Miêu tả tâm lắ nhân vật qua ngoại hiện

Một phần của tài liệu Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 1945 (Trang 136 - 150)

Miêu tả tâm lắ nhân vật qua ngoại hiện là hình thức nghệ thuật thường gặp trong văn xuôi đương thời. Hình thức này thường được vận dụng trong các tiểu thuyết có tắnh chất luận đề của Tự lực văn đoàn và tiểu thuyết của một số nhà văn hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan.

Chủ đề lớn của xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, ca ngợi tự do hôn nhân luyến ái. Các nhân vật chia làm hai tuyến tương đối rõ ràng và xung đột về tư tưởng. Và để đấu tranh cho tư tưởng của giai cấp của mình họ đều phải hành động và hành động đó tỉ lệ thuận với tắnh chất và mức độ của xung đột trong tư tưởng. Ngay từ những tiểu thuyết thời kì đầu như Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, hành động mạnh mẽ, quyết liệt của những cô gái mới, có học và ý thức sâu sắc về nhân phẩm, quyền sống chắnh đáng của mình chống lại quan niệm, tập tục lạc hậu, lỗi thời mà đại diện là các bà mẹ chồng, nham hiểm, xảo quyệt. Tư tưởng không thỏa hiệp với lễ giáo phong kiến trước hết bộc lộ qua hành động mạnh mẽ của Mai (Nửa chừng xuân) và Loan (Đoạn tuyệt). Khi nhân phẩm bị xúc phạm, Mai dám hành động mạnh mẽ, chấp nhận cuộc sống Ộnửa chừng xuânỢ chứ không chấp nhận làm lẽ. Thái độ không thỏa hiệp được khẳng định mạnh mẽ trong hành động Ộcăm tứcỢ của Mai khi từ chối những gợi ý sắp đặt của bà Án: ỘBẩm bà lớn, nhà con không có mả lấy lẽỢ[133, tập 1; tr151]. Hành động Ộvờ như vô ý lấy chân hất đổ cái hỏa lò Ợ của Loan (Đoạn tuyệt) khi về nhà chồng khiến mẹ chồng Ộngơ ngácỢ như báo hiệu cho hành động quyết liệt để đoạn tuyệt hoàn toàn với gia đình phong kiến: ngộ sát chồng.

Ngược lại, thói nệ cổ với các quan niệm lỗi thời, ràng buộc con người cá nhân của đã ăn sâu vào tư tưởng và thể hiện qua hành động của những bà án, bà phán... Để có được cuộc hôn nhân Ộmôn đăng hộ đốiỢ, bà Án (Nửa chừng xuân) tìm mọi cách để chia rẽ Ộtiểu gia đìnhỢ của Mai, từ dọa nạt đến kể cả những thủ đoạn và hành động vu oan giá họa đê tiện nhất. Hành động của bà án không chỉ biểu hiện cho thói nệ cổ mà còn bộc lộ bản chất tàn bạo, độc ác của giai cấp phong kiến. Trước hay sau, bà án cũng không chấp nhận cho Lộc li hôn với người vợ đầu dù không có khả năng sinh con kể cả khi bà đã nhận cháu.

Với bà phán Lợi (Đoạn tuyệt) thì đạo đức, gia phong, phép tắc, nền nếp của gia đình đang có nguy cơ bị hạng Ộgái tân thờiỢ, có học như Loan đe dọa. Tâm lắ sợ hãi đó gửi gắm qua những hành động thể hiện uy quyền tuyệt đối của mình. Bà giáo huấn cho con trai dạy vợ theo châm ngôn: Ộ...dạy vợ từ thủa bơ vơ mới vềỢ, và cũng sẵn sàng buộc Thân phải đánh vợ khi nhận thấy có sự phản kháng: ỘNó hỗn với mẹ anh mà anh không tát cho nó được một cái hay sao? Anh tát nó cho tôi một cái xem nó còn nỏ mồm nữa hay khôngỢ[133; tập 1; tr 84]. Bà củng cố uy quyền của mình bằng cách tự quyết định lấy lẽ cho con, bất chấp sự tồn tại của Loan:

Ộ- Tôi cho anh lấy nó làm nàng hầu.

