0
Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Tính khách quan của sự phát triển

Một phần của tài liệu NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ VIỆC VẬN DỤNG VÀO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở HUYỆN HƯƠNG TRÀ, THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY (Trang 27 -30 )

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Tính khách quan của sự phát triển

Thế giới vật chất là vô cùng vô tận, nhưng để tạo ra thế giới đó là bởi các sự vât, hiện tượng mang tính hữu hạn. Trong dòng chảy vô tận đó, các sự vật hiện tượng vừa có tính độc lập tương đối vừa mang trong mình mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Sự vật cũng vừa có tính ổn định nhưng luôn “khao khát” biến đổi và hoàn thiện không ngừng. Ta cứ tưởng vũ trụ tưởng chừng như một “mớ hỗn độn” nhưng vũ trụ tự tìm cho mình phương hướng cho sự phát triển tuân theo những quy luật khách quan và nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra những quy luật khách quan của sự vận động, phát triển ấy.

Thế giới mang tính khách quan “nghĩa là một cái gì đó đối lập với khái niệm độc lập, nhưng cũng có ý nghĩa là cái gì đó tồn tại tự nó và vì nó” [30, tr.196]. Cái mang tính khách quan là toàn bộ các quan hệ độc lập đối với con người và “trên thực tế, đó là cái được mọi người thừa nhận, đó là cái làm đối tượng cho kinh nghiệm phổ biến, cho sự đồng ý phổ biến” [30, tr.619-620]. Cũng như nguyên lý về sự phát triển được rút ra từ hiện thực và từ những quy luật ấy ta lại vận dụng vào các hiện tượng tự nhiên và xã hội để tìm ra cơ sở khách quan của sự vận động. Quá trình mang tính khách quan ấy, độc lập với ý thức con người, độc lập với lực lượng siêu nhiên, không

mơ hồ, không thần bí và dù con nguời có muốn hay không thì sự phát triển của thế giới vẫn cứ diễn ra theo các quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và của con người. Sự vận động đó là vốn có trong sự vật làm cho chính bản thân sự vật luôn luôn biến đổi, chuyển hóa không ngừng trong tư thế chuyển mình lên một trình độ cao hơn.

Thế giới là khách quan nên sự phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới ấy bao giờ cũng mang tính khách quan. Bởi vì, nguồn gốc vận động của sự vật nằm ngay trong chính bản thân sự vật, là quá trình liên tục nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn trong sự tồn tại và vận động của sự vật. Trong sự vật luôn ẩn dấu những thuộc tính, những đặc điểm, những quá trình, những quy định biến đổi trái ngược nhau tạo thành những mâu thuẫn biện chứng. Các mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan trong các sự vật, liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Các học giả chống lại quan điểm của Hêghen nói rằng: “mâu thuẫn = vô nghĩa”, nhưng không vô nghĩa chút nào khi được Ph.Ănghen cho rằng, mọi sự vật đều hàm chứa mâu thuẫn bên trong và là nguyên nhân của vận động. Ph.Ănghen nói: “bản thân sự vật và các quá trình, có một mâu thuẫn tồn tại khách quan, hơn nữa mâu thuẫn đó lại là một lực lượng có thực” [39, tr.173]. Và dù các nhà siêu hình có công nhận hay không thì mâu thuẫn vẫn tồn tại bên trong các sự vật với tính cách là nguồn gốc và động lực phát triển của nó mà Ph.Ănghen đã chứng minh bằng các luận điểm của mình.

Mâu thuẫn biện chứng được biểu hiện các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh lẫn nhau. Sự thống nhất là sự nương tựa vào nhau, không tách rời nhau của các mặt đối lập. Sự tồn tại của mặt này, thuộc tính này lấy mặt kia, thuộc tính kia làm tiền đề cho tồn tại của mình. Sự thống nhất của các mặt đối lập bao hàm cả sự “đồng nhất” của các mặt đó và trong sự triển khai của mình mà các mặt đối lập trong mâu thuẫn có thể chuyển hóa lẫn nhau. Không chỉ thống nhất mà các mặt đối lập còn đấu tranh lẫn nhau theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau. “Sự thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối” [30, tr.379-380]. Sự đấu tranh trong các mặt đối lập được quy định một cách tất yếu làm cho mâu thuẫn ngày càng một phát triển. Khi

mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ khác nhau căn bản, dần dần các mă ̣t đối lâ ̣p tương tác gây ra xung đột một cách gay gắt, lên đến đỉnh điểm chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, khi đó mâu thuẫn được giải quyết. Con đường như thế cứ tiếp tục diễn ra, sau sự đấu tranh thì một thể thống nhất mới được thiết lập, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. Quá trình đó diễn ra một cách liên tục và vô hạn, làm cho sự vật không ngừng vận động. Quá trình đó là tự thân. Sự vật, hiện tượng là “nguyên nhân chính nó”.

