Sự nảy nở những tư tưởng, tình cảm mớ

Một phần của tài liệu Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 1945 (Trang 31 - 35)

Với chắnh sách kinh tế vơ vét của cải tài nguyên, thực dân đã biến Việt Nam thành xứ Ộbờ xôi ruộng mậtỢ và là một thị trường lớn tiêu thụ hàng hóa của chúng. Các đô thị mới ra đời trở thành những thị trường lớn, thông thương suốt ba miền Bắc, Trung, Nam. Ở các đô thị lớn, các thị xã, thị trấn, người dân đã tiếp xúc với lối sống văn minh tư sản và lối sống này đã tạo ra những biến đổi lớn trong sinh hoạt. Các chàng trai thị thành giàu sang đua nhau mặc Âu phục với những đôi giày da đen bóng. Các cô gái Bắc kỳ trước kia Ộđội nón thúng quai thao, bỏ tóc đuôi gà, dép sơn cong cớn, quần áo thâm lượt thượt, bộ xà tắch bạc bên hông với hàng tá chìa khóaỢ, thì nay đã Ộbỏ dép, bỏ nón, dùng giày mõm nhái, ô đenẦỢ. Cuối thập kỷ 20, Ộngười ta thấy xuất hiện nhiều cô thiếu nữ Hà thành mặt đánh phấn, đôi mày vọng nguyệt kẻ bằng mực bút tàu, giày cao gót, những cô Ộtân tiếnỢ nhất còn đi Ộxe lếchỢ, chơi pinh pông, ten nắtẦỢ[79; tr 22]

Nhịp sống trong xã hội thay đổi theo sự vận động của cơ chế mới - cơ chế của xã hội đồng tiền và quyền lực, phù hợp với chắnh sách vơ vét kinh tế của thực dân. Giờ đây, thay cho nhịp sống bình lặng là cuộc sống sôi động, bon chen, gấp gáp của nhiều giai tầng trong thị trường buôn bán lớn. Để có tiền, người ta phải tạo dựng nhiều mối quan hệ, phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Tầng lớp trắ thức, kẻ thì làm công chức phục vụ cho bộ máy thực dân, giúp việc cho các hãng buôn, người thì làm báo, viết văn, gia sưẦ Cuộc sống của người nông dân lưu tán đến chốn thị thành bám vào gánh hàng rong, cửa hàng nhỏ hoặc sống qua ngày bằng nghề bồi bàn, phu xe, vú em, và không ắt người trở thành lưu manh, gái điếm. Dù làm nghề gì, để mưu sinh trong xã hội mà quyền lực và đồng tiền ngự trị, những cư dân mới của thành thị phải thắch ứng với nhịp sống mới, phải luôn luôn động, chạy theo guồng máy nhộn nhịp, xô bồ với các mối quan hệ chằng chịt của xã hội thị thành.

Những đổi thay đó diễn ra từ đô thị tới nông thôn ở các mức độ khác nhau, với các tốc độ khác nhau song không phải không có sự kháng cự (dù là nhỏ) của người dân vốn mang nặng ý thức hệ tư tưởng phong kiến. Trong quan niệm và cách nhìn nhận của một số nhà nho có tinh thần dân tộc thì cái mới xuất hiện cùng với sự xâm lược của thực dân nên không được ủng hộ, bị bài bác. Song văn hóa, văn minh phương Tây với sức hấp dẫn của nó, thâm nhập, phát triển ngày càng mạnh mẽ đã tạo ra cuộc cách mạng trong đời sống tinh thần của người dân. Nhà phê bình Hoài Thanh đã lý giải quá trình thâm nhập và tác động này một cách chắnh xác: ỘẦnói làm sao cho xiết những điều thay đổi về vật chất, phương Tây đã đưa tới giữa chúng ta! Cho đến những nơi hang cùng ngõ hẻm, cuộc sống cũng không còn giữ nguyên hình ngày trước. Nào dầu tây, diêm tây, nào vải tây, chỉ tây, kim tây, đinh tây. Đừng tưởng tôi ngụy biện. Một cái đinh cũng mang theo nó một chút quan niệm của phương Tây về nhân sinh, về vũ trụ, và có ngày ta sẽ thấy thay đổi cả quan niệm của phương Đông.Ợ[131; tr 16].

Trước 1930, nhà nho - đại diện tiêu biểu cho hệ tư tưởng phong kiến (lực lượng sáng tác chủ yếu) đã mất niềm tin vào triều đình, hoài nghi với sách vở thánh hiền trước sức mạnh của thực dân và xã hội đồng tiền. Bên cạnh đó, do được tiếp xúc với

Tân thư, tầm mắt được mở rộng đã dần nhận ra sự lỗi thời của tư tưởng phong kiến trong sự so sánh với thế giới. Với họ, đạo Khổng với những giáo huấn về đạo trời, đạo quân - thần, thầy - trò, cha - con giờ đã không hợp thời và ngày càng trở nên xa vời, sáo rỗng. Thay vào đó là những quan niệm mới, thể hiện tư tưởng duy tân theo chiều hướng dân chủ tư sản. Những nhà nho tiến bộ có tinh thần dân tộc, yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng HiềnẦ đã đoạn tuyệt hoặc xa rời tư tưởng trung quân ái quốc để đến với tư tưởng yêu nước mới: Duy tân để tự cường. Tư tưởng yêu nước giờ đây là hành động chống thực dân, là ý thức duy tân với các hành động cách mạng, cải cách xã hội trên tinh thần dân chủ. Trước họa ngoại xâm, họ kêu gọi người dân đoàn kết, đấu tranh giành độc lập với ý thức nhất quán về quyền làm chủ: Nước là sản nghiệp của cha ông gây dựng nên bằng xương máu, mồ hôi, nước mắt:

ỘNghìn, muôn, ức, triệu người chung góp, Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà,

Người dân ta, của dân ta,

Dân là dân nước, nước là nước dân.Ợ

Và niềm lạc quan vào tương lai: Cốt người trong nước cùng nhau một lòng: ỘNếu cả nước đồng lòng như thế,

Việc gì coi cũng dễ như không. Không việc gì việc không xong,

Nếu không xong, quyết là không có trời.Ợ (Hải ngoại huyết thư - Phan Bội Châu)

Một số khác gửi gắm tinh thần yêu nước của mình vào hành động bài bác triệt để tất cả những gì liên quan tới thực dân (cấm con cái không được học tiếng Pháp, học trường của PhápẦ), nhưng họ cũng thấy rõ sự thất thế, lỗi thời của đạo Khổng trước sự xâm nhập, phát triển của lối sống văn minh tư sản. Do sợ hãi, nhiều người lặng lẽ lui về ở ẩn, nuối tiếc về một thời vàng son trong quá khứ, sống vô trách nhiệm với thời cuộc. Cũng có người bước vào cuộc sống sôi động với cách làm quen với các nghề viết văn, làm báo, dịch thuậtẦ như những cây bút Tây học đương thời. Có tinh thần dân tộc song chưa dám làm cách mạng nên họ thường gửi gắm, thể hiện khéo léo thái độ bất hòa với xã hội của mình qua sáng tác văn học và báo chắ. Cũng không ắt nhà nho, vì mưu cầu danh lợi, địa vị đã vứt bỏ khắ tiết, danh dự hùa vào ca ngợi, tâng bốc và trở thành tay sai đắc lực cho bộ máy tuyên truyền của thực dân. Với bọn nho này, tư tưởng bán nước, phản động đã thấm vào máu, đồng tiền và quyền lực đã trở thành mục đắch sống, bạc nhược, xu nịnh trở thành lẽ sống, phương châm hành động sống.

Từ 1930, tư tưởng dân chủ ngày càng ngấm sâu và thể hiện trên nhiều phương diện trong xã hội, đặc biệt là ở xã hội tư sản thị thành, nơi tập trung các giai tầng mới. Các tầng lớp quay cuồng chạy theo lối sống hưởng thụ văn minh vật chất. Giai cấp tư sản và tiểu tư sản đề cao, ca ngợi văn minh Âu - Mỹ, chống lại tư tưởng phong kiến bảo thủ lạc hậu đang kìm hãm sự phát triển của đời sống cá nhân con người. Đặt trong hoàn cảnh cụ thể (để truyền bá văn minh tư sản, để che đậy bản chất xấu xa, tâm địa độc ác và nhằm mị dân), thực dân đưa ra các chiêu bài như: khai hóa văn minh; tự do, bình đẳng, bác áiẦ cổ vũ khắch lệ ý thức chống lễ giáo phong kiến. Trong hoàn cảnh đó, tư tưởng dân chủ tư sản được đề cao, trở thành trào lưu và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ 1932 - 1945. Tư tưởng dân chủ tư sản phù hợp lối sống văn minh vật chất thị thành, được số đông thanh niên, trắ thức - đón nhận và hưởng ứng, đặc biệt là những trắ thức Tây học chưa biết tới Ộcửa Khổng sân TrìnhỢ. Quan niệm nhân sinh trong họ thay đổi, cùng với đó là sự mở rộng trong quan niệm đạo đức. Trong quan niệm và cái nhìn của họ, lễ giáo phong kiến hà khắc với những tập tục cổ hủ là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra nỗi khổ của con người, là ung nhọt trong xã hội cần phải xóa bỏ. Họ lên tiếng đấu tranh đòi tự do cá nhân, đua nhau tự do yêu đương, đua nhau làm đẹp, đua nhau hưởng thụ của ngon vật lạẦ Với họ, tình yêu lứa đôi phải thoát khỏi sự ràng buộc, định đoạt của quan niệm lỗi thời ỘCha mẹ đặt đâu, con ngồi đấyỢ, của những định kiến cổ hủ ỘMôn đăng hộ đốiỢẦ Những cô gái đã biết bảo vệ, đấu tranh cho quyền làm người, cho tình yêu của mình trước những quan niệm cổ hủ lạc hậu, bằng cách chấp nhận cuộc sống Ộnửa chừng xuânỢ chứ nhất định không chịu làm lẽ, sẵn sàng Ộđoạn tuyệtỢ với gia đình bằng thái độ quyết liệt nhất. Bên cạnh ý thức đấu tranh cho tự do yêu đương thì sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa lãng mạn Pháp đem đến cho tầng lớp thanh niên thành thị những cảm xúc mới, rung cảm mới. Trong buổi diễn thuyết ở nhà Học hội Quy Nhơn tháng 6 năm 1934, Lưu Trọng Lư trực tiếp phát biểu về sự thay đổi này: ỘCác cụ ta ưa những màu đỏ choét; ta lại ưa những màu xanh nhạtẦ Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya; ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn ngây thơ, các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi; ta thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoáng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôiẦ cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thuẦỢ[131; tr 17]

Một phần của tài liệu Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 1945 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w