của nền kinh tế tri thức. Ở nước ta, kinh tế tri thức dù mới chỉ hình thành ở mức độ khiêm tốn nhưng đã đòi hỏi con người phải thay đổi trên nhiều phương diện để kịp thích ứng. Trong những điều kiện đó, nguồn nhân lực ở một tầm cao hơn - nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể đáp ứng trước những yêu cầu và thách thức mới.

Chúng ta đang sống trong thời đại với “ba đặc điểm kinh tế lớn” đó là: Khoa học công nghệ phát triển nhanh, toàn cầu hóa diễn ra sâu rộng cùng với tình trạng khan hiếm nguồn nhiên liệu và năng lượng. Những đặc điểm nêu này càng làm nổi bật vai trò ngày càng tăng của nguồn lực con người. Mặt khác, nó vừa đặt ra yêu cầu nhưng vừa tạo điều kiện cho việc thay đổi mô hình phát triển, từ chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực rẻ nhưng chất lượng thấp sang sự phát triển dựa vào các nhân tố năng suất tổng hợp bao gồm khả năng áp dụng các thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và kỹ năng quản lý hiện đại. Chìa khóa của sự chuyển đổi, nhân tố trung tâm của quá trình này là nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì thế, trong đi ̣nh hướng phát triển kinh tế - xã hô ̣i của Đảng: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất.” [11, tr.130].

Nói đến nguồn nhân lực chất lượng cao đó là “tổng thể lực lượng lao động, hội tụ các yếu tố: có trình độ lành nghề ứng với một nghành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định; có kỹ năng lao động giỏi và có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ; có sức khỏe và phẩm chất tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đã được học vào quá trình lao động sản xuất nhằm tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả cao” [45, tr.23].

Trong giai đoạn hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao thể hiện vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế bởi vì:

Thứ nhất, nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng then chốt quyết định đến tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Nguồn nhân lực này là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng hợp lý, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác.

Thứ hai, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện ở quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện từ hoạt động sản xuất sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng lao động đã được đào tạo có chuyên môn, có tay nghề và áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm tạo ra năng suất lao động cao hơn. Vì vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là lực lượng chủ yếu tham gia quá trình sản xuất và có vai trò quyết định cho sự thành công công cuộc này.

Thứ ba, về mặt phát triển kinh tế, chúng ta đang tụt hậu quá xa so với nhiều nước trên thế giới, một mặt cũng từ nguyên nhân chất lượng nguồn nhân lực của ta quá thấp. Bởi vậy, để rút ngắn dần khoảng cách đó chủ có nguồn nhân lực chất lượng cao mới có thể đảm đương được. Ở mặt khác, việc tăng trưởng kinh tế chủ yếu nhờ vào việc khai thác tài nguyên phải đối mặt với nhiều hệ quả lớn, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để nước ta chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa đất nước phát triển theo hướng bền vững.

Thứ tư, nguồn nhân lực chất lượng cao là tiền đề để chủ động và tích cực hội nhập kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Với thêm, công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để nhằm tiếp nhận các công nghệ hiên đại.

Chúng ta nhận thấy rằng, trong nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc sản xuất ra của cải, sức cạnh tranh và triển vọng phát triển. Kinh tế tri thức không chỉ là các hoạt động với công nghệ cao mà tri thức xâm nhập và chi phối tất cả mọi hoạt động kinh tế làm tăng năng suất lao động. Kinh tế tri thức phát triển càng thúc đẩy lực lượng lao động có chuyên môn, tay nghề càng cao. Vì thế, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao này cần phải trên cơ sở tư duy mới, với những quan niệm mới, cách làm mới, phù hợp với những quy tắc của kinh tế tri thức khác với nền kinh tế dự trên sự khai thác của tài nguyên.