Khi nghiên cứu về xã hội, C.Mác cho rằng xã hội tư bản đó là một hệ thống đang phát triển. C.Mác viết: “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên” [36, tr.21]. Sự vận động xã hội là một quá trình tự nhiên của những hiện tượng lịch sử, quá trình ấy phải tuân theo những quy luật. Quy luật này chẳng những độc lập với ý thức và mục đích của con người mà còn có vai trò quyết định, bởi quy luật là những liên hệ bên trong, căn bản và tất yếu quyết định đến sự phát triển của hiện tượng xã hội. Sự vận động xã hội là một “bước tiến của tự nhiên và lịch sử của nó”, cái chuyển biến theo quy luật từ một giai đoạn phát triển này sang một giai đoạn phát triển khác đều theo quy luật vận động chi phối. Quy luật tự nhiên đã phức tạp nhưng quy luật xã hội rõ ràng phức tạp hơn vì ngoài các quy luật khách quan của giới tự nhiên còn có những tác động có ý thức của con người để phù hợp với mục đích của mình. Tuy con người làm nên lịch sử nhưng con người không thể tùy tiện làm trái với các quy luật tự nhiên mà phải căn cứ vào các điều kiện khách quan và chịu sự quy định của tính tất yếu khách quan ấy. Chúng ta thấy rằng, lịch sử loài người là một quá trình phát triển từ thấp đến cao, nhưng đó không phải là một sự vận động tự phát mà gắn với con người hoạt động có ý thức. Li ̣ch sử loài người cũng không phải là một quá trình đơn giản, một chiều mà phức tạp đôi lúc có sự gián đoạn, thoái bộ song sự phát triển của xã hội con người cũng đầy đủ tính chất là một quá trình lịch sử - tự nhiên bởi những tác động vào những quy luật xã hội. Chẳng hạn, phương thức sản xuất quyết định đến nhiều mặt của một chế độ xã hội, kể cả ý thức xã hội. Như chế độ cộng sản nguyên thủy không phải là một sự lựa chọn có ý thức mà là kết quả tất yếu của mối liên hệ bên trong và nhất định. Bởi hiện thực trình độ

của lực lượng sản xuất, bởi các quy luật riêng biệt của xã hội nguyên thủy xuất hiện với quan hệ sản xuất phù hợp với nó. Một xã hội nguyên thủy chất phát ra đời chứ không thể là một xã hội nào khác.

Sự phủ định biện chứng dẫn đến ra đời cái mới thay thế cho cái cũ, là quá trình chuyển hóa của sự vật, hiện tượng từ hình thái thấp sang hình thái cao hơn. Quá trình trên diễn ra một cách tự nhiên mang tính quy luật vốn có của nó. Sự phủ định với cách thức giữ lại những gì tốt đẹp nhất, tích cực nhất ở giai đoạn cũ để xây dựng cho một giai đoạn mới có hình thức cao hơn hình thức cũ. Sự phủ định là tự phủ định bản thân, làm kết thúc một trạng thái, một kết cấu vật chất bởi những lực lượng bên trong của sự vật. Chẳng hạn, trong mỗi chế độ xã hội có một hình thức sở hữu đặc trưng. Nhưng trong tiến trình phát triển, hình thức sở hữu đặc trăng này dần không còn phù hợp, gây ra những trở ngại cho sản xuất, buộc nó phải thay thế một hình thức cao hơn, hợp lý hơn. Chế độ công hữu của thời đại nguyên thủy được thay thế chế độ tư hữu sau đó, nhưng khi chế độ tư hữu cũng không còn hợp lý nữa, nó cũng được thay thế trở lại chế độ công hữu. Tuy nhiên, chế độ công hữu không như ở thời nguyên thủy mà ở yêu cầu cao hơn là do điều kiện khách quan của lịch sử, sự phát triển đó tuân theo các quy luật của xã hội.

Một phần của tài liệu NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ VIỆC VẬN DỤNG VÀO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở HUYỆN HƯƠNG TRÀ, THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY (Trang 27 -30 )

×