Kết cấu truyện mang tắnh hiện đạ

Một phần của tài liệu Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 1945 (Trang 108 - 123)

Đem phương pháp khoa học thái Tây ứng dụng vào văn chương An NamỢ[133, tập 1; tr 10] là tôn chỉ quan trọng trong đường hướng sáng tác của Tự lực văn đoàn. Trên tinh thần học hỏi nghệ thuật viết văn phương Tây, Ộđi sâu vào nội tâm nhân vật, tả cảnh, tả tình, viết gọn gàng, sáng sủa, dễ hiểu, bỏ cách viết công thức, cách hành văn luộm thuộm, dây cà ra dây muống, văn chương biền ngẫu thịnh hành trước năm 1930Ợ[74; tr 38], Tự lực văn đoàn đã tạo nên bước đột phá có ý nghĩa trong đổi mới văn học, trước hết là những đổi mới có giá trị về hình thức nghệ thuật. Tinh thần này lan rộng trong đời sống văn học, có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động sáng tác của nhiều trào lưu, khuynh hướng và ngày càng mở ra những hướng tiếp cận và thể hiện mới, có giá trị. Một trong những đổi mới quan trọng trên phương diện hình thức của văn xuôi thời kì này là đổi mới về kết cấu nghệ thuật. Kết cấu tiểu thuyết và truyện ngắn đổi mới theo hướng hiện đại, đi sâu vào khám phá đời sống tâm lắ con người.

Kết cấu là Ộtoàn bộ tổ chức phức tạp của tác phẩmỢ[52; tr 106] và thể hiện một nội dung rộng rãi. Nó không đơn giản chỉ là phương diện hình thức bởi kết cấu tác phẩm là một kiến trúc, một tổ chức cụ thể, phù hợp với nội dung cụ thể của tác phẩm và qua kết cấu ta có thể thấy được nhận thức, tài năng, phong cách của nhà văn. Sự đổi mới kết cấu trong tiểu thuyết đã xuất hiện trước 1930, tiêu biểu là Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Tập trung làm nổi bật chủ đề tình yêu, tác giả đã tổ chức truyện theo lối kết cấu hiện đại, không chú trọng tới cốt truyện với các sự kiện, tình tiết ly kỳ mà chú trọng tới khai thác tình cảm, cảm xúc của con người trong tình yêu. Tuy vậy, trong đánh giá chung của các nhà nghiên cứu, Tố Tâm mới chỉ là dấu nối, bước chuyển từ thi pháp tiểu thuyết cổ trung đại sang thi pháp truyện hiện đại bởi kết cấu đơn tuyến và sự phát triển theo trình tự thời gian của cốt truyện. Phải đến Tự lực văn đoàn, kết cấu tiểu thuyết mới đổi mới triệt để với lối kết cấu đa tuyến, kết cấu tâm lắ đan xen nhiều yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau. Tự lực văn đoàn có công đầu trong đổi mới kết cấu của văn xuôi theo hướng hiện đại. Song khi khảo sát tiểu thuyết của khuynh hướng hiện thực phê phán thời kì này ta cũng bắt gặp lối kết cấu của tiểu thuyết hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, sau này là Nam Cao và Nguyên Hồng. Ở đây có sự gặp gỡ tự nhiên giữa những cây bút văn xuôi tài năng của hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực trên tinh thần học tập nghệ thuật phương Tây. Kết cấu đa tuyến và kết cấu tâm lắ làm thay đổi hoàn toàn thi pháp tiểu thuyết và chi phối tới các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm.

Hiện tượng giao thoa trong kết cấu đa tuyến xuất hiện giữa văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932-1935 là hiện tượng giao thoa nghệ thuật mang tắnh quy luật do nhiều nguyên nhân. Ra đời trong thời điểm của xã hội hiện đại, đối tượng phản ánh của văn học là xã hội đang biến đổi mạnh mẽ, bề bộn và sâu sắc với nhiều mối quan hệ chồng chéo, phức tạp. Yếu tố thay đổi này buộc nhà văn phải linh hoạt trong kết cấu truyện để có thể tái hiện được đời sống xã hội và con người trên quy mô rộng lớn, phức tạp. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của văn học dịch thời kì này (chủ yếu là văn học Pháp) đã giúp các nhà văn tiếp cận được với lối viết hiện đại phương Tây.Một nguyên nhân khiến cho kết cấu nghệ thuật văn xuôi thay đổi là sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Con người xuất hiện trong tác phẩm giờ đây không phải là con người chức năng, nhất phiến mà là con người có đời sống tâm sinh lắ khó nắm bắt, với nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp. Chắnh vì vậy, kết cấu đa tuyến, kết cấu tâm lắ được vận dụng linh hoạt đã thay cho lối kết cấu đơn tuyến thường gặp trong tiểu thuyết truyền thống.

