0
Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Tính phổ biến của sự phát triển

Một phần của tài liệu NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ VIỆC VẬN DỤNG VÀO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở HUYỆN HƯƠNG TRÀ, THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY (Trang 30 -34 )

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Tính phổ biến của sự phát triển

Hêghen nói rằng: “Cả thời đại lẫn triết học của nó đều mang trong mình cùng một sự vận động”, chúng ta hiểu sự vận động, phát triển là khuynh hướng chung của sự vật, hiện tượng và chúng mang tính phổ biến. Sự phát triển không chỉ diễn ra trong tự nhiên mà cả trong xã hội lẫn tư duy.

- Trong tự nhiên

Biểu hiện của quá trình phát triển trong tự nhiên là những biến đổi của cơ thể sinh vật để ngày càng tăng cường sự thích nghi trước những thay đổi của môi trường, nâng cao khả năng tự sản sinh để thích ứng và hoàn thiện hơn quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

Sự phát triển trong tự nhiên được Ph.Ănghen chứng minh bằng các luận điểm ở các tác phẩm của mình. Trong “Biện chứng của tự nhiên”, khi phân tích vấn đề sự

sống, Ph.Ănghen cho rằng, sự sống là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của giới tự nhiên, với những điều kiện thuận lợi tích tụ trong quá trình các chất nguyên sinh sống ban đầu đã hình thành. Sự sống xuất hiện cũng là lúc lịch sử của nó bắt đầu và trải qua một thời kỳ tiến hóa. Mầm mống của sự sống đầu tiên là các thể anbumin chưa có kết cấu tế bào, qua nhiều lần phân hóa hàng tỷ năm đã hình thành nên các tế bào đầu tiên nhờ “một cái nhân và một cái màng bọc bên ngoài. Nhưng với cái tế bào đầu tiên ấy thì cơ sở cho sự cấu thành hình thức của thế giới hữu cơ cũng đã có” [39, tr. 480]. Quá trình vận động trong những đơn bào làm cho quá trình phân hóa cứ thế tiếp tục diễn ra phát triển thành những sinh vật đa bào. Từ đó, các sinh vật đa bào hình thành nên các loài thực vật đầu tiên, một số bộ phận khác tạo nên các động vật ban đầu và tiếp tục phân hóa thành lớp, bộ, họ, giống... Sự phát triển của sự sống từ kết cấu đơn giản cho đến phức tạp, từ bậc thấp lên bậc cao, từ động vật không xương sống đến động vật có xương sống. Và thành quả vĩ đại nhất của tự nhiên là sự tiến hóa từ động vật có vú với đến việc xuất hiện loài người sở hữu trong mình kỳ diệu nhất là bộ não, đã mở ra những trang sử đầu tiên về loài người. Giới tự nhiên có quá trình phân hóa vô cùng vô tận, mọi thứ vẫn cứ thế biến chuyển, vẫn phải tiếp tục nằm trong “guồng quay” của giới tự nhiên đó để hình thành nên những sản phẩm khác hơn, những sản phẩm tiến bộ theo tiến trình lịch sử.

“Tất cả những gì sinh ra đều đáng bị phải diệt vong”, mọi sự vật đều có tính hữu hạn của nó, có sinh ắc có diệt và tất cả phải đặt trong quá trình “tuần hoàn vĩnh cửu và phát triển vô hạn”. Giới tự nhiên vận động không ngừng. Xét về mặt lượng, vận động của vật chất không thể tự nhiên mà có, cũng không thể tự nhiên mất đi; về mặt chất, vật chất có khả năng chuyển từ một hình thức vận động này sang một hình thức vận động khác, khả năng đó tồn tại mãi mãi, không bao giờ mất đi. Từ đó có thể thấy, quá trình phát triển của giới tự nhiên là quá trình không có điểm kết thúc, các hình thức tồn tại của vật chất là hữu hạn, “ tổng thể vật chất và các quy luật vận động của nó mới vĩnh hằng”. [31, tr.876]

Khát vọng của con người luôn luôn hướng tới chinh phục tự nhiên và cải tạo xã hội hiện có để phục vụ cho những mục đích cao cả. Sự phát triển của trong xã hội thể hiện con người ngày càng làm chủ tự nhiên, xã hội để tiến lên thang bậc cao hơn trong sự nghiệp giải phóng con người.

Trong khi nghiên cứu sâu về sự phát triển của chủ nghĩa duy vật triết học, C.Mác đã mở rộng học thuyết của mình từ chỗ nhận thức giới tự nhiên tiến lên nhận thức xã hội loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử do C.Mác sáng lập đã đạt những thành tựu hết sức vĩ đại, xóa bỏ mọi “sự lộn xộn và sự tùy tiện” ngự trị trong các thời đại trước C.Mác.

Tiếp nhận có chọn lọc, C.Mác đề cao phương pháp của Hêghen, nhưng C.Mác nhận ra trong tính hệ thống Hêghen đã sai lầm khi không thấy sự vận động của hiện thực trong bản thân giới tự nhiên, trong xã hội. Phép biện chứng là một quá trình khách quan, không chỉ rút ra trong việc tìm hiểu tự nhiên mà cả trong xã hội. Việc C.Mác phân tích các vấn đề xã hội để rút ra các nguyên lý, phạm trù của phép biện chứng có ý nghĩa quan trọng cho việc hình thành lý luận nhận thức, hoàn thiện hơn phép biện chứng duy vật.

