0
Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Về thực trạng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ VIỆC VẬN DỤNG VÀO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở HUYỆN HƯƠNG TRÀ, THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY (Trang 63 -68 )

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.1. Về thực trạng nguồn nhân lực

- Về số lượng

Dân số có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Dân số và phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Muốn tăng trưởng kinh tế thì yếu tố đầu tiên phải là nguồn lực con người và phải là con người có sức khỏe, có trí tuệ. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi chất lượng dân số được nâng cao; quy mô, tốc độ tăng trưởng, sự phân bố dân cư phù hợp với đặc điểm kinh tế ở mỗi vùng địa phương.

Theo thống kê năm 2011, dân số Hương Trà là 112.518 người, mật độ dân số là 217 người/km2. Trong những năm qua tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Thị xã so với mức trung bình toàn tỉnh Thừa Thiên Huế ở mức thấp khoảng 1,15% và có xu hướng giảm xuống qua từng năm. Dân số sống ở nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn so với thành thị (93% so với 7%). Khi thị xã Hương Trà được thành lập với quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh thì dân số ở thành thị sẽ phát triển trong tương lai.

Tình hình và quy mô dân số khá ổn định tạo được những thuận lợi trong việc thực thi các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã và là điều kiện để khai thác triệt để nguồn lao động về cả quy mô lẫn chất lượng, ổn định thị trường việc làm, cũng như nâng cao chất lượng giáo dục và giải quyết tốt các vấn đề xã hội khác.

Tỷ lệ tăng dân số ở mức trung bình và có xu hướng giảm xuống nên số người trong độ tuổi lao động vẫn có xu hướng ngày càng tăng nhưng không đáng kể. Điều này đã giảm áp lực hơn cho công tác việc làm, tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa ngành nghề. Phần lớn dân số sống ở nông thôn nên lao động giản đơn vẫn chiếm số lượng lớn. Đây cũng là trở ngại lớn khi Thị xã đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ và công nghiệp vì ở những lĩnh vực này cần nhiều lao động có tay nghề và có chuyên môn.

- Về chất lượng.

Để có trí tuệ phát triển thì thể lực của con người không kém phần quan trọng. Thể lực và trí tuệ thống nhất trong một con người, thể lực là điều kiện cho trí tuệ phát triển. Thể lực tốt là tình trạng sức khỏe của con người, biểu hiện ở sự phát triển bình thường, có khả năng lao động. Thể lực là cơ sở quan trọng cho hoạt động thực tiễn có thể đáp ứng được những đòi hỏi về hao phí sức lao động trong quá trình sản xuất với những công việc cụ thể và đảm bảo cho con người có khả năng học tập và lao động lâu dài. Ngày nay, kinh tế ngày càng phát triển thì đời sống nhân dân được cải thiện, do đó, thể lực, sức khỏe của con người vì thế ngày càng được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, cuộc sống ngày nay luôn tất bật, hối hả trước những áp lực trong công việc đòi hỏi mỗi người phải có sức khỏe tốt để vượt qua những khó khăn, trở ngại đó.

Trong những năm qua, trên con đường phát triển kinh tế - xã hội, Hương Trà đạt những thành tựu nổi bật, kinh tế tăng trưởng mạnh nên đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người dân không ngừng tăng lên. Thu nhập bình quân đầu người trong một năm đã được cải thiện, theo các Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Hương Trà thì năm 2009 là 640 USD, năm 2010 là 840 USD, năm 2011 là 1.250 USD và phấn đấu năm 2012 là 1.350 - 1.400 USD. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh qua từng năm, đến năm 2011 chỉ còn 7,5 %, tuy vậy, vẫn diễn ra tình trạng tái nghèo do chuẩn nghèo ngày càng yêu cầu cao hơn. Thị xã là vùng có đủ địa hình đồng bằng, đồi núi, ven biển, khí hậu thuận lợi nên vấn đề sản xuất lương thực, thực phẩm được đảm bảo. Cạnh đó, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng được Thị xã quan tâm. Đến nay, cả 16 phường, xã của Thị xã đều có trung tâm y tế được trang bị phương tiện, thiết bị đảm

bảo và đang tiếp tục nâng cấp để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao. Đội ngũ y bác sĩ tận tình, có trách nhiệm là điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân. Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng được triển khai có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, ở các vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển có điều kiện khó khăn về giao thông, đi lại nên chưa tiếp cận các dịch vụ y tế tiên tiến, chất lượng khám chữa bệnh còn thấp.