Kết cấu, cốt truyện đa tuyến hướng tới Ộtrình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của cuộc sống ở một thời kì lịch sử, tái hiện những con đường diễn biến phức tạp của nhiều nhân vậtỢ[52; tr 71]. Trong văn xuôi lãng mạn, kết cấu đa tuyến đan xen nhiều yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau được vận dụng nhiều trong tiểu thuyết nhằm mục đắch mở rộng dung lượng phản ánh hiện thực và thể hiện nhiều cách lắ giải, cảm nhận cuộc sống. Nổi bật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là xung đột giữa hai tuyến nhân vật chắnh: Lớp người cũ - tuyến nhân vật đại diện cho lễ giáo phong kiến bảo thủ lạc hậu và lớp người mới - tuyến nhân vật đại diện cho tư tưởng mới, dân chủ tiến bộ. Câu chuyện Nửa chừng xuân là cuộc đấu tranh mạnh mẽ, không thỏa hiệp giữa tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng phong kiến lỗi thời. Song đó còn là câu chuyện về tình yêu lứa đôi mang màu sắc hiện đại, vừa đắm say vừa đau khổ, vừa yêu thương chung thủy, vừa mạnh mẽ kiên quyết trong suy nghĩ và hành động để bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ quyền sống quyền tự do cá nhân của mình. Giá trị tố cáo phong kiến toàn diện hơn, thuyết phục hơn khi tác giả xây dựng nhân vật Hàn Thanh bổ sung cho nhân vật đại diện cho thế lực phong kiến. Hoặc bên cạnh câu chuyện tình yêu của Mai - Lộc còn có câu chuyện tình yêu của Mai - Minh, Mai - Bạch Hải. Vẻ đẹp và phẩm giá của Mai được khẳng định khi khéo léo từ chối làm lẽ Hàn Thanh và được tô đậm trước những tình yêu đơn phương của Minh, Bạch Hải.

Khảo sát tiểu thuyết Gia đình củaKhái Hưng và Giông tố của Vũ Trọng Phụng, ta thấy rõ yếu tố tương đồng trong kết cấu nghệ thuật. Cả hai cuốn tiểu thuyết chỉ tập trung phản ánh xã hội qua cuộc sống của một gia đình. Các mảng hiện thực xã hội hiện ra ngày càng đầy đặn cùng với sự xuất hiện của các tuyến nhân vật khác bên cạnh các tuyến chắnh. Trình bày những mâu thuẫn, hiềm khắch, bon chen đố kị... trong Gia đình với những đại diện tiêu biểu: Vợ chồng án Báo,vợ chồng huyện Viết, Nga... Khái Hưng tái hiện sâu sắc sự rạn vỡ trong gia đình truyền thống qua cuộc sống không bao giờ hạnh phúc của các gia đình Ạn - Nga, gia đình huyện Viết dù đã hiện thực hóa ước mơ, mong mỏi của cha mẹ, dòng họ. Để tô đậm sự rạn nứt, suy thoái của giai cấp phong kiến, Khái Hưng đã xây dựng thành công các nhân vật tha hóa: Huyện Viết và An. Tác phẩm chỉ xoay quanh xung đột gia đình, nhưng theo chân các nhân vật tha hóa, người đọc sẽ thấy diện mạo và bản chất thối nát của xã hội qua cuộc sống của giới quan trường. Song Gia đình không chỉ là câu chuyện về sự suy thoái tận cùng của ý thức hệ phong kiến lỗi thời mà còn là câu chuyện của những khát vọng cải cách xã hội. Sáng tác 1937, thời kì phát triển mạnh mẽ của Mặt trận Dân chủ, Khái Hưng không thể làm ngơ trước cuộc sống khốn khổ của người nông dân và ông hướng ngòi bút của mình về nông thôn với mong muốn mang lại ánh sáng văn minh bằng cách xóa bỏ hủ tục lạc hậu, nâng cao dân trắẦ Khát vọng tiến bộ ấy được tập trung thể hiện qua cặp vợ chồng Bảo - Hạc. Họ là những trắ thức trẻ, tốt bụng, không màng tới địa vị, danh lợi mà chỉ chăm chú tới việc lập ấp, vận động người dân dùng thuốc Tây, giúp họ trồng trọt và luôn tìm được hạnh phúc trong công việc. Hàng ngày Ộmùa rét cũng như mùa nựcỢ, Bảo dậy từ năm giờ sáng, nàng Ộcắt đặt công việc cho người nhà và cùng họ làm lụngỢ. Trong khi ấy, ỘHạc cưỡi ngựa đi thăm đồi, đi thăm nương hoặc đến các nhà tá điền bàn bạc về cách khai khẩn, khuếch trương các đồi ruộng còn bỏ hoangỢ. Bảo tự hào và cảm phục về chồng mình trước hành động Ộcho không mười mẫu ruộngỢ, Ộhoãn thuếỢ cho người tá điền với nỗi niềm cảm thông: ỘẦngười ta khó nhọc trồng trọt mới có được cái vườn đẹp thế, sao bỗng dưng đuổi người ta đi? Người ta không nộp thuế cho mình bởi vì người ta chưa kiếm được đủ đó thôiỢ[133, Tập 2; tr 572]. Dù lập ấp đã hai năm mà Ộchẳng thu về được xu nàoỢ song những việc làm và tấm lòng của Hạc đã làm thay đổi suy nghĩ của Bảo: ỘTrước kia, em cho nhà em là gàn dở, thế mà nay em lại cho nhà em là có lý, thế mới chết chứỢ[133, Tập 2; tr 573].