... - Con chỉ sợ nhà con nó không bằng lòng. Bà phán cao giọng:

- Tôi cho phép anh lấy. Quyền của vợ anh đâu mà anh sợ...Ợ[133; tập 1; tr 87] Tâm lắ bảo thủ tới mù quáng được biểu hiện qua những hành động và mệnh lệnh tàn độc của người đàn bà đại diện cho quyền uy tối thượng của thứ lễ giáo gia phong trói buộc con người. Từ những cách xưng hô cục cằn mày - tao đến hành động Ộnhảy chồm lên... sấn lại nắm lấy Loan tát túi bụiỢ và những mệnh lệnh tàn nhẫn, mất tắnh người:

ỘTha gì. Đánh cho chết!

... Đánh chết nó đi cho tôi. Chết đã có tôi chịu tội.Ợ[133; tập 1; tr 99]

Tập trung miêu tả hành động của nhân vật này trong các xung đột căng thẳng, Nhất Linh vừa làm nổi bật các tắnh cách qua sự tương phản, vừa muốn tô đậm tâm lắ bảo thủ, đố kị và hằn học của những kẻ thù địch với sự tiến bộ, thù địch với cái mới.

Hằn học, đố kị cũng là những biểu hiện trong tâm lắ nệ cổ của bà phán Trinh (Thoát ly). Khi nhận thấy Hồng (con chồng) sắp thoát ly khỏi sự áp chế của mình, bà phán Ộcàng cay nghiệt đối với HồngỢ và phải Ộcố hành hạỢ để vớt vát kéo lại. Được hành hạ con chồng là niềm sung sướng và đây là lắ do khiến cho bà phán Ộkhông giấu nổi sung sướng bồng bộtỢ khi nghe tin người chồng đắnh ước của Hồng chết với câu nói mất hết nhân tắnh: ỘThằng chồng nó chết rồi! Nào, xem nó còn làm bộỢ[133; tập 2; tr 696]. Song đó luôn là hành động mang tắnh hai mặt, phù hợp với hoàn cảnh, tâm lắ, tắnh cách của bà phán. Không độc quyền áp chế như bà phán Lợi (Đoạn tuyệt), bà Án (Nửa chừng xuân), bà phán Trinh (Thoát ly) có cách hành xử riêng đối với con chồng. Một mặt, tỏ vẻ không can thiệp vào việc dạy con của chồng để thoát khỏi ảnh hưởng của tiếng xấu muôn thủa trong mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng. Mặt khác, bà đứng sau dèm pha khắch bác, nói xấu nhằm chia rẽ tình cảm cha con, đẩy Hồng vào thế không thể thoát ly. Cho đến chi tiết cuối truyện, hành động giả nhân giả nghĩa Ộkhóc òa lênỢ của bà phán khi nghĩ Hồng chết bị phơi bày bởi những tiếng thét và những lời cục cằn, ngoa ngoắt: ỘÀ ra con này láo thực. Bà tội lỗi gì mới mày mà mày bảo tha lỗi cho bà, hử con kiaỢ[133; tập 2; tr 794].

