Miêu tả tâm lắ nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 1945 (Trang 150 - 187)

Trong quá trình miêu tả tâm lắ nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật được coi là một trong những yếu tố nghệ thuật đóng góp đặc biệt có hiệu quả trong khả năng khám phá chiều sâu tâm hồn với các cung bậc và những diễn biến phức tạp của tâm trạng. Khảo sát các tác phẩm văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945, chúng tôi nhận thấy giữa hai khuynh hướng đã có sự gặp gỡ, giao thoa trong ý thức cũng như việc vận dụng ngày càng hiệu quả ngôn ngữ nghệ thuật miêu tả thế giới tâm lắ nhân vật. Với ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ trần thuật và độc thoại nội tâm, các cây bút văn xuôi tiêu biểu của hai khuynh hướng này đã rất thành công khi diễn tả được những biến thái tinh vi cũng như quá trình diễn biến tâm lắ phức tạp trong tâm hồn nhân vật. Không những vậy, họ còn thể hiện khả năng phân tắch, cắt nghĩa, lắ giải một cách thuyết phục thế giới tâm lắ phức tạp ấy nhờ ngôn ngữ trần thuật linh hoạt, luôn đan xen giữa kể, tả, bình luận. Chắnh vì vậy, nhân vật của họ xuất hiện sống động, chân thực với chiều sâu tâm lắ. Nhiều nhân vật bước từ tác phẩm vào cuộc sống với những bước đi vững chắc, hay nói cách khác đó là những con người với đời sống tâm hồn phong phú, phức tạp chứ không chỉ là những phiên bản giống người.

1. Miêu tả tâm lắ qua ngôn ngữ đối thoại

Ngôn ngữ đối thoại giàu kịch tắnh là yếu tố nghệ thuật tương đồng khi hướng tới miêu tả tâm lắ nhân vật trong văn xuôi lãng mạn cũng như văn xuôi hiện thực. Nếu như ngôn ngữ đối thoại giàu kịch tắnh xuất hiện trong văn xuôi lãng mạn nhằm mục đắch nổi bật tắnh cách, tâm lắ nhân vật thì trong văn xuôi hiện thực, bên cạnh mục đắch khám phá bản chất, tắnh cách là mục đắch miêu tả, thể hiện tâm lắ. Những tác phẩm xuất sắc trong văn xuôi hiện thực phê phán như Giông tố, Số đỏ (Vũ Trọng Phụng),

Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan) ngôn ngữ đối thoại giàu kịch tắnh trở thành một yếu tố nghệ thuật giữ vai trò quan trọng (bên cạnh các yếu tố tình huống, kết cấu...) trong nghệ thuật miêu tả tâm lắ nhân vật. Một mặt diễn tả được những xung đột, mặt khác nhân vật tự bộc lộ tâm trạng, cảm xúc một cách tự nhiên, phù hợp với tắnh cách, địa vị xã hội.

