0
Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ VIỆC VẬN DỤNG VÀO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở HUYỆN HƯƠNG TRÀ, THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY (Trang 68 -75 )

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.2. Về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực

- Công tác giáo dục phổ thông

Nhấn mạnh vai trò của giáo dục và đào tạo, Đảng ta xác định rằng: “Giáo du ̣c và đào ta ̣o có sứ mê ̣nh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan tro ̣ng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Viê ̣t Nam” [11, tr.77]. Nhận thức được điều này các cấp lãnh đạo đã quan tâm và thực hiện tốt công tác giáo dục phổ thông. Trong những năm qua, số lượng học sinh phổ thông qua các năm trong xu thế ổn định, năm học 2009 - 2010 là 23.140 học sinh, năm học 2010 - 2011 là 23.156 học sinh, trong đó năm học 2010 - 2011 có 4.516 học sinh phổ thông trung học (Nguồn: Phòng Giáo dục Hương Trà). Tỷ lệ tốt nghiệp luôn giữ ở mức cao. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu được chú trọng và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Phong trào thi đua dạy giỏi ở các trường được triển khai thực hiện đem lại kết quả tốt. Như thế có thể nói, số lượng học sinh ổn định, phong trào thi đua học tập được chú trọng thường xuyên là những điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng trong công tác giáo dục.

Nhiệm vụ giáo dục đạt được nhiều thành quả hết sức quan trọng và có nhiều điểm nỗi bật trước hết là nhờ hệ thống và qui mô giáo dục phát triển ngày càng ổn định, hoàn chỉnh và phát triển rộng khắp từ đồng bằng cho đến miền núi, vùng ngang ven biển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân địa phương. Việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, triển khai thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động đem lại kết quả tích cực và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Cơ sở vật chất

trường lớp, sách, thiết bị được tăng cường theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, đồng bộ và hiện đại. Ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Hương Trà ngày càng tăng, năm 2010 là 71600 triệu đồng đến 2011 là 75700 triệu đồng, chiếm khoảng 8% tổng vốn đầu tư trên địa bàn Thị xã, từng bước giải quyết khó khăn và tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập (Nguồn: Niên giám thống kê 2011). Trong những năm qua, Hương Trà đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng cở sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đồ dùng hạy học để các trường học sớm có thể trở thành trường đạt chuẩn quốc gia và đến nay đã có 19 trường đạt chuẩn.

Như vậy, công tác giáo dục huy động số lượng đạt kế hoạch đề ra, công tác huy động học sinh đến trường ngày một ổn định. Chất lượng giáo dục được nâng lên theo hướng đồng đều giữa các vùng, miền, giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được về giáo dục những năm qua, vẫn còn nhiều khó khăn cần quan tâm và đầu tư như cơ sở vật chất gồm các phòng chức năng còn thiếu, một số trường học đã xuống cấp và biểu hiện đó dẫn đến hệ quả là chất lượng giáo dục ở một số trường mặc dù đã được đầu tư nhưng vẫn còn thấp.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Thị xã luôn được các tổ chức chính trị xã hội quan tâm; đội ngũ cán bộ, giáo viên không ngừng nỗ lực, phấn đấu trau dồi phẩm chất đạo đức nghề giáo, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua do ngành phát động, nhất là cuộc vận động

mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, tự sáng tạo. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn nghành giáo dục được bổ sung cơ bản đủ về số lượng và được nâng lên về chất lượng; số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo tăng lên và hầu như đều đáp ứng nhu cầu cho công tác đào tạo. Nhờ đó đã làm cho lĩnh vực giáo dục đào tạo trên địa bàn Hương Trà trong nhiều năm trở lại đây phát triển khá toàn diện, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thị xã.

Công tác quản lý giáo dục ở địa phương có nhiều tiến bộ hơn, đã củng cố, kiện toàn đội ngũ làm công tác quản lý; phát huy hiệu quả, hiệu lực dựa trên cơ sở đổi mới, sáng tạo, dân chủ, đoàn kết, khoa học và hiện đại.

Chủ trương xã hội hóa giáo dục được các tổ chức, cá nhân và các giai tầng trong xã hội quan tâm, tham gia hưởng ứng tích cực. Có thể nói trong những năm qua, quỹ khuyến học luôn được các địa phương, các họ tộc huy động một cách có hiệu quả đặc biệt từ các tổ chức, cá nhân từ thiện, từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hương Trà đã ủng hộ hàng tỷ đồng trao học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó.

Về truyền thống, Thừa Thiên Huế nói chung và Hương Trà nói riêng là vùng đất hiếu học, tiêu biểu là các vùng đất học như Hương Văn, Hương Chữ. Phát huy truyền thống, từ trước cho đến nay, ở vùng đất này nhiều tấm gương học tập và đỗ đạt cao ở các trường cao đẳng, đại học ở Huế cũng như các trường trên toàn quốc và cả quốc tế. Hiện nay, số lượng người đang học đại học, cao đẳng khá đông, hằng năm một có số lượng lớn sinh viên, hoc sinh đang theo học các trường ở Đại học Huế cũng như các trường khác trong toàn quốc. “Đất nghèo nhưng giàu chữ”, mọi người luôn cố gắng động viên học sinh, sinh viên phải cố gắng, nỗ lực học tập để trở thành những công dân có ích. Đời sống nhân dân đã được cải thiện nhưng vẫn chưa được nâng cao. Vì thế, việc đầu tư cho con em được học tập còn hạn chế nhất định.