Nếu như các tuyến nhân vật trong Gia đình hướng tới phơi bày sự rạn nứt, lỗi thời của ý thức hệ phong kiến qua những xung đột trong cuộc sống gia đình thì Giông tố của Vũ Trọng Phụng hướng tới tố cáo cả xã hội dâm loạn, độc ác và đểu giả qua xung đột xã hội. Đó là chuỗi sự kiện liên tiếp thể hiện xung đột giữa nhà tư bản cỡ Ộphú gia địch quốcỢ Nghị Hách với những người lao động, những nạn nhân của xã hội (dân làng Quỳnh Thôn, những phu đồn điền, đám đông những người dân trong cuộc phát chẩn). Các nhân vật tiêu biểu của giai cấp thống trị lần lượt xuất hiện theo quá trình phát triển và hành trình chạy tội của Nghị Hách và các mảng tối trong xã hội hiện ra rõ nét. Qua Giông tố, Vũ Trọng Phụng muốn thể hiện quan điểm nhân sinh cũng như triết lắ định mệnh của mình. Các nhân vật và sự kiện gắn với cuộc đời Nghị Hách vừa hướng tới tuyệt đối hóa quyền lực của đồng tiền trong xã hội, vừa minh họa cho triết lắ định mệnh. Nghị Hách với sức mạnh tuyệt đối, làm bất cứ việc gì cũng không ghê tay (từ vệc cưỡng hiếp con gái nhà lành, bỏ rượu lậu vào ruộng lương dân đến giết người quăng xác xuống giếng) cũng phải chịu sự chi phối của định mệnh. Các tai họa liên tiếp giáng xuống đầu hắn (vợ cả thông dâm với Ộthằng cung vănỢ, bố cướp vợ chưa cưới của conẦ) như những đòn trừng phạt của ỘHoàng ThiênỢ, ứng với thuyết nhân quả. Các nhân vật Long, Mịch vừa là những nạn nhân của xã hội đồng tiền, vừa tiêu biểu cho quan niệm về con người tha hóa mang đậm màu sắc cực đoan của Vũ Trọng Phụng. Bên cạnh đó, tuyến nhân vật đại diện cho lắ tưởng, quan điểm nhân sinh của Vũ Trọng Phụng (ông già Hải Vân, Tú Anh); những cô gái mới (Tuyết, Loan); đám nhân vật tại tiệm hút đang muốn làm những điều thất vọng Ộtan ra khóiỢ; đám đông người khốn khổ trong lễ phát chẩn... Với kết cấu đa tuyến, tác giả tự tạo cho mình thế chủ động khi tiếp cận và miêu tả hiện thực. Một mặt, chân dung Nghị Hách hiện lên đầy đặn hơn qua nhiều mối quan hệ, mặt khác diện mạo và bản chất xã hội được phản ánh khách quan hơn, phong phú đa dạng hơn.

Truyện luận đề của Nhất Linh được xây dựng theo lối kết cấu đa tuyến, đan xen nhiều nội dung. Ở Đoạn tuyệtĐôi bạn, bên cạnh chủ đề chống lễ giáo phong kiến, chủ đề tình yêu còn có chủ đề hoạt động cách mạng. Thái độ bất hòa với phong kiến không chỉ có ở những cô gái phải chịu cảnh gả bán, phải sống kiếp làm dâu như Loan (Đoạn tuyệt) mà còn xuất hiện trong những chàng trai có khát vọng sống chắnh đáng như Dũng. Dũng trong Đoạn tuyệtĐôi bạn là tắp người mơ ước và phù hợp với tư tưởng của Nhất Linh thời điểm đó. Dũng (Đôi bạn) đã bộc lộ tâm trạng đau khổ của mình khi Ộsinh ra đã phải chịu sự bất công là sống trong một cảnh giàu sang không đắch đáng, tôi không có quyền hưởng, tôi không muốn hưởngỢ[133; tập 1; tr 275]. Dám từ bỏ quyền thừa kế những gia tài kếch xù để sống một cuộc đời tự lập, để quăng thân vào gió bụi, làm những việc Ộquá ư táo bạoỢ với khát vọng Ộdân quê đỡ phải chịu hà hiếpỢ[133; tập 1; tr 67] là hành động và tâm trạng của tuyến nhân vật này - cùng với Dũng là Trúc, Thái, Tạo (Đôi bạn). Ở Đoạn tuyệt, cuộc sống và tình yêu của Dũng như nguồn năng lượng tiếp thêm sức mạnh cho Loan trong cuộc đấu tranh quyết liệt, đoạn tuyệt với gia đình phong kiến. Nàng luôn tự hào về Dũng, về cuộc đời đáng sống của chàng, kế cả khi liên tưởng tới cái chết của chàng lúc quăng thân vào gió bụi ấy, nàng vẫn thấy hơn hẳn cuộc đời đang chết dần, chết mòn của nàng. Nhất Linh như muốn củng cố vững chắc luận đề của mình: phải mạnh mẽ đoạn tuyệt với đại gia đình phong kiến khi xây dựng tuyến nhân vật này.