Trong Tắt đèn, Ngô Tất Tố sử dụng nhiều đoạn đối thoại kéo dài giữa nhân vật với nhân vật vừa để phơi bày bản chất, vừa thể hiện tâm trạng, tình cảm với các cung bậc khác nhau. Đoạn đối thoại, mặc cả Ộbán con bán chóỢ giữa chị Dậu và vợ chồng nghị Quế là đoạn đối thoại dài, nối từ chương V sang chương VI và miêu tả thành công tâm lắ trưởng giả của địa chủ vừa hách dịch, lạnh lùng đến tàn nhẫn vừa hợm của, học đòi kệch cỡm kết hợp với tinh thần nô lệ phản động thấm vào máu. Từ những câu nói cộc lốc, xách mé: ỘCon mẹ kia! Bán con bán cái thế nào? Vào mà nói chuyện với bà!...Ợ đến những tiếng quát nạt, dọa dẫm của nghị Quế: ỘThiếu bao nhiêu mặc kệ mày, kể lể gì? Mày định bổ vào nhà tao đấy àỢ, hay ỘĐem ngay đi chợ mà bán! Không nói lôi thôi! Mất thì giờ!...Ợ. Phụ họa với ngôn ngữ cộc cằn hách dịch đó là ngôn ngữ của bà nghị, lạnh lùng và tàn nhẫn không kém, song giả dối, nham hiểm và xảo quyệt hơn: khi thì Ộquai thật dài cặp môiỢ với câu nói lạnh lùng: ỘChẳng cứu với vớt gì cả! Mày có bán đứa con gái tao mua!Ợ, khi thì Ộyên ủiỢ, thẽ thọt, lúc lại đay nghiến, chì chiết[104; tập 4; tr 254...263]. Ngô Tất Tố như tô đậm chân dung loài cầm thú khi đặt vợ chồng nghị Quế trong các chương XII, XIII qua ngôn ngữ đối thoại mà nổi bật trong đó là tâm lắ lạnh lùng, tàn nhẫn, vô cảm đối với con người của bọn địa chủ. Qua những đoạn đối thoại đó ông đã xây dựng thành công chân dung tinh thần của chị Dậu, một phụ nữ đảm đang tháo vát, vừa hiền lành, biết nhẫn nhịn song khi cần cũng vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt và liều lĩnh. Cuộc đối thoại ở chương XI giữa chị Dậu và cái Tắ vừa thể hiện được tận cùng nỗi đau đớn, xót xa trong tâm hồn chị Dậu khi phải bán con đúng vào lúc phát hiện được đức tắnh tốt đẹp của đứa bé:

Ộ- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

Chị Dậu lã chã hai hàng nước mắt:

- U van con, u lạy con, con có thương thày thương u, thì con cứ đi với u, đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm...Ợ[104; tập 4; tr 287].

Điệp khúc ỘU van con, u lạy con, con có thương thày thương uỢ được nhắc lại ba lần trong đọan đối thoại như những nhát dao cứa sâu vào tâm hồn chị tạo nên nỗi đau giằng xé. Qua đoạn đối thoại này, tâm lắ của cái Tắ cũng hiện lên rõ nét. Các trạng thái tâm lắ từ sợ hãi xen lẫn hi vọng mong manh khi nghĩ đàn chó sẽ thay cho mình đến đau đớn, không muốn rời xa gia đình của cái Tắ diễn ra chân thật và cảm động. Đó còn là nét tâm lắ đặc biệt của đứa bé con nhà nghèo, ngoan ngoãn, hiếu thảo và đặc biệt đã sớm hiểu biết về hoàn cảnh của gia đình.

Miêu tả tâm lắ qua ngôn ngữ đối thoại cũng được Vũ Trọng Phụng sử dụng như một biện pháp nghệ thuật chắnh trong tiểu thuyết của mình. Ta có thể bắt gặp ở Giông tốSố đỏ rất nhiều kiểu đối thoại với tần suất cao và qua các đối thoại đó, không chỉ bản chất, tắnh cách mà tâm lắ nhân vật hiện lên rõ nét, sống động. Trong nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, khi bàn về ngôn ngữ đối thoại, các nhà nghiên cứu chú ý khai thác chức năng tái hiện làm nổi bật tắnh cách của nhân vật. Trong thực tế, qua các đối thoại sinh động trong tiểu thuyết của ông, người đọc cũng thấy rõ tâm lắ của nhân vật hay của một nhóm người. Trong Giông tốSố đỏ xuất hiện nhiều đoạn đối thoại đám đông - một kiểu đối thoại sáng tạo của Vũ Trọng Phụng, vừa tái hiện phần nào chân dung nhân vật, vừa thể hiện được các trạng thái tâm lắ khác nhau. Đoạn đối thoại giữa các bậc chức sắc ở làng Quỳnh Thôn và gia đình ông đồ Uẩn diễn ra trong trạng thái tâm lắ hỗn loạn bởi tai nạn lớn, bởi sự ăn uống, bởi bất đồng quan điểm, bởi trạng thái không đủ tự tin vào lẽ phải mà phải chờ vào thái độ của quan trên. Sau câu hét Ộoai quyềnỢ của chánh hội, đám người làng sợ hãi, lấm lét ra về, cuộc đối thoại tiếp tục:

ỘÔng lý trưởng nói:

- Cái kiện này to lắm! Tôi không được mục kắch nên không dám chắc nhưng mà cứ theo như lời bác Trương nói thì dễ thường chủ xe là lão Nghị Hách ở tỉnh miền trên ấy chứ chẳng ai xa lạ đâu!

- Thằng cha có hai chục con vợ lẽ trong đồn điền ấy à? - Phải.

- Cái thằng cha bỏ bã rượu vào ruộng lương dân rồi báo nhà đoan và chỉ bởi một thủ đoạn ấy đã tậu được ba trăm mẫu ruộng rất rẻ tiền ấy à?

- Cái thằng cha độc ác đánh chết người làm rồi vứt xác người ta xuống giếng, mà khai người ta tự tử ấy à?

- Nó đấy!

- Thế sao? Thế thì phải kiện cho bỏ mẹ nó đi chứ? Ông Lý bình tĩnh đáp ông Chánh:

- Nào biết là rồi nó bỏ mẹ hay chúng mình bỏ mẹ! Ông đồ vứt bút xuống chiếu, ngồi lên mà rằng: - Ông nói đến chó cũng không nghe được. Ông Lý vẫn bình tĩnh một cách khả ố:

- Chó không nghe được nhưng mà tôi nghe được! Đây nhé: lão Nghị ấy có năm trăm mẫu đồn điền trên tỉnh này, một cái mỏ than ở Quảng Yên này, ba chục nóc nhà tây ở Hà Nội, bốn chục nóc nhà nữa ở Hải Phòng này, bạc nhà nó cứ gọi là gà ăn không hết, vậy ông có đủ tiền chọi nhau với nó không? Vô phúc thời đáo tụng đình ông ạ.

Ông phó hội cự ông Lý:

- Chả nhẽ nó hiếp con gái làng mà không kiện à? Sao ông cứ bàn ngang thế? - Tôi không bàn ngang mà cũng không ngăn trở gì ai hết ...

Ông chánh ngồi lên ngay mà rằng:

- À thế mà lúc nãy ông cứ tự do ngồi vào đánh chén! Ông tưởng cụ đồ làm bữa rượu ấy để cho ông ăn không đấy à? Ông phải biết nghĩa lắ mâm rượu ấy mới được chứ!

- Thôi, ông say rồi, tôi không dám nói nữa. - Ông bảo ai say? Ông bảo ai say?

Chân dung của Nghị Hách được phác họa qua đoạn đối thoại ở ba đặc điểm cơ bản: lối sống xa hoa, thủ đoạn thâm hiểm, bản chất tàn bạo. Song đoạn đối thoại cũng diễn tả thành công tâm lắ số đông nhân vật - đám chức sắc cường hào địa phương. Bao trùm là trạng thái tâm lắ sợ hãi trước một thế lực, trước sức mạnh của ông trùm tư bản (Nghị Hách) quyền lực và giàu có - nhà tư sản cỡ Ộphú gia địch quốcỢ. Sau mỗi một câu giả định của chánh hội, phó lý về quyền lực, sức mạnh và sự giàu có của Nghị Hách là những câu trả lời ngắn, đanh và gọn của lý trưởng: ỘPhảiỢ, ỘChắnh thếỢ, ỘNó đấyỢ vừa như tô đậm, nhấn mạnh thế lực bất khả xâm phạm đang hiện hữu lại vừa thể hiện trạng thái sợ hãi, bất lực của lý trưởng làng Quỳnh Thôn. Đan xen trong đó, người đọc cũng nhận thấy thái độ giễu cợt, thách thức và ngầm coi thường Ộcụ ChánhỢ. Tâm lắ đố kị, khắch bác theo kiểu Ộcon gà tức nhau tiếng gáyỢ cũng là tâm lắ thường bắt gặp trong đời sống nông thôn Việt Nam.