Trong “Tư bản”, C.Mác đã phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với tính cách là một cơ thể đầy đủ, trọn vẹn đang vận động, phát sinh, phát triển và tiêu vong. Sự phân tích của C.Mác “phát hiện trong các hiện tượng đơn giản ấy (trong cái “tế bào” ấy của xã hội tư sản) tất cả những mâu thuẫn của xã hội hiện đại. Sự trình bày tiếp theo vạch cho chúng ta thấy sự phát triển của các mâu thuẫn ấy và cái xã hội ấy” [30, tr.380]. Sự phân tích của C.Mác cho thấy, xã hội tư bản không phải là một “vật kết tinh cứng đờ” mà có khả năng tiến triển và chuyển hóa thường xuyên với sự đầy đủ tất cả các quy luật nội tại của nó bằng cơ sở, cách thức, con đường đi đến sự phát triển hình thành một chất mới, “cơ thể” mới, một phương thức sản xuất mới. Cũng phải khẳng định rằng, sự tiến lên từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội “không phải là một giấc mơ, không phải là sự ước mong thành kính mà là kết quả tất yếu không thể tránh khỏi sự phát triển của phương thức tư bản chủ nghĩa”.

- Trong tư duy

Sự phát triển trong tư duy chính biểu hiện ở quá trình nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ và đúng đắn về sự vât, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội. Quá trình đó đem lại cho con người tri thức về thế giới đưa con người ngày càng tiếp cận gần hơn với chân lý.

V.Lênin nói rằng: “Nếu tất cả đều phát triển, thì cái đó có áp dụng cho những khái niệm và những phạm trù chung nhất của tư duy không? Nếu không tức là tư duy không có liên hệ gì với tồn tại cả. Nếu có, thì tức là có phép biện chứng của nhận thức, phép biện chứng này có một ý nghĩa khách quan” [30, 270-271]. Rõ ràng, tư duy và tồn tại là có liên hệ, sự phát triển của hiện thực kéo theo sự thay đổi và phát triển của tư duy bởi tư duy có tính linh hoạt, mềm dẻo luôn luôn theo sát và thay đổi cùng với hiện thực. Không chỉ trong tự nhiên, trong xã hội mà cả ở trong tư duy, sự vận động, phát triển cũng diễn ra, chỉ trên cơ sở đó mọi hình thức của tư duy nhất là các khái niệm và phạm trù mới có thể phản ánh đúng đắn hiện thực luôn luôn vận động và phát triển.

Con đường vận động của khái niệm được V.Lênin cho rằng, sự con đường phát triển của các khái niệm cũng được triển khai từ việc nhận thức của các mặt đối lập từ mâu thuẫn. Quá trình phát triển khái niệm với phương thức tích lũy về lượng dẫn đến thay đổi về chất, tức là có sự chuyển biến về nội hàm sâu sắc thêm và ngoại diên được mở rộng hơn, hoặc tương tác với nhau để sinh ra các khái niệm mới. Từ đây, con đường vận động của khái niệm được khái quát: “Một là, các khái niệm cũ được bổ sung một nội dung mới cụ thể, phản ánh các quá trình sinh động; hai là, các khái niệm được xem xét trong sự phát triển, trong sự phối hợp và sự tòng thuộc; ba là, các khái niệm trong điều kiện mới chuyển thành mặt đối lập của mình và bốn là, cơ sở của sự chuyển hóa các khái niệm là đấu tranh của các xu hướng mâu thuẫn nhau” [58, tr.280]. Nhận thấy rằng, quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, cho nên khái niệm không phải thiết lập một lần là đã hoàn thành mà khái niệm luôn biến đổi và không xác định. Vì thế, khái niệm luôn được bổ sung và làm mới. Sự vật,

hiện tượng luôn luôn vận động và biến đổi, nhưng điều đó không có nghĩa trong bản thân nó không có sự ngưng động tạm thời, sự ổn định tương đối. Từ đó, bằng những dấu hiệu đặc trưng cơ bản mà khái niệm phản ánh bản chất của sự vật, nhưng khái niệm không bao giờ phản ánh một cách “đứng im”. Vận động của sự vật kéo theo sự vận động của những hình thức khái niệm, làm cho khái niệm luôn phải “làm mới” mình.

Những bước phát triển của khoa học gắn liền sự phát triển của khái niệm, quá trình đó làm cho khái niệm phản ánh ngày càng đầy đủ, sâu sắc về đối tượng. Qua một quá trình sẽ thay đổi, bổ sung, chỉnh hóa một số dấu hiệu cơ bản trong nội hàm của khái niệm để khái niệm có thể nói được hết thực chất đối tượng mà nó phản ánh. Ví dụ như, khái niệm giai cấp công nhân hiện nay không còn như trước, khi hiểu giai cấp công nhân là những người làm việc tập trung trong các nhà máy, xí nghiệp. Khái niệm giai cấp công nhân hiện nay được hiểu rộng hơn nhiều, trong đó bao hàm cả đội ngũ trí thức, cán bộ, các nhà nghiên cứu…Hay như trong toán học sơ cấp, quá trình vận động của số theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp của khái niệm số gồm những thang bật chính: số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực, số phức [51, tr.172]. Sự vận động của khái niệm “số” làm cho nội hàm sâu sắc, ngoại diên được phát triển. Ngoại diên của khái niệm số được nới rộng bởi hệ thống số ngày càng lớn hơn, còn sự phát triển về nội hàm là do bởi những thành tựu của khoa học đã phát hiện ra những dấu hiệu tổng quát với nội dung sâu sắc hơn, làm cho hệ thống số thống nhất ở một bật thang cao hơn.

Một phần của tài liệu NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ VIỆC VẬN DỤNG VÀO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở HUYỆN HƯƠNG TRÀ, THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY (Trang 30 -34 )

×