Giao thoa trong quan niệm nghệ thuật về con ngườ

Một phần của tài liệu Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 1945 (Trang 91 - 102)

Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm của thi pháp học, là Ộsự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đóỢ[127; tr 55]. Là hình thức đặc thù thể hiện con người trong văn học nên quan niệm nghệ thuật về con người có cơ sở xã hội, lịch sử, văn hóa. Nó vừa là sản phẩm của lịch sử, văn hóa, chịu sự chi phối của lịch sử xã hội, văn hóa, vừa mang dấu ấn sáng tạo của nghệ sĩ. Vì vậy, phát hiện, nắm bắt được quan niệm nghệ thuật về con người giúp cho người đọc thấy được sự phát triển mang tắnh quy luật trong đời sống xã hội. Thấy được nét độc đáo không lặp lại cũng như chiều sâu tư tưởng khi chiếm lĩnh con người trong tác phẩm nghệ thuật.

Văn học hiện đại là văn học của thời kì con người cá nhân tư sản mới xuất hiện, thể hiện Ộý thức cá tắnh của tác giảỢ cũng như Ộý thức nghệ thuật tự giác trong các cương lĩnh trào lưuỢ[127; tr 73]. Khi nghiên cứu văn học trước 1945, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã phát hiện ba hiện tượng văn học với những quan niệm nghệ thuật về con người đáng chú ý: văn xuôi lãng mạn (xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn),

Thơ mới và văn xuôi hiện thực. Ở cái nhìn khái quát, ông chỉ ra những nét khác biệt độc đáo, của các hiện tượng văn học này. Văn học lãng mạn với Ộquan niệm con người cá nhân và xung đột gia đình với khát vọng thoát ly... để thỏa mãn bản năng tự doỢ Đó còn là quan niệm nghệ thuật về con người gắn với đời sống nội tâm, với Ộthế giới cảm giácỢ. Văn học hiện thực xem con người là Ộsản phẩm của hoàn cảnhỢ, phải chịu sự tác động của hoàn cảnh [127; tr 73, 74]. Trong lý thuyết cũng như thực tế đời sống văn học, quan niệm nghệ thuật về con người là sản phẩm sáng tạo độc đáo của nhà văn song nó cũng là sản phẩm của lịch sử xã hội, văn hóa. Dưới cái nhìn cụ thể, mỗi một nhà văn có một quan niệm nghệ thuật về con người riêng, độc đáo, không lẫn. Và giữa các hiện tượng văn học, các tác giả cũng có những yếu tố gặp gỡ, giao thoa trong quan niệm nghệ thuật về con người. Khi bàn về quan niệm nghệ thuật về con người của Nam Cao - nhà văn tiêu biểu, xuất sắc nhất của trào lưu hiện thực phê phán chặng cuối (1940 - 1945), nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: ỘNam Cao là tập đại thành của văn xuôi hiện đại trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông tiếp thu quan niệm con người cảm giác, ông chấp nhận con người bị tha hóa, dị dạng, nhưng ông cũng thấy con người ở nơi sâu thẳm vẫn còn giữ được tắnh người... vì vậy, tác phẩm của ông vừa đau đớn, vừa mạnh mẽ, nhức nhốiỢ[127; tr 75].

Con người cá nhân là yếu tố nổi bật trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực phê phán thời kì 1932 - 1945. Con người được biết đến với tư cách cá nhân, có vị trắ tương đối độc lập với xã hội, được tự do thể hiện ước mơ, khát vọng, ham muốn riêng..., hay nói cách khác được khẳng định quyền làm người, quyền sống chắnh đáng của mình. Chắnh vì vậy, lắ giải, cắt nghĩa con người với các mối quan hệ xã hội theo quan niệm con người cá nhân làm thay đổi toàn diện cách tiếp cận cuộc sống của nhà văn và mở ra cách nhìn mới, đa dạng và phong phú. Chú ý và khẳng định vai trò của con người cá nhân là bước chuyển biến lớn và góp phần mở ra những giá trị mới cho văn học, đưa văn học chuyển nhanh sang thời kì hiện đại.

Quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân chỉ có được từ sự bừng tỉnh ý thức cá nhân. Con người cá nhân ngoài xã hội đã đã trở thành hình tượng trung tâm trong văn học. Trong văn học lãng mạn nói chung và trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói riêng quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân là một trong những vấn đề quan trọng xuyên suốt quá trình sáng tác của khuynh hướng này. Khảo sát các nhân vật lắ tưởng của Tự lực văn đoàn, từ cô Mai (Nửa chừng xuân) cho tới Trương (Bướm trắng), Cảnh (Thanh Đức), nhà nghiên cứu Lê Thị Dục Tú cho rằng: ỘCon người cá nhân có cả một lịch sử trình tự ý thức về mình: Từ con người cá nhân xã hội mang đậm màu sắc chắnh trị qua con người cá nhân lãng mạn lập dị đến con người cực đoan liều lĩnhỢ[134; tr 45]. Con người cá nhân được đặt trong cuộc đấu tranh giữa một bên đại diện cho tư tưởng mới với một bên là thành trì của cái cũ, cái lạc hậu. Chắnh vì vậy, nhân vật của văn xuôi Tự lực văn đoàn đấu tranh trên tinh thần tự ý thức về giá trị của cá nhân mình. Ý thức chống đối mạnh mẽ, không thỏa hiệp của những cô Mai, Loan khi họ nhận thức được phẩm giá cũng như giá trị người của họ đang bị đe dọa, bị chà đạp chứ không diễn ra theo kiểu Ộtức nước vỡ bờỢ. Ý thức về cuộc sống với một quan niệm mới xuất hiện ở những thanh niên của thời đại mới đã Ộtrót nhiễm những tư tưởng mớiỢ luôn thường trực trong con người của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Đó có thể là ý thức bảo vệ Ộquyền làm ngườiỢ, bảo vệ nhân phẩm và danh dự (Mai - Nửa chừng xuân, Loan - Đoạn tuyệt), cũng như quyền sống tự do, làm chủ mình Ộtừ thể phách đến chắ tâm hồnỢ (Tuyết - Đời mưa gió). Nhân vật Mai (Nửa chừng xuân), ngay từ những trang đầu của tác phẩm đã xuất hiện với ý thức về bản thân cũng như những giá trị của mình trong cuộc sống hiện tại. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn Mai vẫn luôn ý thức nhắc nhở mình và em phải sống cho đúng với lời trối trăng của người cha lúc lâm chung: Ộgiữ lòng vui, giữ linh hồn trong sạch và đem hết nghị lực ra làm việcỢ[133, Tập 2; tr 80]. Ý thức về mình, Mai biết mình là cô gái có nhan sắc và ngay cả trong lúc Ộmơ mộngỢ Mai vẫn thấy mình ỘMai không giàẦ Mai trẻ lắm... mới mười chắn cái xuân xanhẦ Mai cũng biết Mai trẻ, Mai đẹpẦ chỉ ngắm cái nét mặt khinh khỉnh của mấy chị em con bác phán, Mai cũng đủ hiểu rằng Mai đẹpẦỢ[133, Tập 2; tr 85]. Là một cô gái hiểu biết, sinh ra trong gia đình gia giáo, Mai là người nhận thức rất rõ về ý nghĩa của cuộc sống, không chấp nhận đi theo lối mòn mà nàng biết chắc chắn: ỘSuốt đời làm nô lệỢ[133, Tập 2; tr 87] khi nhã nhặn từ chối đề nghị của ông Phán (người bác trong gia đình). Rất cảm động trước hoàn cảnh và sự hi sinh

sống đó khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Có thể khẳng định, ý thức về mình, về nhân phẩm trong suy nghĩ và hành động của Mai đã trở thành động lực sống mạnh mẽ. Và ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong cuộc đấu tranh với bà Án (mẹ Lộc) sau này. Với Loan trong Đoạn tuyệt, ý thức sẵn sàng đoạn tuyệt với cuộc sống gia đình cũng vang lên ngay từ đầu tác phẩm trong lời nói Ộgiận giữỢ, phản ứng trước tin một cô gái tự tử vì bị Ộmẹ chồng ghét, chồng bênh mẹ đuổi điỢ: ỘẦ Mẹ chồng ác thì đi chỗ khác mà ở, chồng ghét thì lại càng đi lắm. Khổ là vì cứ tưởng mình là thân con gái thì phải lấy gia đình chồng làm gia đình mình, nếu mất gia đình là đời mình bỏ đi. Sao lại thế được. Mình sống, muốn sống thì không thể một mình sống được sao, nếu cái gia đình kia không cho mình được sung sướngẦỢ[133, Tập 1; tr 21]. Đây là phản ứng của một cô gái được theo học trường Tây, có quan niệm mới về cuộc sống, hạnh phúc gia đình. Nàng dám nói giọng cả quyết trước sự áp đặt nhân duyên của cha mẹ mình: ỘThưa thầy me, thầy me cho con đi học, thầy me không thể cư xử với con như con vô học được nữaỢ. Quan niệm mới về Ộchữ hiếuỢ của Loan giờ đây không phải là sự phục tùng một cách Ộvô họcỢ những lời nói hay sự áp đặt cuộc sống của cha mẹ, mà phải là cách xử sự của người Ộđã đi họcỢ, phải Ộcư xử theo sự họcỢ[ 133, Tập 1; tr 34]. Ý thức ngày càng sâu sắc về bản thân, về cuộc sống với niềm vui, nỗi buồn đã được khẳng định trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Quan niệm về con người cá nhân còn được thể hiện trong ý thức thể hiện những khát vọng, ham muốn cá nhân vượt thoát khỏi mọi ràng buộc. Quan niệm này được các nhà văn lãng mạn thể hiện qua các nhân vật mang khát vọng cải cách xã hội (Dũng trong Đoạn tuyệt, Đôi bạn, Bảo - Hạc trong Gia đình, Duy trong Con đường sáng) và các nhân vật sống với cái tôi tuyệt đối (Tuyết trong

Quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân cũng là sản phẩm của thời đại và mang tắnh lịch sử nên ở mỗi khuynh hướng có một cách thể hiện riêng. Văn học hiện thực phê phán tiếp thu và thể hiện trên b́nh diện rộng, đan xen phức tạp của nhiều yếu tố khác trong quan niệm nghệ thuật. Văn học hiện thực phê phán chú trọng tới việc tái hiện chân thực cuộc sống hiện thực, từ đó phê phán, phủ định hiện thực. Vì vậy, nổi bật trong tác phẩm hiện thực là quan niệm nghệ thuật về con người trên Ộtinh thần giai cấpỢ. Song khảo sát thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của những nhà văn tiêu biểu của khuynh hướng hiện thực phê phán như Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, ta bắt gặp quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân đan xen với quan niệm về con người xã hội - giai cấp, con người Ộcó nghĩa lýỢ và con người Ộvô nghĩa lýỢ trong ý nghĩa tồn tại của nó. Biểu hiện rõ nét nhất trong văn xuôi hiện thực quan niệm con người cá nhân là sự tự ý của cá nhân về cuộc đời, số phận cũng như băn khoăn, trăn trở trước hiện thực cuộc sống. Các nhân vật trắ thức trong tác phẩm của Nam Cao luôn gắn với bi kịch cá nhân giữa một bên là khát vọng sống cao đẹp, hữu ắch, được cống hiến với một bên là hoàn cảnh Ộáo cơm ghì sát đấtỢ với nhịp sống mòn. Hộ (Đời thừa), Thứ (Sống mòn) là những nhân vật tiêu biểu cho kiểu người này. Luôn ý thức về giá trị nghề nghiệp (nghề văn), về mục đắch cầm bút, luôn suy tư, dằn vặt về ý nghĩa cao cả hay thấp hèn của cuộc sống. Suy cho cùng là những biểu hiện của một quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân sâu sắc. Thứ trong Sống mòn của Nam Cao luôn thường trực trong mình khát vọng sao cho xứng đáng với danh hiệu con người: ỘSống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao quý hơn nhiều... phải gom góp sức lực của mình vào công cuộc tiến bộ chungỢ. Hộ cay đắng nhận ra mình Ộlà một kẻ vô ắch, một người thừaỢ vì Ộhắn chẳng đem đến một chút mới lạ gì cho văn chươngỢ. Chiều sâu trong quan niệm nghệ thuật về con người của Nam Cao không chỉ dừng ở sự thức tỉnh ý thức cá nhân mang ý nghĩa bản thể mà còn đặt nó trong ý thức cộng đồng.