Chủ đề nổi bật trong các tiểu thuyết của xu hướng Tự lực văn đoàn là chủ đề tình yêu. Đó là tình yêu của tầng lớp thanh niên thị thành với những quan niệm mới, in đậm dấu ấn cá nhân. Tình yêu đó được thể hiện mạnh mẽ bằng hành động và qua cả các biểu hiện bên ngoài khác. Chắnh vì vậy, khi miêu tả các cảm giác, cảm xúc trong tình yêu, các cây bút của xu hướng này hay sử dụng biện pháp ngoại hiện. Bên cạnh việc miêu tả những hành động quyết liệt chống lại những quan niệm cổ hủ, lạc hậu để bảo vệ tình yêu, bảo vệ nhân phẩm, các nhà văn Tự lực văn đoàn rất chú ý tới miêu tả đôi mắt, ánh mắt để thể hiện nội dung cảm xúc của nhân vật. Khi miêu tả diện mạo nhân vật, Ộcác nhà văn Tự lực văn đoàn rất chú ý tả đôi mắtỢ và ỘNhất Linh hay tả con mắt nhấtỢ[79; tr 122]. Trong tiểu thuyết của Nhất Linh, các nhân vật chắnh diện (các cô gái mới) thường được nhà văn chú ý tới miêu tả đôi mắt. Đôi mắt vừa tô điểm cho vẻ đẹp thể chất, vừa là nơi kắ thác của các trạng thái cảm xúc trong tâm hồn nhân vật. Với Nhất Linh, tình yêu và các trạng thái tâm lắ, cảm xúc trong tình yêu đều được diễn tả qua những biểu hiện của đôi mắt. Người đọc bắt gặp trong Đoạn tuyệt đầy đủ các cung bậc cảm xúc trong tình yêu của Loan dành cho Dũng qua hình ảnh đôi mắt. Từ thái độ cảm thông, chia sẻ qua ánh mắt Ộdịu dàngỢ đến cảm giác nuối tiếc qua hình ảnh Ộmắt mơ mộng nhìn lửa cháyỢ của Loan[133; tập 1; tr23]. Từ ánh mắt Ộdò xétỢ tình cảm đến ánh mắt có vẻ Ộcăm hờnỢ khi nghĩ về Ộhoàn cảnh bức bối của mìnhỢ[133; tập 1; tr 27, 29]. Từ sự ngạc nhiên qua Ộmở to hai con mắtỢ đến những giây phút sung sướng thăng hoa của tình yêu trong Loan khi gặp Dũng qua Ộhai con mắt sáng lên khác thườngỢ với Ộ mấy giọt nước mắt long lanh từ từ chảyỢ[133; tập 1; tr 43, 44]... Và khi Loan cảm thấy rõ hết cả cái đời mãnh liệt của đời Dũng, Ộmột cuộc đời đắm đuối trong sự hành động mê manỢ là ánh mắt thán phục Ộmở to và sáng lên khác thườngỢ, ánh mắt hiện khát vọng mãnh liệt bung thoát khỏi cuộc sống hiện tại với Ộcảnh đời khốn nạnỢ, Ộnhỏ nhenỢ đang Ộgiày vò nàng bấy lâuỢ[133; tập 1; tr; 79]. Không chỉ trong Đoạn tuyệt, với Lạnh lùng, Đôi bạn, Bướm trắng, miêu tả đôi mắt cũng luôn là một trong những tiêu điểm khi Nhất Linh miêu tả tâm lắ trong tình yêu. Dường như với ông, giây phút thăng hoa của tình yêu chỉ có thể diễn tả một cách đầy đủ được bằng hình ảnh đôi mắt. Cùng một thời điểm, vào ngày lễ hội, niềm vui của Nhung (Lạnh lùng) nhân lên gấp bội khi nhận được thư tỏ tình của Nghĩa, nàng mỉm cười sung sướng và ngắm mình trong gương mà tưởng đang ngắm một người đàn bà khác bởi Ộhai con mắt long lanh ướt lệ của nàng trong gươngỢ. Ngay cả khi Nhung

ngựcỢ[133; tập 1; tr 215]. Với Loan trong Đôi bạn, trao gửi tâm tư, tình cảm bằng ánh mắt đã trở thành ý thức của nàng. Nàng muốn: Ộbằng hai con mắt lặng lẽ diễn cho chàng biết nỗi vui sướng âm thầmỢ và khi biết Dũng đang tự do nhìn mình của mình, hai con mắt nàng Ộbỗng tươi hẳn lên dưới ánh đèn và hai hàng lông mi nàng hơi rung độngỢ[133; tập 1; tr 311]. Đôi mắt như những nhịp cầu nối những tâm hồn trong thế giới của tình yêu, vì vậy đôi mắt của Loan dù buồn vẫn luôn đẹp đến lạ thường, Ộkhác hẳn mọi ngàyỢ trong cảm nhận của Dũng[133; tập 1; tr 343].

