Mối quan hệ giữa các đột phá chiến lược kinh tế xã hội là biểu

Một phần của tài liệu Lý luận về phương thức sản xuất với các đột phá chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở việt nam từ 2010 2020 (Trang 49 - 54)

hiện của mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Để thực hiện thành công phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Đảng ta đã xác định ba mũi đột phá chiến lược về hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực và thể chế, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Một là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,

trọng tâm là tạo lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Kinh tế thị trường chỉ có thể được hồn thiện khi các yếu tố, các loại thị trường được hình thành đồng bộ trong một mơi trường cạnh tranh bình đẳng. Kinh tế thị trường luôn được vận hành thơng qua các thể chế và thủ tục hành chính. Vì vậy, hồn thiện thể chế kinh tế thị trường phải gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Mặt khác, kinh tế thị trường mà chúng ta xây dựng là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó phát triển kinh tế phải kết hợp hài hồ với phát triển các lĩnh vực văn hố xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển. Vì vậy, Nhà nước phải có chính sách cơ cấu hợp lý, sử dụng hiệu quả các công cụ điều tiết nhằm khắc phục những mặt trái của cơ chế thị trường.

Hai là, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng

cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công

nghệ. Con người là chủ thể sản xuất ra mọi sản phẩm vật chất và tinh thần. Con người làm ra thể chế, phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, là lực lượng sản xuất quan trọng nhất. Vì vậy, đổi mới căn bản, tồn diện nền giáo dục quốc dân để phát triển mạnh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược. Đây vừa là yêu cầu cấp bách vừa là nhiệm vụ lâu dài. Đặt yêu cầu gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là một nội dung mới, thể hiện tính hướng đích của phát triển nguồn nhân lực. Chỉ với nguồn nhân lực có khả năng phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và quản lý mới tạo ra năng suất cao để phát triển nhanh và bền vững.

Ba là, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số cơng trình hiện

đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn. Kết cấu hạ tầng là “đường dẫn” cho các yếu tố sản xuất dịch chuyển và là điều kiện để phát triển văn hóa xã hội trên các vùng của đất nước. Sự yếu kém của kết cấu hạ tầng đang là cản trở lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh, không phát huy được tác động hội tụ và lan tỏa của các yếu tố nội sinh, khơng khai thác được vị trí địa kinh tế nằm trong chuỗi cung toàn cầu của nước ta và là nguy cơ làm gia tăng chênh lệch về mức sống giữa các vùng của đất nước.

Tóm lại, ba khâu đột phá chiến lược trên có mối quan hệ biện chứng khăng

khít với nhau, tháo gở, giải quyết những vấn đề bất cấp tồn tại trong ba khâu đột phá trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi, vững chắc trong phát triển nền kinh tế bền vững ở nước ta, đó cũng chính là điểm mấu chốt để thắt chặt q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố với xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Thực chất của ba đột phá chiến lược trên đó là phát triển nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và thiết lập quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp. Khi nói đến lực lượng sản xuất thì bao gồm các yếu tố: người lao động, tư liệu lao động (cơng cụ lao động đóng vai trị quyết định) và đối tượng lao động. Lực lượng sản xuất hiện đại được đặc trưng trước hết bởi người lao

động có hàm lượng trí thức cao, người lao động địi hỏi phải hồn thiện về trí lực lẫn thể lực, mà điều kiện đầu tiên quyết định chất lượng nguồn lao động phải thông qua giáo dục - đào tạo.

Nguồn nhân lực chất lượng cao đòi hỏi phát triển cả về đạo đức, tâm hồn, trí tuệ, kỹ năng lẫn thể chất. Trong điều kiện hiện nay thì nguồn nhân lực chất lượng cao được đánh giá là nguồn lực quyết định mọi nguồn lực, là tài nguyên đứng trên tất thảy mọi tài nguyên, nó vừa là mục tiêu cũng như là động lực mà Đảng và nhà nước đang hướng tới. Suy cho cùng, phát triển kinh tế góp phần thực hiện q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố để nước ta đi tắt, đón đầu trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội với mục đích cuối cùng là vì con người.

Gắn liền với chất lượng nguồn lao động thì lực lượng sản xuất hiện đại được đặc trưng bởi những công cụ và và phương tiện lao động cùng với công nghệ hàm chứa tri thức cao. Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, sự bùng nổ cơng nghệ thơng tin kéo theo đó là sự hình thành nên nền kinh tế tri thức là môi trường thuận lợi để chúng ta vừa kết hợp sức mạnh nội lực vốn có lẫn sực mạnh ngoại lực thực hiện bước chuyển căn bản trong việc sử dụng công cụ thơ sơ sang cơng cụ máy móc với trang thiết bị hiện đại, chun mơn hố, tự động hố cao.