Vũ Trọng Phụng là người đặc biệt quan tâm suy ngẫm về con người và cũng có quan niệm riêng nghệ thuật riêng, rất phức tạp. Bên cạnh quan niệm về con người trên Ộtinh thần giai cấpỢ còn là quan niệm về con người bản năng, con ngưởi tha hóa, con người Ộcó nghĩa lýỢ và vô nghĩa. Xét đến cùng đó là quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân với các biểu hiện khác nhau. Sự trỗi dậy thái quá của đời sống bản năng là đặc điểm thường thấy trong nhân vật của Vũ Trọng Phụng. Từ các nhân vật tiêu biểu cho căn tắnh dâm đãng như Xuân tóc đỏ, Phó Đoan (Số đỏ) đến những nạn nhân của xã hội như thị Mịch, Long (Giông tố) đều bị Ộsai khiếnỢ bởi dục tình hoặc luôn mang trong đầu những ám thị sau những tai biến Ộdâm sựỢ. Khi tác giả đề cao thái quá yếu tố này đã tạo ra những bất cập trong quá trình miêu tả, cắt nghĩa các hiện tương xã hội, nhưng chú ý tới Ộđời sống bản năngỢ đã thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân. Ở một góc nhìn tương đối mới, khám phá đời sống bản năng và miêu tả nó như một yếu tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách của con người là sự mở rộng, đào sâu cách nhìn về con người bởi ỘÝ thức về nhu cầu bản năng là biểu hiện của ý thức cá nhânỢ[126; tr171]. Cũng là vấn đề con người cá nhân, một số nhân vật trong tác phẩm của ông được miêu tả trên tinh thần ý thức sâu sắc về giá trị tồn tại của con người trong xã hội: con người Ộvô nghĩa lắỢ. Có thể Vũ Trọng Phụng chưa thể hiện sâu sắc cái nhìn về con người với tình trạng Ộvô nghĩa lắỢ trong xã hội cũ như sáng tác của Nam Cao sau này, song ý thức về con người cá nhân trong quan niệm về con người của Vũ Trọng Phụng đã mở ra cái nhìn mới, đa diện, nhiều chiều khi khám phá con người.

Con người được khám phá trên nhiều bình diện, nhiều góc độ từ đời sống xã hội tới đời sống cá nhân, từ đời sống bản năng đến đời sống tâm lắ (đời sống nội tâm). Với nhận thức ngày càng sâu sắc về con người, các cây bút lãng mạn và hiện thực đã mạnh dạn tìm hiểu, mổ xẻ, khám phá đời sống nội tâm, khám phá phần Ộkhuất lấpỢ khó nắm bắt của con người. Khám phá con người bên trong là cách tiếp cận mới, hiện đại, có chiều sâu về con người, trở thành mục đắch hướng tới của các tác giả lãng mạn và hiện thực. Miêu tả thế giới nội tâm là một đặc điểm tiêu biểu của văn học hiện đại.

Văn xuôi lãng mạn, tiêu biểu là Tự lực văn đoàn đã coi đời sống tâm lắ của con người là đối tượng khám phá và miêu tả con người. Nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ khi bàn về Tự lực văn đoàn, đã chú ý tới nhận định của Thế Lữ khi chống lại quan niệm văn nghệ lắ tưởng của các Ộvăn giaỢ lớp trước: ỘCái hay của một cuốn truyện về phong tục không phải ở cái luân lý của câu chuyện ấyỢ và khẳng định: ỘChỉ có những cảm giác của cuộc đời là thật, còn lại và in sâu trong trắ nhớ của người đọc, còn một cốt truyện kể ra và kết cấu một cách khéo léo cho vừa ý độc giả sẽ bị quên ngay, không ai bàn đến nữaỢ[74; tr 22]. Khi lắ giải nội dung trong mười điều tôn chỉ và mục đắch mà nhóm này đề cập, Phạm Thế Ngũ cũng chỉ ra một trong những nội dung quan trọng: ỘDiễn tả tâm hồn thanh niên yêu đời và hăng hái để chống lại cái điệu sầu bi, chán nản, già nua của giai đoạn trước.Ợ[74; tr 18]. Chú ý tới đời sống nội tâm với các trạng thái cảm xúc, cảm giác là yếu tố quan trọng trong ý thức thể hiện con người của văn xuôi lãng mạn.

Trong bài Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh cho rằng: ỘNhững cuốn tiểu thuyết hay là những cuốn tả đúng sự thực cả bề trong lẫn bề ngoài. Diễn tả được một cách linh động các trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi thật sâu vào sự sống với tất cả những chuyển biến mong manh tế nhị của tâm hồnỢ. Trong quan niệm của cây bút đứng đầu Tự lực văn đoàn, thế giới bên trong của con người vừa biểu hiện sự chân thực của cuộc sống vừa là đối tượng đang cần được khám phá của văn học.

Khái Hưng ắt trực tiếp bộc lộ quan niệm nghệ thuật về con người của mình như Nhất Linh, Thạch Lam. Cái nhìn về con người của ông thường được tập trung thể hiện qua thế giới nhân vật với đời sống tâm lắ đầy đặn, sâu sắc. Nhân vật của ông trước hết

Một phần của tài liệu Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 1945 (Trang 91 - 102)