Khi miêu tả tâm lắ của Nghị Hách, Vũ Trọng Phụng giúp cho người đọc thấy được thế giới tâm lắ của kẻ mạnh, của kẻ nắm chắc sức mạnh của đồng tiền. Tâm lắ ấy, không chỉ diễn ra qua những hành động tàn bạo, quyết đoán mà còn qua ngôn ngữ đối thoại. Cuộc đối thoại giữa Nghị Hách và Long ở chương X, nhà tư bản hiện lên ấn tượng thái độ hách dịch pha lẫn cái tự đắc, hãnh tiến của kẻ giàu có nhưng vô học. Từ cách xưng hô: tao, mày, chúng nó tới đến cách giảng giải, mặc cả hơn thiệt, lưu manh của một gã thầu khoán. Qua ngôn ngữ đối thoại, ngýời đọc còn thấy đýợc sự biến đổi tâm lắ nhân vật khi rõi vào các cảnh huống cũng nhý địa vị khác nhau. Hai đoạn đối thoại dài giữa Long và Mịch ở chýõng V và XIV (khi Mịch chưa lên xe hoa làm vợ hai Nghị Hách) bên cạnh tâm trạng đau khổ của Mịch là thái độ cảm thông chia sẻ của Long. Cho dù không còn cái hồn nhiên của một cô thôn nữ nhưng cái chân thực, mộc mạc vẫn là nét tâm lắ nổi trội. Vừa đau đớn, tủi hổ lại vừa như kẻ có lỗi khi thấy Long bị tổn thương, thị Mịch liên tục đưa lời xin lỗi: ỘAnh Long ơi, tôi xin lỗi anh...Ợ hay ỘLạy anh, anh tha cho, tôi xấu hổ quá.Ợ...[98; tập 1; tr 224] Nhưng khi địa vị xã hội thay đổi, trở thành vợ hai Nghị Hách thì ta cũng bắt gặp sự đổi thay trong tâm lắ của Mịch. Giờ đây không còn là tâm lắ e dè, nhút nhát sợ hãi nữa mà thay vào đó là thái độ chủ động, có phần nanh nọc:

Ộ- Anh Long!... Anh Long!... Anh phụ tôi đến như thế, mà anh còn dám vác mặt anh lại đây... hỏi tôi thế nữa à?

Mịch cứng cỏi hỏi lại:

- Thế thì ai?...Ợ[98; tập 1; tr 403]

Nếu ở Giông tố, có xuất hiện ngôn ngữ độc thoại thì ở Số đỏ, không có độc thoại. Thế giới tâm lắ nhân vật trong Số đỏ chủ yếu được miêu tả qua hành động và ngôn ngữ đối thoại. Nhà nghiên cứu Đinh Trắ Dũng đã nêu và phân tắch nhiều kiểu đối thoại mới xuất hiện như: Ộđối thoại đám đôngỢ, Ộđối thoại cãi lộnỢ, Ộđối thoại kiểu đầu Ngô mình SởỢ bên cạnh hình thức đối thoại truyền thống để khẳng định sự phong phú, sinh động. Thật vậy, tài năng của họ Vũ khẳng định qua sự sáng tạo độc đáo ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm này. Với ông, chỉ một đoạn đối thoại ngắn cũng phác thảo được trạng thái tâm lắ của nhân vật. Tâm lắ gàn dở, lẩm cẩm của cụ cố Hồng để lại ấn tượng không phai qua đoạn đối thoại giữa cụ ông và cụ bà trong chương VII:

Ộ Cụ bà nói: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ông ạ, tuy vậy tôi cũng cứ cho mời cụ lang...

