Tính kế thừa của sự phát triển

Một phần của tài liệu Nguyên lý về sự phát triển và việc vận dụng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực ở huyện hương trà, thừa thiên huế hiện nay (Trang 34 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Tính kế thừa của sự phát triển

Tính kế thừa của sự phát triển ở sự vật, hiện tượng là đặc trưng cơ bản nhất của phủ định biện chứng, trở thành mắc xích quan trọng nhất trong xu hướng phát triển của sự vật. Nhờ có kế thừa trong sự phát triển mà những đặc điểm tích cực sẽ được giữ lại trong cái mới. Và như thế làm cho sự vật càng ngày càng trở nên hoàn thiện hơn.

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, sự phát triển không chỉ là sự ra đời cái mới mà còn phải kế thừa nền tảng từ trước của nó. Sự phát triển là tự thân nên phủ định biện

chứng không thể thủ tiêu, phá bỏ hoàn toàn cái cũ. Cái mới ra đời trên nền tảng của cái cũ, là sự tiếp tục phát triển cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lạc hậu đồng thời giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực và tiếp tục bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện thực.

Như vậy, sẽ không có bất cứ cái mới nào ra đời và tồn tại, phát triển mà không dựa trên một phần nào đó, những yếu tố tích cực của cái cũ. Sự vật hiện tượng mới ra đời không phải là ngẫu nhiên, tự dưng mà có, nó hình thành và phát triển trên cơ sở tiếp thu, chọn lọc, cải tạo của cái cũ. Chẳng hạn như, tư tưởng Hồ Chí Minh, một trong những nguồn gốc sinh ra là sự phát triển có kế thừa tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trong tư tưởng của mình, Người tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa phương Đông chủ yếu của Nho giáo và Phật giáo như lòng vị tha, tư tưởng từ bi bác ái, triết lý hành đạo giúp đời, tu thân dưỡng tính; của phương Tây như tư tưởng tự do, bình dẳng, bác ái, dân chủ, nhân quyền. Nhưng đồng thời, những tư tưởng đó phải có sự gạn lọc cho phù hợp với đạo đức, truyền thống, nhân cách của con người Việt Nam.

V.Lênin nói rằng: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (phủ định của phủ định)” [29, tr.112]. Quá trình phủ định biện chứng đi từ trình tự cái “khẳng định đến phủ định và từ phủ định đến phủ định của phủ định”. Ban đầu với “cái khẳng định” với tư cách là cái “duy trì sự tồn tại của đối tượng”, xuất hiện dần trong nó những mặt đối lập và tác động lẫn nhau làm cho sự vật, hiện tượng chuyển hóa thành cái khác - hình thức “cái phủ định”. Với cái phủ định cũng là một cái gì đó xác định, một nội dung nhất định. Đến khi sự thống nhất giữa cái khẳng định và cái phủ định nắm được các yếu tố và liên hệ bản chất diễn ra ở “vòng khâu phủ định của phủ định”, sự vật, hiện tượng khắc phục được những hạn chế của giai đoạn trước, tiếp thu những thành quả để tái lập cái khẳng định mới ở cơ sở cao hơn.

Sự ra đời của cái mới không phải là điều gì ngẫu nhiên, cũng không phải hình thành trên một mảnh đất trống rỗng nào, mà trái lại, nó được hình thành và phát triển

trên sự kế thừa có chọn lọc. Vì thế, cái mới hình thành có trình độ cao hơn, có cấu tạo phức tạp hơn và bản chất cũng trở nên hoàn thiện hơn. Trong các mặt, các yếu tố của sự vật cũ hay trong chế độ xã hội cũ, một đặc trưng, một phẩm chất đạo đức nào đó của tự nhiên hay của con người bao giờ cũng chứa đựng những mảng, những yếu tố hợp lý. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng như là lặp lại cái cũ nhưng trên một trình độ cao hơn.

