Định hướng thực hiện hoàn thiện thể chế thị trường định hướng xã

Một phần của tài liệu Lý luận về phương thức sản xuất với các đột phá chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở việt nam từ 2010 2020 (Trang 76 - 90)

hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.

Xây dựng và phát triển hệ thống thể chế kinh tế thị trường hoàn chỉnh là nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện thành cơng mục tiêu đó chúng ta cần đưa ra những định hướng và giải pháp đúng đắn phù hợp để tháo gở điểm nghẽn thứ nhất đó là hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ nhất, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Thứ hai, phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại

hình doanh nghiệp, bảo đảm mọi thành phần kinh tế, các chủ thể tham gia thị trường đều được coi trọng, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Thứ ba, phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.

Thứ tư, một thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải phát triển kinh tế hài

hịa với phát triển văn hóa, gắn với tiến bộ và cơng bằng xã hội - đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

2.3.3. Giải pháp.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế thị trường mới, có sự quản lý của Nhà nước và dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Là một nền kinh tế “Vừa vận động theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất chủ nghĩa xã hội” [16, tr.34]. Do đó, chúng ta tiến hành những giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đưa nước ta đi theo con đường chủ nghĩa xã hội.

Thứ nhất, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà

nước tạo bước chuyển mạnh về cải cách hành chính phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đảng Cộng sản là nhân tố cơ bản của hệ thống chính trị, của kiến trúc thượng tầng chính trị. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng chính là tăng cường sự tác động chính trị xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế thị trường để thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển đúng mục tiêu. Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng, song sự phát triển của thể chế kinh tế thị trường lại địi hỏi Đảng khơng ngừng nâng cao năng lực trí tuệ và đổi mới phương thức lãnh đạo đáp ứng tình hình mới của đất nước. Trong điều kiện quốc tế hóa - tồn cầu hóa kinh tế, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa càng phát triển đi vào chiều sâu, tất yếu phải có những nhận thức đúng đắn để đưa ra các đường lối, chủ trương đúng đắn để lãnh đạo nhân dân thực hiện nhằm phát triển xã hội phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị. Chính vì vậy mà nâng cao trí tuệ của Đảng cần phải bám sát thực tiễn, nắm chắc những hiện tượng mới nảy sinh, các sáng kiến từ quần chúng, học tập từ nhân dân. Nâng cao trình độ lý luận của Đảng thực chất là nắm vững cơ sở thực tiễn Việt Nam phù hợp với xu thế của thời đại.

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, năng lực và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước sẽ là nhân tố vừa bảo đảm cho nền kinh tế được vận hành trôi chảy theo yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, vừa bảo đảm hiện thực hóa được các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội một cách bền vững. Muốn vậy trong điều kiện hiện nay cần phải:

Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch và điều hành phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, đồng thời thực hiện tốt chính sách xã hội. Thực hiện hệ thống cơ chế và chính sách phù hợp, đặc biệt là cơ chế, chính sách tài chính, tiền tệ nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế.

Tiếp tục hồn thiện chính sách và hệ thống thuế, cơ chế quản lý giá, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công. Thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỉ lệ tích luỹ hợp lý cho đầu tư phát triển; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách.

Chính sách tiền tệ phải chủ động và linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Hình thành đồng bộ khn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng. Tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Kết hợp chặt chẽ chính

sách tiền tệ với chính sách tài khố. Kiện tồn cơng tác thanh tra, giám sát hoạt động tài chính, tiền tệ.

Hồn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách về đất đai bảo đảm hài hồ các lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất, của người giao lại quyền sử dụng đất và của nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai cho sự phát triển; khắc phục tình trạng lãng phí và tham nhũng đất đai. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI họp ngày 7/5 /2012 đến 15/5/2012 đã khẳng định những quan điểm chỉ đạo và định hướng tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, là nguồn sống của nhân dân ta, quyền sử dụng đất là hàng hoá đặc biệt và đến Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI ngày 15/10 /2012 chú ý tiếp tục hoàn thiện các quy định về giá đất theo hướng giá đất do Nhà nước xác định trên nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước.

Một thách thức đặt ra cho quản lý của Nhà nước trong điều kiện tồn cầu hóa là mỗi biến động trên thị trường thế giới tác động rất nhanh, rất mạnh đến thị trường trong nước. Tình hình đó địi hỏi Nhà nước phải nâng cao năng lực dự báo và khả năng phản ứng chính sách nhằm hạn chế những tác động xấu đến nền kinh tế. Nhà nước cần có các chính sách đúng đắn, sử dụng những cơng cụ điều tiết nhằm khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường và q trình tồn cầu hố, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Cần khẳng định rằng thị trường hoạt động theo quy luật của nó, trước hết là quy luật cạnh tranh, quy luật lợi nhuận. Một mặt, Nhà nước cần phát huy “sức mạnh tự điều chỉnh” của thị trường, mặt khác phải “hoá giải” được tác động tiêu cực của thị trường, bảo đảm định hướng của sự phát triển. Từ đó, vai trị của Nhà nước khơng hề giảm đi mà phải được tăng cường trên những nội dung mới, theo những phương thức tác động mới.

Tập trung xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo đảm quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện chương trình

tổng thể cải cách hành chính và hiện đại hố nền hành chính quốc gia. Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng: giảm mạnh và bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và cơng dân; đẩy mạnh xã hội hóa các loại dịch vụ công phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một khi các thủ tục hành chính phiền hà được xóa bỏ, thì mơi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp sẽ được đảm bảo.

