Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Nguyên lý về sự phát triển và việc vận dụng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực ở huyện hương trà, thừa thiên huế hiện nay (Trang 87 - 97)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Các giải pháp chung

Với phương châm, tập trung thay đổi nếp nghĩ, cách làm để từng bước thúc đẩy khoa học - công nghệ và phát triển nguồn nhân lực thực sự là khâu đột phá nâng cao hiệu quả nền kinh tế và tạo việc làm cho lao động. Để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, công tác đào tạo nguồn nhân lực không chỉ đưa ra những định hướng mà phải có những giải pháp để thực thi:

- Giải pháp về nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực

Trước hết cần phải nâng cao nhận thức của nhân dân và các cơ quan chức năng về tầm quan trọng và nhu cầu cấp thiết của công tác đào tạo nguồn nhân lực của địa phương. Phải cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân và các cơ quan tổ chức nhận thức rằng việc đào tạo và đáp ứng các nhu cầu đào tạo ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của địa phương. Cụ thể như: việc phát triển nguồn nhân lực phải chú ý ngay trong từng cơ quan, đơn vị, vì sự phát triển của mỗi cơ quan cũng ảnh hưởng chung đến sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương cần lao đông có tay nghề với việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội về dạy nghề, học nghề là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, phải nhận thức để cần tập trung ưu tiên cho dạy nghề; tạo sự thay đổi nhận thức của xã hội về hướng nghiệp và dạy nghề có ảnh hưởng sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương quyết định đối với việc lập thân, lập nghiệp để từ đó người dân thấy được vai trò của đào tạo nghề đối với việc tìm kiếm việc làm để nuôi sống bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống mà không chỉ duy nhất là con đường học đại học.

Sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hóa ngày hôm nay cần một đội ngũ nhân lực đảm bảo về chất lượng và hiệu quả. Vì thế, phải đổi mới nhận thức trong việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trẻ và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhất thiết phải mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có tầm vĩ mô của quốc gia, vì thế, chúng ta phải tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chiến lược đào tạo đến từng cơ quan, đơn vị, đến từng người dân để họ hiểu và cụ thể hóa những chính sách đó. Cùng với đó, việc đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo và cơ hội việc làm từ các doanh nghiệp cũng rất cần thiết nhằm đổi mới chính sách đào tạo và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

Thay đổi nhận thức của người dân, nhất là người dân ở nông thôn, miền núi phải từ bỏ ý nghĩ cho con em họ bươn chải để kiếm tiền trước mắt mà không đầu tư vào việc nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn sẽ đem đến một tương lai rộng mở hơn đối với mỗi người. Kế đến, phải tạo được chuyển biến nhận thức của các cấp, các nghành, các doanh nghiệp và nhân dân về tầm quan trọng của xã hội hóa chính sách giáo dục và đào tạo, góp phần xây dựng cộng đồng trách nhiệm của toàn thể nhân dân để mở rộng đầu tư, phát huy tiềm năng to lớn của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.

Như vậy, công tác giáo dục, tuyên truyền về nhu cầu lao động, về trách nhiệm trong đào tạo nguồn nhân lực cần phải được làm tốt, để mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều nhận thấy được trách nhiệm của mình. Những vấn đề trên cho thấy, đổi

mới tư duy và nhận thức của xã hội về công tác đào ta ̣o nguồn nhân lực cần được quán triệt mạnh mẽ hơn nữa.

- Giải pháp về phát triển kinh tế nhằm thu hút lao động trên địa bàn và giải quyết việc làm

Với mục tiêu phát huy nội lực, tranh thủ các yếu tố thuận lợi, tận dụng lợi thế so sánh của thị về địa thế, đất đai, tài nguyên, lao động ở địa phương, các cơ quan liên quan địa phương cần tập trung cho đầu tư phát triển kinh tế, từng bước hoàn thiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững. Thêm vào đó, gắn tăng trưởng kinh tế với tập trung mọi nỗ lực để xoá đói giảm nghèo, đẩy mạnh thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, đưa thị xã Hương Trà thành một trung tâm phát triển toàn diện, là thị xã có nền kinh tế trọng điểm của Tỉnh.

Trong ngành dịch vụ - du lịch, tập trung khai thác những dịch vụ có nhiều tiềm năng trên địa bàn nhất là dịch vụ thương mại, du lịch, y tế, giáo dục, văn hóa thể thao, xuất khẩu lao động, dịch vụ nhà ở và các dịch vụ công cộng khác; chú trọng khai thác tốt hơn thị trường nông thôn. Phát triển ngành dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề lao động, mở rộng tối đa cơ hội việc làm.

Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở bám sát nhu cầu thị trường, khai thác hợp lý tài nguyên phải coi trọng đổi mới công nghệ, tạo bước tiến về chất lượng, thu hút lao đô ̣ng trên địa bàn. Tiếp tục phổ biến, ứng dụng và chuyển giao công nghệ để phục vụ tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất; tăng cường hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp tư nhân, xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân. Tạo mọiđiều kiện thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, nhất là khu vực kinh tế tư nhân; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng cường củng cố kinh tế tập thể để tạo thêm việc làm trên địa bàn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Thị xã đang thực hiện phương án kêu gọi đầu tư, xây dựng khu công nghiệp trên địa bàn, chú trọng đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Tứ Hạ; các cụm

công nghiệp tiểu thủ công nghiệp để giải quyết việc làm cũng tạo ra nhiều nhu cầu lao động cho nhân dân, nhất là lao động có tay nghề.

Trong nông nghiệp, có chính sách tăng cường hỗ trợ nông dân thông qua các khoản tín dụng ưu đãi để mua sắm máy móc, trang thiết bị cho sản xuất; hỗ trợ kiến thức, khoa học trong sản xuất để nông dân tự tao việc làm và nâng cao năng suất lao động. Thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đào ta ̣o tay nghề cho nông dân. Tiếp tục triển khai tốt chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm.

-Giải pháp về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiê ̣u quả giáo dục và đào tạo

Mục tiêu chung đặt ra về sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Thị xã cần phải tiếp tục đổi mới, tăng cường đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho nhiệm vụ phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học; chú trọng công tác phổ cập giáo dục; đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân lực cho nông thôn để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Để thực hiện mục tiêu đó cần tập trung giải quyết một số vấn đề:

Trước hết, nền giáo dục của địa phương cần giải quyết vấn đề xóa nạn mù chữ ở một số bộ phận dân cư, tiến hành phổ cập trung học cơ sở và từng bước phổ cập trung học phổ thông và nhiệm vụ này là có khả thi.

Trong phương thức quản lý giáo dục cần phải đổi mới theo hướng hiện đại, hiệu quả theo hướng phân cấp hợp lý, phát huy tính sáng tạo nhằm huy động tất cả các tiềm năng của nguồn lực con người địa phương.

Trong công tác quản lý, chúng ta phải chú trọng xây dựng và chuẩn hóa đội ngũ quản lý giáo dục về trình độ quản lý, chuyên môn, về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. Các cơ sở đào tạo cần củng cố chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên; nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành nghề; và thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên tại các cơ sở đào tạo.

Hiện nay, Thị xã đang thiếu cơ sở để đào tạo, vì thế phải chú trọng xậy dựng các trường, trung tâm đào tạo để có điều kiện mở rộng quy mô, đa dạng hóa các

nghành học để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực qua đào tạo, nhanh chóng ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào công tác giáo dục và đào tạo.

Từ việc giải quyết một số vấn đề trên nhằm mục đích:

Trước hết phải nâng cao dân trí cho nhân dân, bởi khi người dân có trình độ thì mới có thể để áp dụng các kiến thức, khoa học công nghệ vào sản xuất khi đó mới nâng cao năng suất, nâng cao thu nhâp. Sự nghiệp công nghiệp hóa ở địa phương không thể không có lao động có chuyên môn, kỹ thuật. Vì vậy, việc nâng cao mặt bằng dân trí chung thì mới có điều kiện để nâng cao chuyên môn, tay nghề. Việc nâng cao mặt bằng dân trí phải từ giáo dục phổ thông. Thị xã phải tiếp tục giữ vững và phát triển các thành tích trong giáo dục phổ thông. Làm tốt công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, giữ tỷ lệ tốt nghiệp ở mức cao ở các bậc học ngành học; phải có định hướng nghề nghiệp cho học sinh trước khi học sinh bước vào việc chọn nghành, chọn nghề.

Sự nghiệp giáo dục, đào tạo ngày hôm nay mang tính chất xã hội hóa. Đây là sự nghiệp chung của toàn dân nên mỗi người phải có cộng đồng trách nhiệm chung tay để xây dựng. Xã hội hóa của giáo dục ở việc các cơ sở, các doanh nghiệp có thể xây dựng các trường bán công, dân lập.. nhằm chia sẽ bớt trách nhiệm của nhà nước,. Việc xã hội hóa con theo phương thức liên kết giữa cơ sở tuyển dụng và nơi đào tạo nhằm chia sẻ bớt chi phí đào tạo. Các thôn, xã phường, thị trấn, các dòng họ cần thiết lập các quỹ khuyến học để kích thích tất cả mọi người nổ lực không ngừng trong học tập.