Đời sống vật chất của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu hưởng thụ văn hóa văn nghệ, tham gia thể dục thể thao càng phải được đáp ứng. Nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí được tổ chức một cách quy mô, thu hút đông đảo người dân tham gia. Phong trào “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, huy động sức mạnh toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Việc xây dựng cơ quan văn hóa được triển khai một cách có hiệu quả. Đến hết năm 2011, Hương Trà có trên 95% làng, cụm dân cư, tổ dân phố, cơ quan đạt chuẩn văn hóa và trên 90% gia đình văn hóa. Phong cách lề lối làm việc của cán bộ công nhân viên ngày một văn minh lịch sự, tinh thần trách nhiệm của mỗi một cán bộ đối với công việc được giao ngày càng cao đã thúc đẩy phong trào thi đua học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Những hoạt động trên đã góp phần nâng cao thể chất và tinh thần, góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội và tạo điều kiện cho mọi người trở nên hăng say trong học tập cũng như trong sản xuất.

Nói đến chất lượng nguồn nhân lực không thể không kể đến phẩm chất đạo đức, tác phong thể hiện trong công việc của người lao động. Con người Hương Trà cũng như cái chung người Việt, họ chăm chỉ, chịu thương chịu khó biết vượt qua mọi hoàn cảnh; có tinh thần sáng tạo, hăng say trong học tập để nâng cao hiểu biết và tích cực lao động để làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Tuy nhiên, với tính cách là con người Việt Nam, lực lượng lao động ở đây vẫn chưa rèn luyện được tác phong công nghiệp. Trong lao động, kỷ luật chưa đươc xiết chặt, làm việc chưa có giờ giấc cụ thể và vẫn có tình trạnh cạnh tranh trong công việc thiếu lành mạnh. Đây là những yếu tố gây trở ngại không nhỏ cho việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thị xã.

Trí lực là yếu tố quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực. Phải nói rằng trong thời gian trước đây, nền kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thì thể lực quyết định năng suất lao động. Ngày nay, thời đại kinh tế tri thức, thể lực vẫn đóng vai trò quan trọng nhưng trí lực mới là yếu tố quyết định.

Các nghị quyết của Đảng đều nhấn mạnh đến việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn lực con người là nhân tố quyết định của cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao dân trí, trình độ học vấn là ưu tiên hàng đầu trong trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua, trình độ dân trí của nhân dân Hương Trà đã có nhiều bước tiến đáng kể. Theo thống kê số lượng người không biết đọc, không biết viết chiếm tỷ lệ rất ít mà chủ yếu có ở nhóm tuổi từ 30 tuổi trở lên và nhóm tuổi này không có khả năng xóa mù chữ. Thị xã đang tiến tới thành công công tác phổ cập trung học cơ sở. Về trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực đều có những bước phát triển mới cả về số lượng và cả chất lượng nhất là ở các lĩnh vực hành chính, sự nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong việc nâng cao trình độ học vấn của người dân thì vẫn còn sự cách biệt về trình độ giữa thành thị và nông thôn. Ở các xã vùng nông thôn, nhất là sâu vùng xa thiếu nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, thiếu nguồn nhân lực qua đào tạo.