Để nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta phát triển mạnh mẽ chúng ta xây dựng mơi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trong kinh doanh, lấy nguyên tắc “cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh” làm cơ chế chủ yếu cho việc vận hành nền kinh tế, tập trung vào các hướng điều chỉnh cấu trúc thị trường, điều chỉnh hành vi kinh doanh và giám sát hiệu quả các hành vi lạm dụng vị thế trên thị trường; bảo đảm tính đồng bộ, cơng khai, dân chủ trong quá trình xây dựng thể chế kinh tế, mà ở đó, tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật, hệ thống chính sách và cơ chế là tiền đề để bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả khi triển khai thực hiện. Đây cũng chính là nội dung của đột phá chiến lược thứ nhất trong ba khâu đột phá chiến lược nhằm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta giai đoạn 2010 - 2020.

Thứ hai, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học và

cơng nghệ ngày càng cao; đồng thời hồn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xét trong mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, thì quan hệ sản xuất nói chung và quan hệ sở hữu nói riêng là điều kiện và phương tiện kinh tế tác động đến lực lượng sản xuất. Đồng thời, việc thiết lập và xây dựng quan hệ sản xuất chủ đạo không chỉ là phương tiện, mà còn là mục tiêu cần đạt tới để một phương thức sản xuất này thật sự chiến thắng một phương thức sản xuất khác. Chính vì vậy, tái cấu trúc các quan hệ sỡ hữu của nền kinh tế không chỉ nhằm tạo điều kiện, phương tiện mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất mà còn nhằm tới mục tiêu xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp. Cùng với tiến

trình xã hội hóa lực lượng sản xuất do cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại, con đường cơ bản của sự phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta là sự hình thành đa dạng các hình thức sở hữu hỗn hợp, đan kết lẫn nhau.

Phát triển nhanh, hài hoà các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Phải tăng cường tiềm lực và nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ. Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã. Khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần để loại hình kinh tế này trở thành phổ biến trong nền kinh tế, thúc đẩy xã hội hoá sản xuất kinh doanh và sở hữu. Hồn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi phát triển theo quy hoạch. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Phát triển đồng bộ, hồn chỉnh và ngày càng hiện đại các loại thị trường. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và phân phối, bảo đảm cơng bằng lợi ích, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, chúng ta đẩy mạnh phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các

loại thị trường góp phần phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các loại thị trường cơ bản trong nền kinh tế có quan hệ tương tác và thúc đẩy lẫn nhau, tạo thành một hệ thống thị trường thống nhất. Nếu như một loại thị trường nào đó khơng phát triển hoặc phát triển ở trình độ thấp thì sẽ tác động đến sự phát triển và chức năng của các loại thị trường khác, làm méo mó hệ thống thị trường, dẫn đến hiệu quả tăng trưởng kinh tế thấp. Do đó phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại hình thị trường là điều kiện cần thiết trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để vừa bảo vệ thị trường nội địa, vừa bảo đảm mơi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy phải phát triển đa dạng, đồng bộ, ngày càng văn minh, hiện đại các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường trong nước, bảo vệ lợi ích của cả người sản xuất và người tiêu dùng nhất là về giá cả và an toàn thực phẩm.

Phát triển thị trường tài chính với cơ cấu hồn chỉnh, quy mô tăng nhanh, phạm vi hoạt động mở rộng, vận hành an toàn được quản lý và giám sát hiệu quả, hồn thiện về thể chế tiền tệ, tín dụng và ngoại hối. Hồn thiện thể chế bảo đảm phát triển lành mạnh thị trường chứng khốn, tăng tính minh bạch, chóng các giao dịch phi pháp, các hành vi rửa tiền, nhiễu loạn thị trường, làm cho thị trường đóng vai trị quan trọng trong huy động vốn cho đầu tư phát triển.

Phát triển mạnh thị trường khoa học và công nghệ gắn liền với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, có nhiều hình thức thơng tin giới thiệu các sản phẩm khoa học, công nghệ, hoàn thiện các định chế về mua, bán các sản phẩm khoa học, công nghệ trên thị trường. Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động, tiền lương, tiền công được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Chế độ hợp đồng lao động được mở rộng, áp dụng phổ biến cho các đối tượng. Đổi mới và tổ chức hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm của Nhà nước.

Tóm lại, các loại thị trường đồng bộ, các yếu tố của kinh tế thị trường đầy

đủ, vận động cùng nhịp và hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Đây là điều kiện để vận hành thông suốt, các nguồn lực dịch chuyển thuận lợi, được phân bổ hợp lý, hiệu quả từ đó thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển đồng đều trên tất cả các mặt của đời sống cũng như góp phần thực hiện tư tưởng kinh tế cốt lõi của nước ta là tái cơ cấu nền kinh tế phát triển theo chiều sâu, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế bền vững.

Thứ tư, thực hiện bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn liền với xố đói giảm

nghèo, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.

Gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội là một chủ trương nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiến bộ và công bằng xã hội vừa là điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, vừa là một mục tiêu thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta phải hiện thực hóa trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Thực hiện chủ trương, chính sách khuyến khích làm giàu đi đơi với tích cực thực hiện giảm nghèo, vươn lên no ấm, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc và căn cứ cách mạng trước đây. Chính sách giảm nghèo khơng chỉ nhằm mục tiêu ổn định mà cịn tạo động lực cho sự phát triển. Tạo điều kiện để mọi công dân nắm bắt được cơ hội làm ăn, nâng cao thu nhập và đời sống, được hưởng

Một phần của tài liệu Lý luận về phương thức sản xuất với các đột phá chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở việt nam từ 2010 2020 (Trang 76 - 90)