Tính kế thừa của sự phát triển gắn liền với quá trình phủ định cái cũ, cái không thích hợp với những tàn tích của kết cấu cũ mà còn phải bổ sung thêm những đặc điểm mới. Quá trình tiêu diệt cái cũ diễn ra càng nhanh, càng triệt để thì sự phát triển diễn ra càng nhanh và vững chắc hơn. Khi sự phát triển có tính kế thừa, tạo ra sự vật mới có hình thức cao hơn, nội dung phong phú hơn và cũng sẽ có sức sống mãnh liệt hơn. Vấn đề này biểu hiện rõ khi Việt Nam chúng ta bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lý luận về mô hình chủ nghĩa xã hội mà các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác nói đến cũng không phải để các nhà lãnh đạo của các nước vận dụng một cách râ ̣p khuôn. Bởi vấn đề còn lưu ý, khi mỗi nước có những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, truyền thống văn hóa của từng dân tộc khác nhau nên chủ nghĩa xã hội ở từng nước sẽ xây dựng cũng có những đặc thù không thể nước nào cũng giống nước nào được. Trở lại, khi chúng ta lấy mô hình kinh tế tập trung, bao cấp mà Liên Xô áp dụng vào Việt Nam, chúng ta không nhận thức được rằng, những đặc trưng riêng biệt bên cạnh tính phổ biến của mô hình nên không thể dễ dàng áp dụng cho bất cứ nước nào, thời điểm nào. Trong khi áp dụng, chúng ta đã dần dần nhận ra có những biểu hiện không phù hợp, ngày càng có những “khuyết tật” bởi sai lầm về cơ chế, chính sách. Bởi vì với nước ta ở vào thời điểm đó, tầm vóc kinh tế - xã hội còn quá “nhỏ bé” không đủ sức để gánh vác hết những cơ chế của mô hình kinh tế đó. Rút ra bài học từ những vấp phải, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường đi riêng phù hợp với điều kiện khách quan với mục tiêu ở từng thời kỳ, từng chặn đường, từng giai đoạn cụ thể để có thể tiến những bước vững chắc trên con đường “chinh phục” chủ nghĩa xã hội với những đặc trưng riêng của Việt Nam. Kế thừa những thành tựu rực rỡ về kinh tế của nhân loại, sẽ mang đến cho đất nước những cơ sở

vững chắc cho việc “tiến nhanh, tiến mạnh”, rút ngắn thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, “sức sống” chủ nghĩa xã hội ở nước ta mỗi ngày càng mãnh liệt hơn.

Biểu trưng cho quá trình quá trình phủ định biện chứng theo cách gọi của V.Lênin là đường “xoáy trôn ốc”. Khi nói về sự phát triển là những đường xoáy ốc, nó không chỉ giả thiết sự phát triển theo hướng tiến bộ nói chung mà trong đó còn có sự vận động thụt lùi tạm thời. Đường xoáy ốc này cũng không phải một đường thẳng mà quanh co trong đó có sự kết hợp giữa tiến bộ và thoái bộ. Sự thoái bộ trong sự phát triển chỉ là một bước lùi tạm thời trong cái chỉnh thể đang vận động, phát triển. Một bộ phận nào đó có hiện tượng thoái bộ là do sự tiến bộ của loài khác, mặt khác trong chỉnh thể đó gây nên. Nhưng tất cả những điều đó không làm mất tính tiệm tiến của sự phát triển. Từ thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong các tác phẩm của mình, V.Lênin chỉ ra rằng, không loại bỏ tất cả mà cần phải học hỏi ở chủ nghĩa tư bản trong lĩnh vực tổ chức quản lý, các thành tựu khoa học công nghệ khi xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không những vậy, vấn đề kế thừa cũng được đặt ra trong sự phát triển của bản thân xã hội xã hội chủ nghĩa ở trong các hình thức kinh tế, chính trị, văn hóa… Cả hai mặt kế thừa trên đều đảm bảo cho tính phát triển của hiện thực, chủ nghĩa xã hội kế thừa chủ nghĩa tư bản những nhân tố hợp lý, nó tương ứng cho sự đứt đoạn của tính tuần tự lịch sử, tích lũy về lượng để thực hiện “bước nhảy vọt” về chất từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội. Cái khác nữa, phải đảm bảo cho chủ nghĩa xã hội có quá trình biến đổi dần dần về lượng trong bản thân nó. Sự “đan chéo độc đáo” của hai kiểu tính kế thừa bộc lộ rõ nét tính chất quá độ của thời đại. Rõ ràng, đối với việc làm này chỉ có lợi cho chủ nghĩa xã hội mà không bao giờ có hại, vì những thành công đạt được chỉ có thể đo được bằng sự khéo léo mức độ cải tạo, sử dụng “cái cũ” ở trong cái mới. Vì lợi ích của tiến bộ của loài người, vì tính nhân đạo, chủ nghĩa xã hội có thể kế thừa tất cả những gì tốt đẹp mà lịch sử loài người đã tạo ra trước đây, qua đó thể hiện tính ưu việt của chế độ này.

Một phần của tài liệu Nguyên lý về sự phát triển và việc vận dụng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực ở huyện hương trà, thừa thiên huế hiện nay (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w