7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực trẻ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
Có thể nói, chất lượng nguồn lực biểu hiện ở hàm lượng trí tuệ, trong đó phải kể tới những người lao động có học vấn và kiến thức, có tay nghề thành thạo được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với nền khoa học, công nghệ hiện đại. Ngày nay người ta thường nói đến tính vô tận, tính không cạn kiệt của nguồn lực con người chính là nói tới yếu tố trí tuệ. Trí tuệ của con người ngày càng
phát triển và có tác động mạnh mẽ nhất đối với sự tiến bộ và phát triển xã hội và trí tuê ̣ đó chủ yếu khai thác ở nguồn nhân lực trẻ, nếu như chúng ta đầu tư tốt.
Phát triển nguồn nhân lực trẻ đã được nhiều nước phát triển thực hiện và các nước này đã thu hoạch những kết quả tốt. Ở Việt Nam, công tác này còn thiếu sự quan tâm thấu đáo, mới chỉ phát triển ở những ngành nghề đặc thù và mặc khác, cũng do nghành giáo dục nước ta còn tồn tại nhiều vướng mắc. Việc hoạch định chính sách, nhiều nhà khoa học đã lưu ý về sự liên hệ giữa khái niệm “tuổi trẻ” với “nguồn nhân lực trẻ”. Hai khái niệm này không đồng nhất mặc dù chúng có nhiều điểm tương đồng. Bởi lẽ, tuổi trẻ mới chỉ là một phần, một điều kiện tự nhiên của nguồn nhân lực. Để trở thành nguồn nhân lực, tuổi trẻ đó phải được đào tạo về chuyên môn nghề nghiệp, về phẩm chất đa ̣o đức, chính trị và các yêu cầu khác để có thể sẵn sàng tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội khi đất nước.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hôm nay cần một lực lượng lao động có kỹ thuật, chuyên môn, tay nghề cao nhưng nếu đó là một lực lượng trẻ lại càng tạo những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển kinh tế bền vững và nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhận thấy, ngoài những đặc điểm chung của nguồn nhân lực, nguồn nhân lực trẻ có những nét riêng như: sự năng động trong công việc, nhạy bén với tri thức khoa học mới, trẻ hơn nên sức khỏe cũng tốt hơn đảm bảo sự tìm tòi, đam mê, sáng tạo, nắm bắt nhanh công nghệ; có tư duy tốt, có ý chí phấn đấu, không ngại đương đầu với những khó khăn, gian khổ…Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa có thể trải quá trình lâu dài nên việc đào tạo nguồn nhân lực trẻ sẽ gây ra những khó khăn trước mắt nhưng lại đáp ứng cho việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội trong tương lai xa hơn. Không những thế, đào tạo nguồn nhân lực trẻ sẽ cắt giảm bớt chi phí cho hoạt động đào tạo, bởi trong những năm trước đây ngân sách nhà nước dùng để đào tạo lại, đào tạo tràn lan là rất tốn kém, vừa mất thời gian nhưng lại đem lại hiệu quả thấp. Tuy nhiên, với tuổi trẻ, mặc dù đã qua đào tạo chuyên môn nhưng có thể kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác còn thiếu, tâm lý hay thay đổi, thiếu tầm nhìn. Vì thế cần phải có chính sách thiết thực để bồi dưỡng kỹ năng cũng như rèn luyện nhân cách để có phát huy hết thế mạnh của nguồn nhân này.
Lực lượng thanh niên là nguồn tiềm năng cho lực lượng lao động trẻ. Vai trò của tầng lớp này được Báo cáo chính tri ̣ của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X nhấn mạnh về viê ̣c phải tăng cường công tác thanh niên trong thời kỳ công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa và nhận thức rằng lực lượng thanh niên phải đặt đúng vi ̣ trí trung tâm trong chiến lươ ̣c phát huy nhân tố con người. Ðể thực hiện được điều này Ðại hội Đảng lần thứ XI một lần nữa khẳng định: “Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống, tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ. Khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực” [11, tr.242]. Vì thế, các nhà quản lý cần có các chính sách đối với thế hệ trẻ ngày càng được hoàn thiện theo xu hướng cụ thể và sát thực hơn. Việc chỉ đạo và phân công trách nhiệm đối với công tác chăm sóc, giáo dục bồi dưỡng thanh, thiếu niên được thể chế hóa rõ ràng hơn nhằm tập hợp mọi nguồn lực của xã hội cho sự phát triển đội ngũ có vai trò quan trọng này. Ðây là những định hướng quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ trong tương lai.
