Tiếp nhận tinh thần dân chủ, tư tưởng khoa học

Một phần của tài liệu Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 1945 (Trang 44 - 48)

Tư tưởng khoa học và tinh thần dân chủ của văn hóa phương Tây tác động sâu sắc và chi phối nhiều mặt trong đời sống tinh thần xã hội Việt Nam thời kì này. Đây là yếu tố cốt lõi, có vai trò quyết định và tạo nên luồng sinh khắ mới trong đời sống văn học, mở ra quan niệm về xã hội nhân sinh mới. Hoàng Đạo, người phát ngôn của Tự lực văn đoàn đã phát biểu trực tiếp kêu gọi tinh thần dân chủ trong một số bài viết của mình trên tờ Phong Hóa, Ngày Nay. Từ nhận định chắnh xác về nền luân lý cũ đang tồn tại trong xã hội - nền luân lý khiến Ộta chẳng còn tư tưởng gì nữa, mà ta là của gia đình. Chữ tự do cá nhân là một chữ từ xưa đến nay ta không biết nghĩa là gì.Ợ Đối với nếp sống dân quê, ông kêu gọi: Ộphải thay thế cái mớ lễ nghi cũ rắch nó phân đẳng cấp xằngỢ bằng Ộnhững điều lễ mớiỢ vì nó Ộdạy cho dân quê rằng một người trong làng là một người công dân, có đủ quyền tự do làm một người công dânỢ. Và khẳng định: ỘNgày nay, cái óc biết suy xét của ta bắt ta không nhắm mắt như xưa, mà bắt ta đem lẽ phải, lương tri ra mà suy nghĩ cứu cánh mọi sự ở đời Ợ[74; tr 15]. Tư tưởng dân chủ tư sản tiếp nhận từ phương Tây trở thành tư tưởng chủ đạo của văn chương Tự lực văn đoàn nói riêng và văn học tư sản, tiểu tư sản thời kì này nói chung.

Biểu hiện đầu tiên của tư tưởng khoa học và tinh thần dân chủ trong văn học thời kì này là thái độ tôn trọng hiện thực khách quan khi hướng tới khám phá, miêu tả xã hội. Trước hết là thái độ khách quan khi khám phá, miêu tả con người trong xã hội. Giờ đây, trong quan niệm của các nhà văn, con người cá nhân trở thành trung tâm, được chú ý tìm hiểu, khám phá trong sự vận động và phát triển theo quy luật nội tại của nó. Nó có vị trắ, vai trò trong sự vận động và phát triển của xã hội, là một thực thể của xã hội có vị trắ tương đối độc lập với gia đình, họ hàng, đẳng cấp. Trong sáng tác của các nhà văn theo khuynh hướng lãng mạn, con người hiện lên với tư cách cá nhân, với ý thức khẳng định giá trị tự thân. Đó là các chàng trai có học với khát vọng được hành động như Dũng (Đoạn tuyệt, Đôi bạn). Dũng sẵn sàng từ bỏ quyền thừa kế gia sản khổng lồ để theo đuổi tình yêu, theo đuổi khát vọng làm cách mạng của mình với mục đắch thay đổi Ộhiện tình của dân quêỢ, hiện tình của đất nước. Hạc - Bảo (Gia đình) coi việc chăm lo đến đời sống của người dân quê là mục đắch của đời mình. Đó còn là những con người được miêu tả với thế giới tâm lắ đa dạng, phong phú, phù hợp với tắnh cách và địa vị của mình trong xã hội. Đó có thể là thế giới tâm lắ phức tạp trong con người trắ thức tư sản và tiểu tư sản, vừa tự hào vừa đau khổ dằn vặt, hối hận trong tác phẩm của Nam Cao. Có thể là tâm lắ hãnh tiến lố bịch của những ông trùm tư bản trong tác phẩm của Vũ trọng Phụng, hoặc tâm lắ hèn hạ, đểu giả, học đòi kệch cỡm của những địa chủ, quan lại trong sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công HoanẦ Bức tranh xã hội thời kì này hiện lên phong phú hơn, đa dạng hơn, chân thực hơn bởi hình ảnh con người cá nhân trong nhiều tư thế, từ mục đắch sống đến thế giới nội tâm phong phú, nhiều chiều.

Thái độ tôn trọng hiện thực khách quan còn thể hiện qua quan điểm khi miêu tả hiện thực cuộc sống. Dù phải chịu sự chi phối, tác động mạnh mẽ của chắnh sách văn hóa thực dân với chế độ kiểm duyệt ngặt nghèo, song thái độ bất hòa, phê phán hiện thực thể hiện rõ trong tác phẩm. Các nhà văn lãng mạn bất hòa với xã hội hiện thực, đấu tranh chống văn hóa phong kiến và kắn đáo thể hiện tinh thần dân tộc qua khát vọng thay đổi xã hội. Ở tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán thì tinh thần phủ định, tố cáo xã hội mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc hơn. Không chỉ miêu tả đúng hiện thực cuộc sống, các tác giả còn chú trọng miêu tả hiện thực trong sự vận động của xã hội. Đó là một xã hội đầy biến động và những biến động ấy tác động mạnh mẽ, chi phối tới số phận của con người.