Để thực hiện chương chương trình đào tạo dài hạn nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết phải tiến hành mạnh mẽ và quyết liệt công cuộc cải cách, đổi mới giáo dục lấy người học làm chủ thể trọng tâm, nhằm tạo ra những con người năng động, lành nghề, thích nghi với sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Nguồn nhân lực chất lượng cao được quyết định bởi chất lượng đào tạo. Nhân lực của kinh tế nước ta hiện nay chủ yếu là nhân lực phổ thông. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ nguồn nhân lực phổ thông. Giải quyết vấn đề nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao chính là giải quyết mối quan hệ giữa chất và lượng của nguồn nhân lực. Chất của nguồn nhân lực gắn với các yếu tố xã hội, chính sách xã hội, liên quan mật thiết đến môi trường xã hội. Vì vậy, chúng ta phải có những chính sách để nguồn nhân lực phát triển về chất là chủ yếu. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có nghĩa là xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, nhất là các chuyên gia, kỹ sư đầu ngành, công nhân có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn; có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, kỹ thuật để giải quyết những vấn đề cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển đội ngũ doanh nhân quản lý doanh nghiệp, có khả năng tổ chức, khả năng cạnh tranh. Xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo tiên tiến, hiện đại, đa

dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ; xây dựng sự nghiệp giáo dục tiên tiến, hiện đại và một xã hội học tập toàn diện để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngoài những yêu cầu của đào tạo nguồn nhân lực nói chung, còn chú ý:

- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản: Nguồn nhân lực này phải được đào tạo bài bản đúng chuyên môn, có kiến thức, có thực tế công việc. Họ phải có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng sáng tạo dựa trên nền tảng thể lực tốt để đảm đương công việc, nhanh chóng thích ứng với khoa học, công nghệ tiên tiến và hiện đại.

- Cần thiết lập đề án xác định một số chỉ tiêu, trong đó đáng chú ý là tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo, tỷ lệ cán bộ, công chức hành chính, viên chức có trình độ đại học, trình độ sau đại học; đào tạo, thu hút chuyên gia đầu ngành có trình độ cao trong lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo du ̣c, công nghệ thông tin.

- Tập trung đào tạo bộ phận đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi, lao động lành nghề, các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các chuyên gia kỹ thuật.

- Đào tạo phải đảm bảo cân đối về số lượng, nghành nghề giữa các vùng miền và cân đối giữa các lĩnh vực. Để phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu đa dạng trình độ phát triển của các lĩnh vực. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành chủ yếu, mũi nhọn; cho các ngành dịch vụ trọng yếu, bao gồm du lịch, thương mại, y tế, giáo dục đào tạo tạo dựng tiền đề vững chắc cho việc chuẩn bị nhân lực giai đoạn tiếp theo.

- Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy và thu hút nhân tài là khâu quan trọng để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện từng bước kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Bởi vì, nền kinh tế có tính toàn cầu, kinh tế hiện đại hóa, tri thức hóa nên cạnh tranh kinh tế - xã hội là cạnh tranh thu hút và trọng dụng nhân tài. Do vậy, nhận thức chính sách và thực hiện chính sách cần nắm vững quan hệ biện chứng đồng bộ giữa

các khâu: phát hiện, đào tạo, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 - 2020 của Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” [11, tr.106]. Đây là một khâu đột phá chiến lược lâu dài có ý nghĩa to lớn đối với đất nước.Xét đến cùng, đây là khâu quan trọng nhất trong ba khâu đột phá, có vai trò chi phối việc thực hiện các đột phá khác. Thực hiện tốt khâu đột phá này sẽ làm tăng sức mạnh của quốc gia, tạo ra sức mạnh tổng hợp, có ảnh hưởng quyết định đến việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng - một quan điểm có ý nghĩa mà Đại hội XI của Đảng đã xác định.

Một phần của tài liệu Nguyên lý về sự phát triển và việc vận dụng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực ở huyện hương trà, thừa thiên huế hiện nay (Trang 83 - 87)