Các nhân vật của Bướm trắng cảm nhận tình yêu và vẻ đẹp của tình yêu trước hết qua hình ảnh đôi mắt. Ngay từ những trang đầu của truyện, với việc đặc tả đôi mắt, Nhất Linh đã khơi dậy biết bao cảm xúc trong suy cảm của nhân vật. Cùng với vẻ đẹp Ộửng hồngỢ của đôi gò má của Thu là vẻ đẹp của Ộhai con mắt to và đen, sáng long lanh như còn ướt nước mắtỢ. Vẻ đẹp đã gợi trong tâm hồn Trương cảm giác gần gũi, thân thuộc trong kắ ức khi nhớ về Liên (người yêu đã chết của chàng). Đôi mắt ấy vừa gợi tâm trạng trong Trương vừa như ngấm ngầm báo hiệu sự nảy nở của tình cảm, tình yêu lứa đôi và chỉ cần thoáng qua đôi mắt nàng Trương cũng thấy: Ộtrong một lúc, đôi mắt Thu đẹp hẳn lên và nhiễm một vẻ khác; không phải hai con mắt thản nhiên lúc mới gặpỢ. Và ngược lại, lần gặp đầu tiên đôi mắt của Trương cũng để lại ấn tượng xao xuyến không phai trong Thu bởi đôi mắt ấy phản chiếu một vẻ đẹp đến Ộnão nùngỢ như gợi một nỗi Ộđau thươngỢ. Một đôi mắt trông Ộhơi là lạ, khác thường tuy hiền lành, mơ màng nhưng vẫn phảng phất có ẩn một vẻ hung tợnỢ[133; Tập 1; tr 394]. Ngay từ đầu tác phẩm, bằng cách miêu tả cảm nhận tinh tế của Thu về đôi mắt Trương, Nhất Linh cũng đã giúp người đọc cảm nhận được phần nào thế giới tâm lắ nhiều mâu thuẫn, phức tạp của chàng.

Khi miêu tả đôi mắt của nhân vật, cùng một lúc, các nhà văn lãng mạn vừa miêu tả được vẻ đẹp thể chất đầy quyến rũ của con người, vừa khám phá được thế giới cảm xúc, tâm trạng. Đôi mắt như sự phản chiếu của đời sống tâm hồn con người qua cách khai thác của các nhà văn Tự lực văn đoàn, đây mới là điều cốt lõi. Ngay đối với Thạch Lam, một nhà văn chỉ tập trung vào miêu tả thế giới tâm lắ với những trạng thái cảm xúc, cảm giác của nhân vật, và thường không chú ý miêu tả vẻ bề ngoài cũng như hành động của nhân vật. Nhưng khi mỗi khi miêu tả đôi mắt nhân vật thì đó là những đôi mắt Ộbiết nóiỢ, đôi mắt chứa đầy cảm xúc. Đó có thể là đôi mắt Ộthông minhỢ của hai cậu bé, song lại gợi trong Bình những kỉ niệm, kắ ức buồn về người bạn trẻ đã mất (Người bạn trẻ). Tâm trạng buồn Ộman mácỢ trước cái giờ khắc của ngày tàn như lan tỏa trong không gian qua ánh mắt, qua cảm nhận của Liên (Hai đứa trẻ) và ám ảnh người đọc bởi hình ảnh Ộđôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thắa vào tâm hồn ngây thơ của côỢ[91; tr 100].Đó cũng là những đôi mắt của tình cảm, tình yêu vừa nhẹ nhàng vừa da diết và thấm thắa trong Dưới bóng Hoàng Lan, Tình xưa. Nếu đôi mắt của Nga (Dưới bóng Hoàng Lan) nhìn Thanh Ộnhư hội tụ lại những hình ảnh tự bao giờỢ[91; tr 127], thì đôi mắt của Lan (Tình xưa) là đôi mắt của tình yêu đương bén, Ộphản chiếu một tình yêu mãnh liệt và tha thiết quáỢ. Đôi mắt ấy khiến chàng học trò trường tỉnh Thái Bình Ộrung động cả ngườiỢ[91; tr 151]. Với Thạch Lam, đôi mắt là nơi biểu hiện rõ nét các trạng thái cảm xúc của tâm hồn con người. Khi mệt mỏi, chán chường thì đó là hình ảnh của những đôi mắt Ộlờ đờỢ của Huệ (Tối ba mươi), đôi mắt Ộthâm quầngỢ trong đau khổ của Lan khi tình yêu của nàng bị từ chối phũ phàng (Tình xưa).

Miêu tả tâm lắ nhân vật qua ngoại hiện là biện pháp được sử dụng nhiều trong tiểu thuyết cũng như truyện ngắn của văn xuôi hiện thực phê phán. Nhiều điển hình nghệ thuật bất hủ của văn học hiện thực phê phán được diễn tả qua ngoại hiện.

