Đào tạo nguồn nhân lực cho nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đạ

Một phần của tài liệu Nguyên lý về sự phát triển và việc vận dụng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực ở huyện hương trà, thừa thiên huế hiện nay (Trang 76 - 79)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Đào tạo nguồn nhân lực cho nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đạ

Nhận thấy rằng, vai trò của các nguồn lực tự nhiên đóng là quan trọng nhưng nguồn lực con người là yếu tố then chốt, quyết định sự thành bại đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng miền. Qua thực tế các nước trong khu vực và trên thế giới có nền kinh tế phát triển đều gắn chặt với chiến lược phát triển con người. Ở các nước này, chẳng hạn như Nhật Bản, từ chỗ bắt đầu từ nền kinh tế kém phát triển, ảnh hưởng của chiến tranh tàn phá, tài nguyên khan hiếm và kiệt quệ nhưng với phẩm chất con người bẩm sinh cộng với sự nhạy bén vào việc đầu tư khai thác và phát triển nguồn nhân lực nên họ đạt được những thành tựu nổi bật như: tạo ra sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh hơn. Để có quá trình đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, chuẩn bị tốt một lực lượng lao động dồi dào và có phẩm chất, năng lực cao thì công tác quy hoạch nguồn nhân lực ở Hương Trà cần phải tiến hành kịp thời và có những kế hoạch lâu dài và cụ thể ngay những bước đầu tiên.

-Về giáo dục phổ thông

Chăm lo cho việc nâng cao trình độ dân trí, sự nghiệp giáo dục Hương Trà với mục tiêu tổng quát: nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, gắn giáo dục - đào tạo với phát triển kinh tế - xã hội, phát huy nội lực gắn với hội nhập và hợp tác để đào

tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục - đào tạo gắn với liên doanh, liên kết, hợp tác để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực huy động vốn đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Việc thực hiện mục tiêu tổng quát gắn với mục tiêu cụ thể:

- Cung cấp những kiến thức phổ thông cơ bản, có hệ thống, tiếp cận với trình độ chung của quốc gia, khu vực và thế giới; tạo dựng và kích thích tính chủ động, tích cực và sáng tạo, giúp cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời coi trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, pháp luật và truyền thống văn hóa cho học sinh.

- Giáo dục phổ thông phải có sự liên kết chặt chẽ với giáo dục kĩ thuật nghề nghiệp, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương để tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh khi tham gia vào thị trường lao động, tạo mọi điều kiện phát huy năng lực của mỗi học sinh trong việc lựa chọn ngành nghề đào tạo sau bậc trung học hoặc tìm việc làm.

- Tiến tới phổ cập trung học cơ sở trên toàn Thị xã. -Về đào tạo

Nằm trong quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2020, quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương được thực hiện với quan điểm: Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng cao, bền vững, an sinh xã hội tốt, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam. Thứ hai, phát triển nhân lực với cơ cấu ngành nghề hợp lý, đảm bảo số lượng và chất lượng; phát triển nhân lực có trọng tâm, trọng điểm. Thứ ba, phát triển nhân lực là nhiệm vụ, trách nhiệm chung của toàn xã hội. Thứ tư, quy hoạch hệ thống đào tạo đồng bộ, đáp ứng các điều kiện về: đội ngũ giáo viên, giảng viên, chương trình, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho phát triển nhân lực trên các lĩnh vực có lợi thế, theo kịp trình độ trong khu vực và hội nhập quốc tế. Thứ năm, tăng cường vai trò

quản lý nhà nước trong phát triển nhân lực theo quy hoạch; huy động nguồn lực đầu tư thông qua các cơ chế, chính sách thu hút, liên kết, hợp tác trong và ngoài nước.

Thấy rằng, đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp là thành tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến quá trình phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, muốn có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường lao động, song song với các cơ chế chính sách sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, cần phải tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo. Vì thế, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương với những mục tiêu:

- Đào tạo nguồn nhân lực phải đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng. Về mặt chất lượng, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng nghề nghiệp tốt, tác phong chuyên nghiệp, năng động, có phẩm chất phục vụ yêu cầu xây dựng thị xã Hương Trà thành trung tâm kinh tế, văn hóa của Tỉnh. Hiện nay, trong khi cơ cấu đào tạo lao động đang mất cân đối; tỷ lệ công nhân lành nghề, lực lượng lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm rất ít. Vì thế, đào tạo phải đảm bảo cơ cấu nhân lực phù hợp.

- Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong đó tỉ lệ thợ bậc cao, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, chuyên gia kỹ thuật; nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo ở nông thôn đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng như phục vụ xây dựng nông thôn mới thành công.

- Trong giai đoạn từ nay hướng tới năm 2020, để trở thành mô ̣t thị xã phát triển, Hương Trà thực sự cần có một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, có năng lực trong tổ chức, điều hành, quản lý xã hội; một đội ngũ cán bộ khoa học để nghiên cứ khoa học và ứng dụng các khoa học công nghệ, đội ngũ doanh nhân; chú trọng nguồn nhân lực ở các ngành mũi nhọn. Đây là một nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định cho sự nghiệp phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà.

Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện các nhiệm vụ: Tiếp tục phát triển hệ thống trường, trung tâm giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề, tạo điều kiện xây dựng và nâng cấp trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp, dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch - dịch vụ. Thu hút đầu tư trong lĩnh vực kinh tế để tiếp tục đa dạng hoá hệ thống các trường trung học

chuyên nghiệp và dạy nghề. Tiếp tục bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục và đào tạo nghề. Thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng về công tác.

Kế hoạch phát triển về nguồn nhân lực phải đi liền với công tác dự báo về nguồn nhân lực. Nhiệm vụ này rất cần thiết, bởi vì đây là cơ sở của các dự báo khác, là nơi để có nguồn tài liệu quan trọng trong việc hoạch định các mục tiêu, giải pháp trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là căn cứ để ban hành các chính sách quản lý kinh tế - xã hội trong những giai đoạn nhất định. Việc dự báo nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở dự báo số lượng lao động trong mà cần chú ý đến biến động về chất lượng của lao động đó. Đồng thời, kết hợp tốt giữa công tác dự báo, hoạch định chính sách với việc tổ chức tham vấn các chuyên gia giáo dục, nhà khoa học và khảo sát thực tiễn để đưa ra những cơ chế, chính sách phù hợp trong quản lý giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân tài cho Thị xã. Theo dự báo dân số toàn Thị xã đến năm 2015 khoảng 120.000 - 150.000 người, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 75%. Hương Trà phấn đấu mỗi năm đào tạo cho 500 - 600 lượt người, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của địa phương đến năm 2015 đạt 60%, 70% năm 2020. Đồng thời đảm bảo giai đoạn 2011-2015 có 70 - 80% số lao động học nghề có việc làm hoặc tự tạo việc làm. Phấn đấu giải quyết việc làm mới mỗi năm cho 1.500 lao động (Theo Phòng Lao đô ̣ng - Thương binh - Xã hô ̣i Hương Trà).

Như vậy, việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ về đào tạo nguồn nhân lực là một bước cơ bản thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thị xã nhanh chóng thành công.

Một phần của tài liệu Nguyên lý về sự phát triển và việc vận dụng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực ở huyện hương trà, thừa thiên huế hiện nay (Trang 76 - 79)