Tiếp nữa, đào tạo nghề cho lao động

Việc nhận thức công tác đào tạo nghề có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế ở địa phương sẽ là cơ sở để đẩy mạnh đào tạo nghề. Đối với Thị xã, trong những năm tới cần tiếp tục phát huy công tác đào tạo nghề để giải quyết và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã trong tình hình mới. Giai đoạn hiện nay khi mà khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống trên địa bàn đang ngày càng mở rộng và phát triển, vì thế, tiếp tục tăng cường đào tạo nghề để đạt

được mục tiêu nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề và giải quyết nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp. Theo dự báo, những năm tới đây nhu cầu việc làm để phục sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương rất lớn, vì thế đào tạo nghề phải được tăng tốc, quyết liệt. Công tác đào tạo nếu có điều kiện để thực hiện tại địa phương, hoặc gửi đào tạo, hoặc có chính sách tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, để thực hiện điều này cơ sở vật chất phải tiến tục đầu tư, trang bị và hơn thế nữa, phải đầu tư để xây dựng trường trung cấp nghề để có thể đa dạng các nghành học. Bên cạnh đó, cần phối hợp với các trường đại học, trung tâm dạy nghề của Tỉnh xây dựng chương trình đào tạo và khuyến khích, thu hút người lao động trên địa bàn tham gia vào các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng lao động đối với những ngành nghề mà địa phương đang cần hoặc có khả năng phát triển.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đối với Hương Trà phần lớn dân cư sống ở nông thôn nên việc tổ chức dạy nghề bằng nhiều hình thức là rất quan trọng. Tập trung thực hiện việc tổ chức dạy nghề tại chỗ, dạy nghề lưu động, lấy nông dân dạy nông dân, học trực tiếp tại đồng ruộng, tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp… Qua đó, giúp người học nghề tiếp cận nhanh các ngành nghề được học, thực hành ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất để tạo việc làm cho chính mình, cũng như nhiều lao động khác. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn để đào tạo lực lượng lao lao động cho xã hội.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Ta có thể thấy được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đối với yêu cầu của kinh tế tri thức. Trước hết, phải có định hướng để tìm và tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với mục tiêu là phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã. Việc ta ̣o nguồn cho đội ngũ nhân lực chất lượng cao bao gồm viê ̣c phát triển trường trung học phổ thông thành trường trọng điểm; đẩy mạnh việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở để

học sinh có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ kinh tế - xã hội của Thị xã trong những năm tới ở Thị xã không có đủ điều kiện. Vì vậy, với chính sách này có thể cử đi đào tạo, có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác.

Ngoài ra, việc bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp với thực tiễn của địa phương trong từng giai đoạn phải được thực hiện kịp thời. Bởi vì xu thế hiện nay có những thay đổi rất nhanh chóng, nếu không bồi dưỡng kiến thức, học tập sẽ bị lạc hậu, sẽ khó hoàn thành công việc, trách nhiệm của mình.

Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phải tập trung vào một số ngành mũi nhọn, có lợi thế của địa phương như: du lịch, dịch vụ, giáo dục…nhằm phát huy hết tất cả các tiềm năng về con người và tài nguyên của địa phương.

- Đào tạo gắn liền quy hoạch, sử dụng, việc làm

Chỉ là một khâu trong phát triển nguồn nhân lực, vì vậy, muốn hoạt động đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả đòi hỏi nhà quản lý phải gắn với quy hoạch, sử dụng.

Để đào tạo phải có quy hoạch cụ thể chi tiết. Trong điều kiện Thị xã chưa có quy hoạch thì phải dựa trên cơ sở quy hoạch của Tỉnh để gắn với địa phương của mình. Nhưng đào tạo phải có chương trình hằng năm, từng giai đoạn để mỗi năm, mỗi giai đoạn đó đưa ra các mục tiêu và thực hiện các biện pháp khác nhau. Đối với Thị xã, nhiệm vụ này thuộc về ủy ban nhân dân Thị xã.

Hiện nay tình tra ̣ng kết hợp giữa đào tạo và sử dụng chưa đồng bộ, các cấp chính quyền nên có kế hoạch đào tạo và sử dụng nhằm phục vụ cho những mục tiêu để không dẫn đến tình trạng lãng phí, phân bố không đồng đều trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Việc bố trí trí cán bộ, công nhân viên vào từng vị trí phải thực hiện một cách khoa học, đúng chuyên môn, đúng ngành nghề nhằm phát huy hết năng lực,

Một phần của tài liệu Nguyên lý về sự phát triển và việc vận dụng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực ở huyện hương trà, thừa thiên huế hiện nay (Trang 87 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w