Cụ Hồng lai nhăn mặt lần thứ mười mà khẽ gắt cũng lần thứ mười rằng: - Biết rồi! Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

Đã hiểu cái tắnh ấy, cụ bà cứ thản nhiên nói tiếp:

- Ấy thế rồi, ta cứ lo toan trước việc ma chay đi mà thôi. - Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!

- Tôi thì tôi nghĩ nên theo cả lối cổ và lối mới, nghĩa là cứ minh tinh, nhà táng, kèn tàu, kiệu bát cống, và rõ nhiều câu đối...

- Biết rồi! Khổ lắm... nói mãi!

Đến đây thì cụ bà không nói gì nữa, ngồi trầm ngâm nghĩ ngợi, làm cho cụ ông phải hỏi ngay:

- Thế sao nữa hả bà?Ợ[98; tập 2; tr 328].

Đan xen với sự gàn dở buồn cười của cụ cố Hồng là tâm lắ thời thượng, học đòi vô lối đã xuất hiện trong ý nghĩ của cụ cố bà.

Ngôn ngữ đối thoại cũng xuất hiện trong những tình huống căng thẳng giữa các nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Trong Nửa chừng xuân, những cuộc chạm chán giữa Mai và bà án luôn thể hiện xung đột mạnh mẽ, một mất một còn, không có sự thỏa hiệp. Ngôn ngữ đối thoại trong những xung đột ấy luôn căng thẳng và thể hiện được tâm lắ, tắnh cách nhất quán của nhân vật. Tâm lắ chống lại lễ giáo phong kiến của Mai được bộc lộ rõ nét qua những đoạn đối thoại đó, và ngược lại tâm lắ nệ cổ, bảo thủ đã ăn vào máu của bà Án cũng được tái hiện rất ấn tượng. Trong chương Hội kiến

(Nửa chừng xuân), qua đoạn đối thoại dài, các biểu hiện trong tâm lắ bảo thủ, lạc hậu của bà án. Để thể hiện thái độ và quan niệm Ộmôn đăng hộ đốiỢ, bà án luôn xoáy sâu vào gia cảnh khốn khó, mồ côi cha mẹ của Mai. ỘThảo nàoỢ, ỘCon có cha như nhà có nóc. Cô là gái mà lại mồ côi cha mẹ thì tránh sao khỏi sự lầm lỡ là những câu đối thoại vừa mang đậm màu sắc tâm lắ, quan điểm lễ giáo phong kiến, vừa bộc lộ thái độ coi thường, dè bỉu của bà án. Mai cũng trình bày quan niệm sống tiến bộ, mới mẻ của mình qua đoạn đối thoại kéo dài và căng thẳng đó:

Ộ...Nhưng thuở xưa, cha con còn dạy con nhiều điều mà cha con còn cho là hay hơn, quý hơn cả những điều lễ nghi.

.... Bẩm bà lớn, là lòng thương người và lòng hy sinh.

.... Bẩm bà lớn, vâng, chắnh thế, nhưng điều nhân của đạo nho ta cũng chỉ là điều nhân trong phạm vi nho giáo mà thôi.Ợ[133, tập 2; tr 147...150]

Tâm lắ hướng theo cái mới, không chấp nhận bất kì sự thỏa hiệp nào toát lên mạnh mẽ trong câu nói mạnh mẽ, ấn tượng của Mai: ỘBẩm bà lớn, nhà con không có mả đi lấy lẽỢ. Đây cũng là câu nói được Mai khẳng định trong phần cuối của câu chuyện như một lời tuyên chiến với lễ giáo phong kiến cổ hủ, lỗi thời.

Trong Đoạn tuyệt của Nhất Linh, đối thoại căng thẳng cũng xuất hiện nhiều và góp phần quan trọng trong miêu tả tâm lắ nhân vật. Xung đột giữa Loan và mẹ chồng

Một phần của tài liệu Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 1945 (Trang 150 - 187)