Khắc họa thế giới tâm lắ của phụ nữ và trẻ thơ, thiên nhiên trở thành phương tiện hữu hiệu trong sáng tác của Nguyên Hồng. Trong Bỉ vỏ, thiên nhiên vừa có chức năng khơi gợi, kắch thắch cảm giác, vừa có khả năng dự báo về số phận của nhân vật. Cảnh màn đêm lạnh lẽo, hoang vu trong những ngày đầu lạc lõng, bơ vơ của Tám Bắnh ở nơi xa lạ: ỘẦtrăng thu vừa mới hé ra khỏi dải mây chỉ tỏa xuống những chòm cây một làn ánh sáng như hơi sương phảng phấtỢ, hai bên hè Ộlả lướt những cành xoan lăn tăn lá, rào rào trước gió lạnh thổi từng cơn dàiỢ [37; Tập 2; tr 19]. Cảm giác lạnh lẽo, thê lương như đeo bám nhân vật, khắc sâu vào tâm trạng mặc cảm tội lỗi và nỗi đau của kẻ bị xã hội xa lánh, xua đuổi. Thiên nhiên ngoại giới đã khơi dậy thiên nhiên trong tâm tưởng của nhân vật - Màn đêm với những hình ảnh Ộtang thươngỢ Ộchết chócỢ vừa gợi cảm giác rùng rợn, sợ hãi, vừa như dự báo về cuộc sống đầy bất hạnh: ỘBắnh tưởng con đường Bắnh đi tối tăm hoang vắng như cảnh một bãi tha ma. Những cành xoan xao động là những cành tre lả ngọn bên những ngôi mộ chơ vơ mới đắp. Những tàu lá cọ to sum suê giống những mớ tóc người điên hay thắt cổ.Ợ [37; Tập 2; tr 18]. Nguyên Hồng thật tài tình khi miêu tả các trạng thái cảm giác bơ vơ đến ớn lạnh, sợ hãi đến hoảng loạn trong tâm trạng của cô gái lương thiện trước xã hội đen bạc. Bằng cách này, Nguyên Hồng vừa miêu tả được hiện thực tâm trạng của nhân vật, vừa tô đậm hiện thực đen tối của xã hội bởi những liên tưởng đầy ám ảnh. Hơn nữa, tác giả giải thắch cho tâm trạng buông xuôi, phó mặc trước thực tại khắc nghiệt. Âm thanh Ộbật kêu khe khẽỢ của Bắnh: ỘBiết làm thế nào đêm nay?!!Ợ [37; Tập 2; tr 20] như báo hiệu chuỗi ngày đau khổ sắp tới. Gắn với cuộc đời bất hạnh của Bắnh thường là thiên nhiên xám lạnh gợi cảm giác buồn. Có khi là một buổi chiều mùa đông với Ộmưa phùn không ngớt, mây trời cứ xám ngắt, nên phố Hạ Lý càng vắng càng buồnỢ [37; Tập 2; tr 39] - thiên nhiên trĩu nặng, cô quạnh gắn với cuộc sống nơi Ộlầu xanhỢẦ Trong Bỉ vỏ, thiên nhiên mùa xuân, mặt trời với nắng hồng cũng xuất hiện như khẳng định sự tồn tại mạnh mẽ của những giá trị tốt đẹp trong tâm hồn của nhân vật. Tám Bắnh như hồi sinh trước tình yêu, trước cuộc sống mới cùng Năm Sài Gòn, thiên nhiên hiện lên với màu sắc tươi mới của mùa xuân: Ộcảnh vật ướt át trong mưa bụi. Cách dậu găng độ vài bước, một khu vườn nhỏ cỏ mọc đầy, lao xao mỗi lần gió thổi giật trên mặt cỏ xanh umẦỢ [37; Tập 2; tr 58]. Đây là thiên nhiên phản ánh niềm vui rất riêng của tình yêu, vừa dịu dàng, có chút e lệ, tràn đầy sức sống và đối lập với nỗi buồn, những ê chề, tủi hổ của cuộc sống nhơ nhớp nơi lầu xanh. Bên cạnh biện pháp miêu tả thiên nhiên để

Một phần của tài liệu Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 1945 (Trang 136 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w