Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số cơng trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

Một phần của tài liệu Lý luận về phương thức sản xuất với các đột phá chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở việt nam từ 2010 2020 (Trang 67 - 69)

đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

2.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn.

- Cơ sở lý luận.

Lực lượng sản xuất luôn là yếu tố có tác dụng quyết định đến sự biến đổi của phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế xã hội. Vì vậy, để thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội tất yếu phải phát triển lực lượng sản xuất hiện đại. Có nghĩa là phải phát triển đồng bộ các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất (tư liệu sản xuất và người lao động với trình độ tri thức, kinh nghiệm sản xuất và thói quen lao động). Kết cấu hạ tầng là một phận trong tư liệu sản xuất có vai trị đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như mỗi vùng lãnh thổ.

Đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay, hệ thống kết cấu hạ tầng tiên tiến và đồng bộ tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các địa phương, các vùng lãnh

thổ, làm giảm sự chênh lệch về mức sống và dân trí giữa các khu vực dân cư. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ rằng trên cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là sân bay quốc tế, cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, đường Đông Tây, mạng lưới cung cấp điện, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn, hệ thống thủy lợi, cấp thốt nước. Phát triển cơng nghiệp năng lượng đi đôi với công nghệ tiết kiệm năng lượng. Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính - viễn thơng.

- Cơ sở thực tiễn.

Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định: “Hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số cơng trình hiện đại là một đột phá chiến lược, là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế” [14, tr.117].

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước cùng với nhân dân ta đã có sự quan tâm rất lớn đến đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Vì vậy, bước đầu hệ thống kết cấu hạ tầng đã có những bước cải thiện căn bản, từng bước đáp ứng yêu cầu với sự phát triển của đất nước, góp phần bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Một số cơng trình hiện đại đã được đầu tư phát triển đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế tạo diện mạo mới cho đất nước trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Năng lực cơng nghệ và chất lượng nguồn nhân lực trên các lĩnh vực xây dựng, quản lý, và vận hành kết cấu hạ tầng được nâng lên.

Nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng lớn và đa dạng. Ngoài nguồn lực của Nhà nước, đã và đang mở rộng sự tham gia của toàn xã hội, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án giao thơng, khu cơng nghiệp, khu đơ thị mới và đóng góp tự nguyện của nhân dân vào phát triển kết cấu hạ tầng nơng thơn. Các hình thức đầu tư, xây dựng, vận hành, kinh doanh được đa dạng hoá, mở rộng.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hệ thống kết cấu hạ tầng ở nước ta vẫn tồn tại những yếu kém, nổi lên là; mạng lưới giao thơng chưa hồn chỉnh, chất lượng thấp, chưa có đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc, hải cảng và sân bay hiện đại. Chất lượng đường bộ vẫn còn thấp và lạc hậu. Các cảng biển chưa có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn trên thế giới; nguồn và lưới điện chưa đáp ứng kịp yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân đặc biệt là vào mùa khơ, ít mưa và nắng nóng ; hệ thống thuỷ lợi chưa đồng bộ, quản lý chưa tốt và hiệu quả sử dụng chưa cao; hạ tầng đô thị, đặc biệt là giao thơng, cấp thốt nước, thu gom và xử lý rác thải, chất thải rắn vừa thiếu, không đồng bộ, kém chất lượng và quá tải đang gây ách tắc cho sự phát triển; hạ tầng xã hội thiếu về số lượng, kém về chất lượng, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu dịch vụ của xã hội, đặc biệt là y tế và giáo dục. Nhiều cơng trình chậm tiến độ, kém chất lượng, chi phí cao, cơng tác quản lý, khai thác, sử dụng, dịch vụ hạ tầng cịn yếu, hạn chế tính cạnh tranh của nền kinh tế.

Nhận thức được đây là một vấn đề cấp bách và là một trong những điểm nghẽn gây cản trở trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội XI Đảng ta đã xác định: “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số cơng trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị” [27, tr.95].

Một phần của tài liệu Lý luận về phương thức sản xuất với các đột phá chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở việt nam từ 2010 2020 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w