Một trong ba đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 được đề cập tới trong nhiều giáo trình và có được sự thống nhất của nhiều nhà nghiên cứu là: Nền văn học được hiện đại hóa. Khái niệm hiện đại, theo GS Nguyễn Đăng Mạnh dùng để phân biệt với khái niệm văn học trung đại: ỘVăn học hiện đại có nghĩa là thoát khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại để xác lập một hệ thống thi pháp mới, thi pháp văn học hiện đạiỢ[99; tr 151, 152]. Đặc điểm này phản ánh đúng bản chất, quy luật vận động của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945. Hiện đại hóa văn học diễn ra trong cả quá trình và rất phức tạp bởi văn học hiện đại gắn với sự thức tỉnh của ý thức cá nhân.
Như đã trình bày ở trên, xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX có những biến động lớn và tác động mạnh mẽ tới đời sống văn hóa, văn học. Văn học buộc phải thay đổi để đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu thẩm mĩ của công chúng mới và để phản ánh được bộ mặt cuộc sống hiện đại. Từ đầu thế kỉ XX đến 1920, diện mạo và bản chất của văn học đã dần thay đổi theo hướng hiện đại. Quan niệm Ộvăn dĩ tải đạoỢ của văn học trung đại đã dần được thay thế bởi các quan niệm mới. Có thể kể tới sáng tác của các cây bút tiêu biểu như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng - những nhà nho yêu nước tiến bộ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Tân thư. Từ những đổi mới trong tư tưởng chắnh trị, xã hội, họ quan niệm văn học phải phục vụ, đấu tranh cách mạng và gắn văn học với nhiệm vụ, mục đắch tuyên truyền chắnh trị. Trong khoảng mười năm tiếp theo (1920 đến 1930), văn học đã có những bước phát triển mới theo hướng hiện đại, đáng ghi nhận. Về nội dung, văn học đã chú ý tới phản ánh hiện thực đời sống xã hội và bắt đầu chú ý tới đời sống của con người với những tình cảm riêng tư. Tiêu biểu là các tác phẩm của Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh,Ầ Cái tôi tài hoa, phóng túng lãng mạn đã xuất hiện trong thơ của Tản Đà, Trần Tuấn Khải. Tình yêu lãng mạn đã trở thành đối tượng khám phá, miêu tả trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Cuộc sống khốn khó của người nông dân đã in đậm dấu ấn trong các tiểu thuyết của Hồ Biểu ChánhẦ Về nghệ thuật cũng đã có những bước tiến đáng kể trên nhiều thể loại. Tiểu thuyết đã dần từ bỏ lối kết cấu chương hồi, kết cấu đơn tuyến để đến với kết cấu đa tuyến, kết cấu tâm lắ. Có thể kể tới Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách và một số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh như những minh chứng tiêu biểu. Về thơ, các thể thơ truyền thống được vận dụng uyển chuyển để diễn tả cái tôi với Ộsầu và mộngỢ trong những tình cảm lãng mạn.
Trong khoảng ba mươi năm đầu của thế kỉ XX, văn học Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại hóa. Song về cơ bản vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi thi pháp của văn học trung đại. Chưa thật sự đổi mới về quan niệm thẩm mĩ, chưa hoàn toàn thoát khỏi những biểu hiện của văn học trung đại trên phương diện hình thức. Phải đến 1932, văn học Việt Nam thực sự hiện đại từ nội dung tới hình thức biểu hiện. Đúng như Thanh Lãng nhận định: ỘChung quanh năm 32, nhiều biến cố quan trọng đã xảy ra giúp vào việc sửa soạn và xô đẩy, hầu như một cách bức bách, sự h́nh thành của một hướng đi mới, một lối sống mới, một hành động mới, một lối cảm xúc mới, một lối suy tư mớiẦ một lối viết mới với những nhà lãnh đạo mớiỢ [73; tr 29]. Văn học phải phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống hàng ngày, đồng thời văn học phải đi sát với đời sống cá nhân con người. Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới là hai hiện tượng tiêu biểu cho ý thức cách tân mạnh mẽ trong đời sống văn học. Ngay khi mua lại tờ Phong hóa Ờ tờ ngôn luận đầu tiên của Tự lực văn đoàn, Nhất Linh đã đề ra tôn chỉ mới cho tờ báo: ỘHăng hái theo con đường mới, tìm lý tưởng mới; không chịu khuất phục thành kiến; không làm nô lệ cho một ai; lấy lương tri mà xét đoán; theo lẽ phải mà hành động; lấy thành thực làm căn bản; lấy trào phúng làm phương pháp, tiếng cười làm vũ khắỢ[4; tr 216]. Mang khuynh hướng nghệ thuật tư sản, tờ Phong hóa không chỉ chĩa mũi nhọn đả kắch vào đạo Khổng mà còn hướng tới đả kắch quan trường, đả kắch Nam phong tạp chắ. Càng về sau, các