Như vậy, những thành tích về giáo dục của Thị xã trong những năm qua đạt được những kết quả đáng phấn khởi nhưng chỉ là bước đầu. Trong quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện Hương Trà, trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn đòi hỏi các tập thể, gia đình, các cá nhân phải có nhiều nổ lực, cố gắng hơn nữa để ngành giáo dục đạt được mục đích bước đầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Không những thế, chính sách giáo dục đòi hỏi phải có sự cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội cùng chung tay xây dựng.

- Công tác đào tạo nghề, bồi dưỡng lao động và giải quyết việc làm

Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa ở Hương Trà diễn ra nhanh chóng tạo áp lực không nhỏ cho công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động trên

địa bàn. Từ năm 2007 - 2011, Hương Trà đã đào tạo nghề cho trên 4.500 lao động. Trong đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 1.538 người và 1.554 người học bằng hình thức dịch vụ. Đặc biệt, tỷ lệ lao động học nghề được tạo việc làm sau đào tạo chiếm 70%; tạo việc làm mới hơn 4.600 người (Nguồn: Phòng Lao đô ̣ng -Thương binh - Xã hô ̣i Hương Trà).

Qua khảo sát, năm 2011 toàn Thị xã có 74.990 người trong độ tuổi lao đô ̣ng (chiếm 63,3% dân số). Nhưng lao động qua đào tạo nghề chỉ chiếm 20%. Gần đây, xu thế học nghề tăng lên rõ rệt ở Hương Trà với nhu cầu rất lớn. Hiện nay, địa phương có trên 6.500 lao động có nhu cầu học nghề; 167 cơ sở trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng 2.834 lao động qua đào tạo. Trước thực tế trên, Hương Trà đã đề ra nhiều chính sách phát triển đào tạo nghề, nhất là cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề để đáp nhu cầu của thị trường. Theo đó, việc dạy nghề cho lao động được thực hiện dưới nhiều hình thức như: dạy nghề ngắn hạn, dạy nghề chính quy tại cơ sở, dạy nghề lưu động, dạy nghề gắn với xuất khẩu lao động.

Việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng và tạo việc làm cho người lao động là vấn đề trọng tâm mang tính quyết định đến việc nâng cao năng suất lao động và tăng cường năng lực cạnh tranh của mỗi địa phương. Do đó, công tác đào tạo nghề cho lao động ở Thị xã được triển khai theo hướng đa dạng các loại hình đào tạo phù hợp với quá trình đô thị hóa, đáp ứng nhu cầu người học. Qua đó, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.

Cùng chung tay phát triển, trong nhiều năm qua công tác da ̣y nghề cũng được đầu tư và tài trợ của các dự án. Cơ sở vật chất của trung tâm dạy nghề từng bước được tăng cường, thiết bị đồ dùng, phương tiện dạy học được bổ sung. Cùng với sự phát triển về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giáo viên từng bước được nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác. Trong điều kiện còn nhiều mới mẽ, đội ngũ cán bộ, giáo viên đã biết phát huy tinh thần chủ động tìm tòi học hỏi kết hợp, tranh thủ sự hỗ trợ, bồi dưỡng từ các chương trình, sự giúp đỡ của các đơn vị đào tạo nghề trong Tỉnh nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ đào tạo không ngừng nâng lên.

Trung tâm dạy nghề đã thực hiện tốt sự liên kết, phối hợp với các đơn vị dạy nghề của Tỉnh và các đơn vị liên quan nên công tác đào tạo nghề đạt được những kết quả khá vững chắc. Hoạt động đào tạo bước đầu đã gắn với địa chỉ liên kết để sử dụng lao động. Cùng với việc nỗ lực xây dựng 13 chương trình đào tạo trình độ sơ cấp được Sở Lao động - Thương binh - Xã hội phê duyệt và tích cực thực hiện công tác liên kết, phối hợp với các cơ sở đào tạo đã những thành tích. Trong thời gian đó, Trung tâm đã đào tạo được tổng số 1.935 lao động, trong đó đào tạo theo Chương trình phát triển nông thôn: 672 người; đào tạo theo chương trình Mục tiêu Quốc gia và Quyết định 1956 của Thủ tướng là 886 người; đào tạo dịch vụ có thu là 397 người, 1.434 lao động đạt trình độ sơ cấp, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho 1030 cán bộ công chức, lao động có nhu cầu (Nguồn: Trung tâm dạy nghề Hương Trà).

Với sự phối hợp có kết quả với các đơn vị liên kết, các công ty xí nghiệp đóng trên địa bàn Thị xã, các cơ sở sản xuất nhỏ và các cá nhân tự tổ chức sản xuất tại các địa phương, cơ sở đào tạo nghề đã góp phần quan trọng giúp người lao động tìm được làm hoặc tự tạo việc làm sau đào tạo, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn.