Kết cấu đa tuyến giúp cho các tác giả cùng một lúc thể hiện được nhiều nội dung, tái hiện được nhiều mảng hiện thực đời sống: Câu chuyện tình yêu, cuộc đấu tranh đòi quyền sống, bộ mặt của giai cấp thống trị, mối quan hệ trong gia đình phong kiến, tư sản...

Trong Bỉ vỏ, Nguyên Hồng sáng tạo một thế giới nhân vật riêng hướng tới phê phán xã hội. Nhân vật trung tâm của truyện là Tám Bắnh Ờ một Ộbỉ vỏỢ có tiếng trong giới giang hồ. Gắn với cuộc sống của Bắnh ở nông thôn là những người nông dân vừa đối diện với cái nghèo, vừa phải sống sợ hãi trước những thành kiến, những hủ tục nặng nề và những buổi phạt vạ tàn bạo. Đặc biệt là cuộc sống của những cô gái đã ỘChót đa mang thì phải đèo bòng, Chót bế lên bụng phải bồng lấy con.Ợ. Hình ảnh chị Minh - người bị làng phạt vạ Ộmặt mày tái mét, đẫm mồ hôi, răng thì cắn chặtỢ đang Ộphải quì ở giữa sân đình, nón không có, bế đứa con mới được mười ngàyẦ giữa trời nắng chang chang.Ợ[37, Tập 2; tr 12] luôn là nỗi ám ảnh sợ hãi của những người làng nói chung và Bắnh nói riêng. Gắn với cuộc đời trôi nổi của Bắnh chốn thị thành là cuộc sống của giới giang hồ (những gái làng chơi, những lưu manh sống bằng nghề ăn cắp, cướp giật, đâm chémẦ). Xoay quanh nhân vật trung tâm (Tám Bắnh) - nhân vật tiêu biểu cho cuộc đời của những người lao động bị xã hội thối nát đẩy vào con đường lưu manh là những trùm giang hồ như Năm Sài Gòn, Chắn Hiếc, Mười Khai, Tư-lập-lơẦ, là những cô gái cùng cảnh ngộ như Hai Liên, là cả một hệ thống nhân vật đại diện cho chắnh quyền thối nát từ nông thôn đến thành thị như Chánh hội, Lắ trưởng, Phó lắẦ, bọn quan tòa, cảnh sát lẫn bọn nhà giàu đểu giả bất nhân. Qua thế giới nhân vật đông đúc, phức tạp ấy, ngòi bút của Nguyên Hồng phơi bày nhiều mảng hiện thực đen tối trong xã hội đương thời. Bỉ vỏ là câu chuyện đáng thương về cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Vì những định kiến, những hủ tục lạc hậu, Bắnh phải bỏ làng ra đi trong nỗi ám ảnh, sợ hãi. Xã hội đểu giả, khốn nạn thị thành đã đẩy Bắnh tới cuộc sống ê chề, tủi nhục chốn nhà thổ. Nhưng xã hội đó không buông tha cho Bắnh, biến cô trở thành một Ộbỉ vỏỢ có hạng. Cuộc sống của Bắnh luôn gắn với những đau khổ, lo lắng, trăn trở. Khi thì gắn với mối tình cảm động và nghĩa hiệp của Năm Sài Gòn, khi thì gắn với những hành động trộm cướp, báo thù. Cũng có lúc phải cắn răng chấp nhận lấy mật thám để cứu cha thoát khỏi vòng tù tộiẦ Qua Bỉ vỏ, nhà văn Nguyên Hồng còn tái hiện được cuộc sống sinh động của thế giới những con người bị xã hội cũ đày đọa đến tận cùng - những kẻ sống bằng nghề trộm cướp, đâm chém. Đó là cuộc sống

Một phần của tài liệu Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 1945 (Trang 108 - 123)