Theo thống kê, năm 2011 lao động qua đào tạo khoảng 35.506 người chiếm tỷ lệ 30% tổng số lao động (Nguồn: Phòng Lao đô ̣ng - Thương binh - Xã hô ̣i Hương Trà). Như vậy, số lượng này đã tăng lên so với các năm trước đó nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu. Lao động có chuyên môn kỹ thuật không phân bố đồng đều ở các nghành mà tập trung chủ yếu ở khối hành chính, sự nghiệp. Ở lĩnh vực dịch vụ, du lịch và nông nghiệp hầu như là lao động giản đơn phần lớn chưa được đào tạo, bởi vì ở các khu vực này chủ yếu là làm ăn nhỏ lẻ, làm ăn theo hộ gia đình. So với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn của lao động đa số còn yếu; kỷ luật, an toàn lao động vẫn chưa tuân thủ triệt để. Cán bộ khoa học quản lý, lao động có kỹ thuật giỏi vẫn còn thiếu nhiều nhất

là các lĩnh vực đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật cao. Cán bộ, công chức nhà nước về trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, trình độ quản lý vẫn chưa đảm bảo và phải tiếp tục tục đào tạo để nâng cao chuyên môn. Bộ phận lao động chưa qua đào tạo chiếm đến 70% tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn phân bố trong các ngành nông, lâm, thủy sản. Với tính chất thuần nông, lao động ít được đào tạo dẫn đến trong sản xuất đem lại năng suất và chất lượng sản phẩm thấp. Lao động có tay nghề vẫn ở con số khiêm tốn và tay nghề vẫn chưa tốt.

Trong cơ cấu kinh tế của thị xã Hương Trà đã có những chuyển biến tích cực và đúng hướng. Nếu như, trong năm 2009, cơ cấu các ngành kinh tế: dịch vụ - thương mại: 41,5%, công nghiệp - xây dựng: 31,5%, nông lâm, thủy sản 27% thì đến năm 2011 dịch vụ - thương mại tăng lên 43%, công nghiệp - xây dựng: 42,8%, nông - lâm - thủy sản đã giảm còn 14,2% (Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiê ̣m vu ̣ phát triển kinh tế - xã hô ̣i của thi ̣ xã Hương Trà năm 2009, 2011). Như vậy, cơ cấu kinh tế thay đổi mạnh mẽ, dịch vụ - thương mại và công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng lớn, tỷ lệ nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế đã giảm đi. Điều này cũng kéo theo việc huy động nguồn nhân lực đã chuyển dần theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động.

Cơ cấu kinh tế thay đổi thúc đẩy cơ cấu lao động cũng thay đổi theo hướng tăng dần lao động ở ngành thương mại dịch vụ, công nghiệp xây dựng. Theo thống kê năm 2009, số người trong độ tuổi lao động là 56.647 người, trong đó, lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 55%, công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 21% , còn nghành thương mại dịch vụ và các nghành khác chiếm 24%. Năm 2011, số người trong độ tuổi lao động tăng lên 74.990 người, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đã giảm còn 46%, trong công nghiệp xây dựng tăng lên 26%, nghành thương mại dịch vụ tăng không đáng kể: 28% (Nguồn: Phòng Lao đô ̣ng - Thương Binh - Xã hô ̣i Hương Trà). Có thể thấy, lao động trong nông nghiệp số lượng tương đối đã giảm so với các ngành khác nhưng vẫn chưa đáng kể, mặc dù cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Tuy cơ cấu lao động đã có những chuyển biến tích cực nhưng trong các ngành kinh tế nhất là các nghành kinh tế mũi nhọn

vẫn thiếu nhiều chuyên gia, công nhân có chuyên môn giỏi, công nhân có tay nghề cao. Lực lượng này phân bố không đồng đều và tập trung chủ yếu ở các cơ quan hành chính của Thị xã và các doanh nghiệp.

Như vậy, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và thương mại đã tăng lên nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương và yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo định hướng của Thị xã đến năm 2015 phải tăng tỷ lệ phi nông nghiệp lên 70%, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần nhiều nỗ lực.

Một phần của tài liệu NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ VIỆC VẬN DỤNG VÀO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở HUYỆN HƯƠNG TRÀ, THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY (Trang 63 -68 )

×