Công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động ở thị xã Hương Trà đang ở giai đoạn tăng tốc nhanh chóng để kịp thời đáp ứng cho nhu cầu lao động ở địa phương. Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định 1956 về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân thị xã Hương Trà đã nhận thức được nhiệm vụ đào tạo nghề là rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như góp phần xây dựng thành công nông thôn mới. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo nghề của Thị xã còn khó khăn về đội ngũ giáo viên cơ hữu. Phần lớn giáo viên dạy nghề có năng lực nhưng vẫn còn thiếu về số lượng và chất lượng. Về cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị dành cho dạy nghề còn thiếu, lạc hậu và vẫn chưa được đầu tư thích đáng. Môi trường đào tạo như vậy dẫn dến lao đô ̣ng qua đào tạo nghề chưa đáp ứng nhu cầu về lao động của Thị xã đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quy mô đào tạo còn quá khiêm tốn về cả số lượng và chất

lượng trong khi đời sống nhân dân đang tăng lên và các doanh nghiệp đang được mở rộng quy mô sản xuất cần nhiều lao động và cả nhu cầu xuất khẩu lao động. Thị xã đã chú ý tới việc đa dạng hóa nghành nghề đào tạo nhưng để thỏa mãn cho nhu cầu phát triển kinh tế thì công tác đào tạo vẫn cần được đầu tư thêm. Ngoài ra, việc tuyên truyền, chính sách xã hội hóa chưa được mở rộng, sự kết hợp giữa các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động với trung tâm dạy nghề ở mức độ lưng chừng; nhận thức của một bộ phận nhân dân về học nghề còn hạn chế; chưa có chính sách hỗ trợ cho đối tượng cận nghèo tham gia học nghề. Những nguyên nhân trên dẫn đến công tác đào tạo nghề vẫn chưa được như kỳ vọng.

Qua khảo sát về tình hình lao động, việc làm của thanh niên trên địa bàn Thị xã thời gian qua, có thể nhận thấy, viê ̣c làm của thanh niên khá bấp bênh, nhất là thanh niên nông thôn. Ho ̣ có xu hướng vào các tỉnh phía nam để lập nghiệp, để giải quyết việc làm và tăng thu nhập. Những thanh niên ở lại địa phương chủ yếu tham gia vào làm việc tại các công ty, xí nghiệp trên địa bàn hoặc ở nhà làm đồng áng, các nghề thợ thủ công, nghề truyền thống. Tuy nhiên, mức thu nhập đem lại cho họ khá thấp. Thực trạng như trên đòi hỏi phải đẩy mạnh đào tạo nghề cho thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn cũng như chú trọng giải quyết việc làm sau khi họ đã qua đào tạo.

Việc bồi dưỡng kỹ năng cho lao động phổ thông cũng được chú trọng. Thị xã đã thường xuyên những khóa tập huấn ngắn hạn cho lực lượng lao động ở nông thôn ở các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Bên cạnh đó, tổ chức các khóa học dành cho nông dân diễn ra nhằm mục đích truyền đạt các kiến thức, ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp, tạo cho họ biết cách làm ăn để nâng cao thu nhập từ chính mảnh đất quê hương.

Việc đào tạo lại đối với cán bộ, người lao động của các doanh nghiệp cũng được thực hiện. Hiện nay, do những đòi hỏi mới trong công việc mà nhiều cơ quan, doanh nghiệp phải tiến hành đào tạo lại nguồn lao động của mình. Thực tế, do việc tuyển dụng, bố trí không đúng chỗ dẫn đến tình trạng lao động không đáp ứng đủ chuyên môn, được đào tạo nhưng chưa gắn lý luận với thực tiễn. Việc giáo dục đào

tạo chưa phát huy sáng tạo trong thực tiễn, tiếp cận và vận dụng công nghệ tiên tiến và vận dụng vào các hoạt động khó thực hiện.

Từ thực trạng nguồn nhân lực Hương Trà, có mấy nhận xét:

- Với việc thành lập Thị xã đã chứng minh sự phát triển kinh tế mạnh mẽ và đời sống ngày càng đi lên của người dân, làm biến đổi số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu nguồn nhân lực. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tác động tích cực đến việc phát huy và nâng cao năng lực người lao động nhưng cần có những chuyển biến mạnh mẽ hơn để thúc đẩy sự chuyển dịch lao động trong nông nghiệp sang các ngành nghề khác một cách tích cực.

- Công tác dân số, công tác xóa đói giảm nghèo, chương trình xây dựng nông thôn mới được nhân dân toàn Thị xã hưởng ứng tích cực đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất cho người dân nên một phần nào đó tạo sự chuyển biến tích cực cho sự huy động nguồn nhân lực đủ số lượng, có trình độ, có kỹ năng, có sức khỏe để tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thị xã.

- Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của người dân Thị xã đã được nâng lên ở tạo điều kiện cho việc hoạch định chính sách cho công tác nguồn nhân lực. Giáo

Một phần của tài liệu NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ VIỆC VẬN DỤNG VÀO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở HUYỆN HƯƠNG TRÀ, THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY (Trang 68 -75 )

×