Biểu hiện quan trọng của tư tưởng dân chủ và tinh thần khoa học còn là ý thức sáng tạo trong quá trình tiếp thu văn học phương Tây. Với các cây bút Tự lực văn đoàn, việc tiếp thu học hỏi văn hóa, văn học phương Tây trở thành mục đắch và tôn chỉ để xây dựng một nền văn chương mới cho dân tộc. Với họ, tiếp thu cái mới không phải là sự bắt chước, sao chép thụ động mà phải là sự học hỏi trên tinh thần sáng tạo và chọn lọc. Đây cũng là ý thức thường trực trong quá trình tiếp cận văn hóa Âu - Mĩ của các cây bút tư sản, tiểu tư sản. Hướng tới học hỏi tư tưởng xã hội phương Tây, đề cao tự do, dân chủ, học tập Ộphương pháp khoa học Thái tâyỢ vận dụng vào sáng tác văn chương là những điều quan trọng trong tôn chỉ và mục đắch sáng tác. Song họ cũng lên tiếng phê phán thái độ cực đoan trong quá trình tiếp thu cái mới. Trong bài

Hai thái cực, Nhất Linh chế giễu lối văn ỘHán hóaỢ của Nam phong và lối viết ỘTây hóaỢ, cộc lốc của Hoàng Tắch Chu trên báo Đông Tây. Ông nhái một câu văn Tàu như sau: ỘBỉ nhân trầm tư mặc tưởng nghiên cứu thục lự về cái thâm ý đại nghĩa của nhân thế sau khi đã biện phục, đã xác tin, đã chứng cứ vào những lắ thuyết của các nhà triết học cổ kim đông tây thì phải thừa nhận, phải công nhận, phải phục nhận rằng nhân thế là một gang tay là bạch câu quá khắch vậyỢ. Và một câu văn Tây: ỘTa ngồi trong phòng trước một luồng không khắ quay cuồng bởi cái quạt máy, dưới ánh sáng của ngọn đèn 120 nến, rồi ra ném làn nhỡn tuyến qua cửa sổ rơi đến bịch một cái xuống con cóc ngồi tư lự bên cạnh hòn gạch. Cảm tình ta như nôn nao như xoáy tận đáy cõi lòng, tư tưởng ta nẩy phăng ra ngoài óc, tim ta hồi hộp muốn phá tan lồng ngực nhảy ra ngoàiỢ[74; Tr 19, 20]. Ông gọi đây là hai lối văn lòe đời và sẽ phải nhường bước cho một lối văn giản dị, dễ hiểu, có tắnh cách An Nam.

Ý thức sáng tạo trong quá trình tiếp thu văn hóa nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng hình thành các quan niệm sáng tác riêng của mỗi nhà văn. Thạch Lam - một trong những cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn đã khẳng định lối đi riêng của mình trong trào lưu lãng mạn trên tinh thần sáng tạo khi cho rằng: ỘChúng ta không cần bắt chước ai (mà công việc bắt chước không phải là công việc sáng tác). Chúng ta chỉ có thể bằng các nhà văn ngoại quốc, khi chúng ta đi sâu vào tâm hồn chúng ta mà thôi.Ợ[133; tập 3; tr 494]. Thạch Lam và Nam Cao gặp gỡ nhau ý thức sáng tạo văn chương. Qua lời các nhân vật của mình, Nam Cao lên tiếng phê phán lối văn học đòi, bắt chước (Những truyện không muốn viết) và đề cao tắnh sáng tạo trong nghề văn: ỘVăn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những ai biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa cóỢ (Đời thừa). Ta có thể thấy rõ ý thức sáng tạo trong hàng trăm truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan hay qua câu tuyên ngôn đanh thép của Vũ Trọng Phụng trong bài báo trả lời Thái Phỉ và Nhất Chi Mai: ỘCác ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và những người cùng chắ hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời.Ợ[118; tr 268].

Học hỏi, tiếp thu tinh hoa của văn học nước ngoài luôn kết hợp với ý thức sáng tạo là cơ sở kết tinh của nhiều phong cách lớn xuất hiện trong thời kì này. Chỉ trong một thời gian ngắn, xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhiều giọng điệu độc đáo khiến Hoài Thanh phải thốt lên: ỘTôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bắnh, kỳ dị như Chế Lan ViênẦ và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân DiệuỢ[131; tr 29]. Bằng sự sáng tạo của mình, các nhà Thơ mới đã đóng góp một phần quan trọng trong hiện đại hóa câu thơ tiếng Việt, bổ sung và làm giàu có hệ thống từ ngữ với cách diễn đạt tinh tế, phong phú.

Trước sự đổi thay nhiều mặt trong đời sống xã hội, vấn đề tiếp nhận văn học mới trở thành một nhu cầu bức thiết trong đời sống xã hội Việt Nam thời kì 1932 - 1945. Giờ đây, văn hóa truyền thống không đủ sức đáp ứng các nhu cầu mới của đời sống tinh thần trong xã hội và Ộsự tiếp thu mạnh mẽ, rộng rãi và sâu sắc văn học thế giới, nhất là văn hóa hiện đại phương TâyỢ trở thành Ộmột đặc điểm chung của tình hình văn hóa thời kỳ nàyỢ[94; T5; P1; tr 27].

Một phần của tài liệu Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 1945 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w