bài viết trên Phong hóa chú ý nhiều tới hiện thực xã hội, vấn đề đời sống dân quê, cải cách xã hội như: ỘBiết dân quê, Vấn đề dân sinh, Âu hóa dân quê, Quan niệm mới, Sự sống của dân quê, Tập tục, Hư danh, Nho giáo, Các ông nhà giàu, Trai gái bằng quyền, Đốt mã là một sự giả dốiẦỢ [4; tr 217 ]. Cũng từ Phong hóa mà dần dần hình thành Tự lực văn đoàn với 10 điều tôn chỉ và mục đắch, thể hiện rõ quan niệm mới về xã hội, về chức năng của văn học, chức năng của người cầm bút. Đó là những yếu tố nổi bật, thực sự đổi mới trong ý thức, tư tưởng và phù hợp yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Trên tinh thần ỘTheo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách có tắnh cách bình dân và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân.Ợ[133; tập 1; tr 10], họ thoát li hoàn toàn tắnh chất Ộuyên bácỢ của văn học trung đại để hướng văn học tới cuộc sống hàng ngày, lấy cuộc sống hàng ngày làm đối tượng khám phá, miêu tả trong tác phẩm của mình. Khoảng cách giữa văn học và đời sống được rút ngắn bởi khi quan tâm tới đời sống hàng ngày buộc các nhà văn phải quan tâm tới hiện thực. Đây là quy luật tất yếu và cũng là nguyên nhân lắ giải khi các tác phẩm của Tự lực văn đoàn luôn quan tâm tới
dân sinh, dân chủ - những vấn đề có ý nghĩa trong hiện thực xã hội bất công trước cách mạng. Và cũng là cơ sở lắ giải một cách thuyết phục: không phải ngẫu nhiên, ỘTrước ngọn gió đầu mùaỢ, Thạch Lam quan tâm tới Ộnhững người nghèo khổ đang lầm than trong cái đói rét cả một đờiỢ chỉ với niềm đồng cảm sâu sắc mà còn là ý thức phản ánh hiện thực cuộc sống trong quan niệm sáng tác của ông. Hay khi Nhất Linh tuyên bố trên báo Tin tức (1936) hưởng ứng Mặt trận bình dân: ỘLấy trách nhiệm là một nhà văn cùng với những người đồng chắ khác, tay cầm tay đứng trong hàng ngũ, tôi xin hết sức giúp một phần nhỏ mọn vào công cuộc đòi quyền sống của hết thảy anh chị em bị thiệt: Mặt trận bình dân.Ợ [4; tr 214 ]. Không dừng lại ở việc phản ánh và mô tả cuộc sống hàng ngày bên ngoài, trong quan niệm của các cây bút lãng mạn và hiện thực, cuộc sống trước hết phải là hiện thực cuộc sống của con người cá nhân với đời sống tâm lắ phong phú và sinh động. Con người với đời sống tâm lắ là trung tâm hướng tới phản ánh của văn học. Các nhà văn hiện thực cũng hướng tới phản ánh hiện thực cuộc sống con người cá nhân, song với họ, con người cá nhân luôn song hành, không tách rời con người xã hội. Xét trên phương diện hình thức, sáng tác thời kì này hiện đại trên mọi thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, kắẦ thơ ca. Ở tiểu thuyết và truyện ngắn, từ kết cấu, cốt truyện, nhân vậtẦ đến ngôn ngữ có sự đổi mới sâu sắc và thực sự hòa nhập với văn xuôi hiện đại thế giới. Xét trên cả hai phương diện, tư tưởng và hình thức biểu hiện, quá trình hiện đại hóa là quá trình đưa văn học tiến gần tới đời sống. Sự giao thoa giữa văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực diễn ra khi cùng hướng tới chú ý khám phá miêu tả đời sống hàng ngày với chiều sâu tâm lắ của con người, vừa đa dạng, phức tạp vừa sinh động, tinh tế và mới mẻ.
Sự xuất hiện gần như đồng thời của nhiều trào lưu, khuynh hướng với những tuyên ngôn nghệ thuật nhiều màu sắcẦ khẳng định tắnh hiện đại của văn học thời kì này. Có thể khác nhau về khuynh hướng thẩm mĩ, song do nhiều nguyên nhân (đặc biệt là ý thức hướng tới xây dựng nền văn học hiện đại) nên giữa các khuynh hướng xuất hiện hiện tượng giao thoa văn học độc đáo. Đây là hiện tượng mang tắnh quy luật và luôn gắn với sự vận động tự thân của văn học, gắn với hiện đại hóa văn học.
Văn học Việt Nam thời kì 1932 - 1945 tồn tại, phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt với những biến động lớn trong đời sống kinh tế, chắnh trị, văn hóa, xã hội. Đây vừa là cơ sở thúc đẩy văn học hoàn thiện quá trình hiện đại hóa, vừa là tiền đề tạo nên hiện tượng giao thoa giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và hiện thực. Sự xuất hiện gần như đồng thời, cùng chung lực lượng sáng tác (chủ yếu là giai cấp tư sản, tiểu tư sản), kết hợp với ý thức đổi mới văn học, học hỏi tiếp thu cái mới của văn học phương Tây trên tinh thần sáng tạo, kế thừa tinh hoa của văn học truyền thốngẦ đã tạo nên sự gặp gỡ trong nội dung phản ánh cũng như nghệ thuật biểu hiện giữa các nhà văn của hai khuynh hướng trên nhiều cấp độ.
3.