Sự bừng tỉn hý thức cá nhân

Một phần của tài liệu Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 1945 (Trang 36 - 39)

Thực tế cuộc sống thành thị với lối sống cạnh tranh kiếm lời của xã hội tư sản, với quyền lực ngày càng mạnh mẽ của đồng tiền đã buộc con người phải thay đổi cách nghĩ, quan niệm để tồn tại, thắch nghi với cuộc sống hiện đại tư sản. Số phận của con người giờ đây luôn phải đối diện với xã hội đồng tiền khắc nghiệt, với cuộc sống xô bồ cùng các mối quan hệ phức tạp, không đơn giản như trong trật tự, tôn ti của lễ giáo phong kiến. Cũng vì sống trong xã hội đó, con người thấy được giá trị tự thân của mình, không chịu sự bó buộc của đẳng cấp, địa vị được xác lập trong xã hội phong kiến. Đó không còn là con người yên phận theo chuẩn mực phong kiến mà là con người cá nhân, luôn phải đối diện với chắnh mình trong cuộc sống bấp bênh đầy sự may rủi do xã hội đồng tiền mang lại. Chắnh lúc này, cá nhân được khẳng định và nó tự xem mình có quyền chắnh đáng tham gia giành giật cuộc sống và thể hiện bản thân. Sự thay đổi về ý thức cá nhân là vấn đề mang tắnh quy luật được ý thức trong xã hội và văn học.

Con người trở thành những cá nhân đang bứt phá những ràng buộc của tôn ti, trật tự phong kiến và là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế tư bản. Tiền bạc, lợi nhuận đã phá vỡ các quan hệ luân thường và đẩy con người vào cuộc sống bon chen, gấp gáp, nhộn nhịp. Tình nghĩa, ân tình ngày càng lép vế trước lợi nhuận và không thể giải quyết hết các mối quan hệ buộc người ta phải nhìn xã hội cách khác, có thái độ khác. Đồng tiền có sức mạnh vạn năng vì nó Ộsai khiến được mọi ngườiỢ, chi phối, quyết định mọi mối quan hệ, chà đạp lên luân thường, đạo lý khiến ai cũng phải Ộkắnh thờỢ[98;T1;tr 94). Giờ đây, con người không thỏa mãn với những lời giáo huấn về đạo lý cương thường trước những biến động đa dạng, phức tạp của thực tế cuộc sống, trước sự đe dọa thường trực của cái đói và nỗi lo thất nghiệpẦ Tác động trực tiếp vào tư tưởng, tình cảm của họ là cuộc sống với những số phận cụ thể, hoàn cảnh cụ thể. Chữ danh giá, sang hèn giờ đây đi liền với của cải, lợi nhuận. Quyền lực giờ đây gắn liền với đồng tiềnẦ Sống trong xã hội đó, con người phải tự đối diện, đương đầu với cuộc sống bấp bênh, tự chịu trách nhiệm về bản thân mình.

Bên cạnh đó, sống trong xã hội phát triển theo hướng tư sản, con người được tiếp cận cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại với nhiều luồng tư tưởng mới nên trong họ xuất hiện những nhu cầu, ham muốn, ước mơ và khát vọng khác trước. Họ muốn được tự mình định đoạt hạnh phúc trong ý thức đòi quyền tự do hôn nhân luyến ái được thể hiện, phô diễn khả năng, ý thắch, tình cảm cá nhân một cách mạnh mẽ trong nhiều mặt của đời sống với cả niềm tự hào xen lẫn nỗi đau, sự chán chườngẦ Quan niệm cuộc sống đổi mới, gắn với quan niệm cá nhân, đề cao cái tôi cá nhân. Để giải thắch cho sự xuất hiện của ý thức cá nhân, nhà phê bình Hoài Thanh cho rằng: ỘNgày thứ nhất biết là ngày nào - chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực sự bỡ ngỡ. Nó như lạc loài trên đất khách. Bởi nó mang theo một quan niệm từ xưa không có ở xứ này: quan niệm cá nhân.Ợ[131; tr 45]. Có thể khẳng định rằng, con người cá nhân dù mới xuất hiện đã thể hiện vai trò quan trọng của nó trong sự phát triển của xã hội và lên tiếng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến luôn thù địch với cá nhân và những giá trị cá nhân. Đề cao vai trò cá nhân trong xã hội đã trở thành nội dung phổ biến trong văn học thời kì này và đi tiên phong là các cây bút lãng mạn.