Một yếu tố cũng khơng kém phần quan trọng góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển đó là kết cấu hạ tầng cơ sở, đó là yếu tố nội sinh có ảnh hưởng rất lớn đến q trình sản xuất, góp phần tạo ra giá trị mới. Sản phẩm hàng hóa làm ra chính nhờ kết cấu hạ tầng này mà có thể tăng giảm giá trị dịch chuyển hàng hóa sản phẩm. Kết cấu hạ tầng là đường dẫn của sự phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện để phân bổ lực lượng sản xuất, thúc đẩy lưu thơng hàng hóa. Một hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ sẽ mở rộng không gian phát triển, kết nối các vùng kinh tế, làm tăng tính hiệu quả nhờ quy mơ. Vì vậy, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là 1 trong 3 đột phá chiến phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam từ 2010 - 2020.

Nguồn nhân lực có hàm lượng trí thức cao với trang thiết bị hiện đại, chun mơn hố, tự động hoá cao kết hợp với kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại là những yếu tố quan trọng tạo nên một lực lượng sản xuất hiện đại và đây cũng là những bộ phận kết cấu nên lực lượng vật chất. Như vậy có thể nói, mối quan hệ giữa các đột phá chiến lược kinh tế - xã hội là biểu hiện của mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Thực tiễn phát triển của đất nước ta đã cho ta một bài học đó là muốn xây dựng và phát triển kinh tế phải lấy lực lượng sản xuất làm chuẩn và xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp. Quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp ở đây chính là hồn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đa dạng các hình thức sở hữu vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây chính là biểu hiện của quan hệ sản xuất trong hệ thống mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất.

Như vậy, chỉ khi nào có lực lượng sản xuất hiện đại, có trình độ xã hội hố cao thì mới có quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và cũng chỉ có quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa hoàn chỉnh phù hợp hồn tồn với nền kinh tế có lực lượng sản xuất hiện đại. Vì vậy, chủ nghĩa xã hội là một phương thức sản xuất mới, một chế độ xã hội mới mẽ của lồi người. Qua đó ta thấy rằng, mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất với thiết lập quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp là sách lược mang tính chiến lược lâu dài của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Tiểu kết chương 1.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt có quan hệ biện chứng hợp thành phương thức sản xuất. Lực lượng sản xuất là yếu tố năng động, phổ biến, là yếu tố quy định hướng phát triển, biến đổi của sản xuất xã hội theo hướng tiến bộ. Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và

làm thay đổi quan hệ sản xuất phù hợp với nó. Khi quan hệ sản xuất trở thành “hình thức phát triển” đầy đủ của lực lượng sản xuất thì sẽ tạo điều kiện, động lực cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, khi quan hệ sản xuất không phù hợp, lạc hậu hoặc tiến bộ một cách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triễn của lực lượng sản xuất. Mối quan hệ tương tác này tác động đến sự thay đổi và phát triển của phương thức sản xuất. Quy luật luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất của sự vận động phát triễn xã hội, do đó tác động đến xã hội.

Tồn cầu hóa kinh tế cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại gắn liền với nền kinh tế tri thức đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của phương thức sản xuất. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đã tạo cơ hội cho chúng ta tiếp cận những khoa học công nghệ hiện đại và tinh vi cũng như đưa nước ta tham gia vào q trình phân cơng lao động quốc tế. Một lực lượng sản xuất hiện đại với công cụ lao động tinh vi với hàm lượng tri cao được con người kết tinh trong sản xuất. Thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố gắn liền với nền kinh tế tri thức xét đến cùng là sự biến đổi không ngừng của lực lượng sản xuất cùng với sự cải tạo quan hệ sản xuất phù hợp với nó.

“Phát triển lực lượng sản xuất đồng thời với xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất, cũng cố và tăng cường định hướng xã hội chủ nghĩa” [14, tr.21]. Đó chính là xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại với nguồn nhân lực có hàm lượng trí thức cao, khoa học, công nghệ với trang thiết bị hiện đại, chun mơn hố, tự động hoá cao kết hợp với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Để phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đó thì địi hỏi quan hệ sản xuất khơng ngừng hoàn thiện mà ở đây là hoàn thiện thể chế thị trường trong điều kiện mới. Đây cũng là cơ sở lý luận khoa học mà Đảng ta vận dụng vào thực tiễn phát triễn của nước ta và đã đưa ra ba khâu đột phá chiến lược phát triển kinh tế xã hội để để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Một phần của tài liệu Lý luận về phương thức sản xuất với các đột phá chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở việt nam từ 2010 2020 (Trang 49 - 54)