Vừa hồng phải vừa chuyên, ngoài việc nâng cao năng lực chuyên môn, việc giáo dục, định hướng nhân cách, nhận thức chính trị, tư tưởng cho lực lượng thanh niên có ý nghĩa thiết thực trong việc đảm bảo yêu cầu về nguồn nhân lực hôm nay. Ngày nay, cơ chế thị trường luôn tác động không nhỏ đến xã hội nói chung và thanh niên - nguồn nhân lực trẻ nói riêng. Vì vậy, việc giáo dục, định hướng cho lực lượng này biết vượt qua những thách thức về lối sống để giữ vững được đạo đức, lý tưởng trong sạch, có bản lĩnh vững vàng trước những cám giỗ vật chất của đời thường. Khảo sát cho thấy, tỷ lệ thanh niên tích cực phấn đấu để gia nhập tổ chức Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng sản Việt Nam ngày càng cao. Đây là nơi để cho thanh niên nâng cao nhâ ̣n thức chính tri ̣ cho bản thân, giáo du ̣c lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hô ̣i và chủ nghĩa anh hùng cách ma ̣ng. Bên cạnh đó, để đào tạo nguồn nhân lực trẻ, hằng năm tổ chức Đoàn cần tư vấn, hướng nghiệp cho một số lượng đoàn viên, thanh niên, học sinh tham gia dạy nghề, và giới thiệu việc làm cho
họ. Ngoài ra phải có chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo trẻ tạo bước đột phá trong công tác phát triển nguồn nhân lực, sử dụng cán bộ trẻ để tạo nguồn cán bộ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Ở mặt khác, ngoài việc nâng cao về mặt bằng dân trí chung, xã hội phải luôn tạo điều kiện cho lực lượng thanh niên tiên tiến là những người có trí thông minh, có năng lực tư duy, say mê sáng tạo phát huy hết khả năng của mình và có điều kiện vượt lên trước. Vì vậy, chính sách phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng tốt lực lượng thanh niên có tài năng nói trên sẽ làm xuất hiện nhiều nhân tài phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói, nếu điều kiện được chăm sóc và bồi dưỡng tốt, những năm tới đây sẽ là giai đoạn phát triển mạnh của những tài năng trẻ nhờ những phẩm chất tự nhiên vốn có và sự đầu tư mạnh mẽ vào các chính sách xã hội. Sản phẩm của xã hội với các nhân tài trẻ sẽ xuất hiện và đến lượt mình, những con người này lại đóng góp tích cực vào sự tiến bộ của xã hội.
Việc phát triển kinh tế - xã hội ở Hương Trà cần nhìn nhận lại vai trò của nguồn nhân lực trẻ. Với tiềm năng lớn về nguồn nhân lực này có thể phát triển để tạo ra sự đột phá mạnh mẽ trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thống kê cho thấy, dân số trong độ tuổi từ 15 đến 29 chiếm khoảng 27% dân số toàn thị xã Hương Trà (năm 2011). Qua các năm gần đây nguồn nhân lực trẻ được bổ sung đều đặn hằng năm khoảng 500 người. Với lượng này là điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo và sử dụng, vừa đủ số lượng để phân bổ cho tất cả các lĩnh vực mà vừa đảm bảo chất lượng tăng khả năng huy động để phát triển kinh tế - xã hô ̣i.
Có thể nói, xây dựng và phát triển đất nước mà thanh niên là lực lượng tham gia nòng cốt đã khiến cho họ ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò của mình. Với tinh thần xung kích, dám nghĩ dám làm, cộng thêm nhận thức chính trị của nguồn nhân lực trẻ được nâng cao, sẽ giúp họ tiếp tục duy trì tinh thần chủ động và tích cực trong lao động, sáng tạo. Thanh niên - nguồn nhân lực trẻ, chủ nhân tương lai của xã hô ̣i nếu đươ ̣c trang bi ̣ đầy đủ những kiến thức khoa ho ̣c, khi đó ho ̣ mới có thể nha ̣y bén để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế tri thức mà chúng ta đang hướng đến.