Sự đổi thay ý thức cá nhân thể hiện trong ý thức bứt phá mạnh mẽ những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, đòi quyền sống, tự do của con người. Những chàng,

nàng trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn xuất hiện như những chiến sĩ đấu tranh mạnh mẽ cho tình yêu và hạnh phúc cá nhân. Để bảo vệ cho những quyền chắnh đáng, cho giá trị nhân phẩm và giá trị cá nhân, họ đã đấu tranh quyết liệt, không thỏa hiệp với các bà mẹ chồng - đại diện cho khuôn phép, lễ giáo. Mai trong Nửa chừng xuân (Khái Hưng) là nhân vật như vậy. Ý thức về quyền bình đẳng của phụ nữ trong tình yêu và hôn nhân như thường trực trong ý nghĩ và hành động của cô. Không chỉ từ chối làm lẽ Hàn Thanh, cô nhiều lần từ chối bà Án (mẹ Lộc) với câu nói mỉa mai, căm tức và quyết liệt: ỘBẩm bà lớn, nhà con không có mả lấy lẽỢ[133; Tập 2; tr151]. Ý thức về quyền làm người, quyền được sống hạnh phúc vang lên mạnh mẽ trong Đoạn tuyệt, Lạnh lùng của Nhất Linh. Câu hỏi: ỘCái gì bắt ta phải đau đớn, khổ nhục mãi mãi?Ợ cứ trăn trở trong Loan (Đoạn tuyệt). Cái cớ hy sinh để vừa lòng mẹ chồng, sự hèn nhát sống theo theo tục lệẦ đã không đủ sức mạnh để Ộdìu dắtỢ nàng nữa sau khi nàng nhận ra rằng: Ộhễ người ta còn dễ bắt nạt, thì người ta còn bắt nạt mãiỢ. Những câu nói đầy phẫn nộ của Loan khi nhân phẩm bị chà đạp: ỘKhông ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôiỢ, ỘBà là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém aiỢẦ đã minh chứng cho thái độ quyết liệt đòi quyền sống hạnh phúc khi ý thức cá nhân thức tỉnh.

Khi ý thức cá nhân bừng tỉnh, con người luôn khát khao được khẳng định, thể hiện mình trong xã hội. Các câu hỏi: Ta là ai? Tình yêu là gì? Hạnh phúc là gì?... đã được định nghĩa lại trong vần thơ của phong trào Thơ mới với nhiều sắc màu phong phú và đa dạng, mang đậm dấu ấn cá nhân. Các nhà văn cũng tìm mọi cách để đưa ra quan điểm, khát vọng, triết lý của riêng mình qua tác phẩm và thế giới nhân vật của mình. Tự Lực văn đoàn cho ra đời một loạt các tiểu thuyết luận đề bàn luận về sự xung đột giữa tư tưởng mới và cũ trong gia đình truyền thống, nêu lên những triết lý về cuộc sống, tình yêuẦ. Ở Đoạn tuyệt (Nhất Linh), Thoát ly (Khái Hưng), ý thức đoạn tuyệt với gia đình truyền thống để vươn tới một cuộc đời tự do, không gì bó buộc luôn thường trực trong ý nghĩ của Loan, Hồng. Với họ (những cô gái tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên hiện đại, có học) thì đây là con đường duy nhất để phấn đấu cho sự tiến bộ của xã hội. Ý nghĩa của cuốc sống, tình yêu của Hạc - Bảo trong Gia đình, Duy trong

Con đường sáng phải gắn với hành động cải cách xã hội nông thôn. Với Trương (Bướm trắng), Tuyết (Đời mưa gió), Cảnh (Thanh Đức), thì hạnh phúc của con người phải gắn với sự tự do tuyệt đối của mỗi cá nhân, gắn với những đòi hỏi của bản năng. Dù con đường khẳng định ý thức cá nhân của các nhà văn Tự lực văn đoàn vẫn còn có những bất cập, nhưng khát vọng giải phóng con người thoát khỏi những trói buộc của lễ giáo phong kiến là mục đắch quan trọng trong sáng tác của họ.

Ý thức cá nhân thay đổi ngày càng sâu sắc trong xã hội. Nó không chỉ gắn với những khát vọng đòi quyền sống, quyền tự do hưởng thụ trong tình yêu, nhan sắc, vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là khát vọng đòi quyền được sống có ý nghĩa. Khát vọng này in đậm trong một số tác phẩm của xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn những năm 1936-1939 trong ý tưởng cải cách xã hội (dù còn mơ hồ, ảo tưởng) và một số tác giả của văn học hiện thực phê phán. Khát vọng sống Ộcó nghĩa lýỢ vang lên trong Giông tố, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng khi tác giả lên tiếng phê phán mạnh mẽ cuộc sống vô nghĩa lý đang hiện hữu trong xã hội đương thời. Với Nam Cao, cuộc sống của con người chỉ thật sự có giá trị không phải là sự hưởng thụ ắch kỷ hay sự tồn tại trong nhịp sống buồn tẻẦ mà phải là sự vươn tới khát vọng được cống hiến, sáng tạo, phát huy Ộtận độỢ tài năng cá nhân.

Một phần của tài liệu Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 1945 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w