Định hướng thực hiện xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ,

Một phần của tài liệu Lý luận về phương thức sản xuất với các đột phá chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở việt nam từ 2010 2020 (Trang 69 - 73)

với một số cơng trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

Nghị quyết số 13 - NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng với mục tiêu là: Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư giải quyết cơ bản những tắc nghẽn, quá tải, bức xúc và từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối đồng bộ với một số cơng trình hiện đại, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững, tăng cường hội nhập quốc tế, bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí

hậu, xây dựng nơng thơn mới, thu hẹp khoảng cách vùng, miền và nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, đáp ứng yêu cầu nước ta cơ bản đạt được quy mơ và trình độ của nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Thứ nhất, hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số

cơng trình hiện đại nhất là hạ tầng giao thông.

Thứ hai, tập trung nâng cấp, phát triển đồng bộ và hiện đại hố hệ thống hạ

tầng các đơ thị lớn gắn với bố trí, cơ cấu lại sản xuất và phân bố dân cư.

Thứ ba, phát triển nhanh hệ thống nguồn và truyền tải điện đi đôi với sử

dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, bảo đảm đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển của đất nước và đời sống nhân dân.

Thứ tư, phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống thuỷ lợi.

2.2.3. Giải pháp.

Trên cơ sở định hướng trên ta thực hiện các giải pháp sau đây nhằm khắc phục những khó khăn, phát huy những lợi thế góp phần vào cơng cuộc đổi mới đất nước.

Thứ nhất, đẩy mạnh đầu tư xây dựng, phát triển đồng bộ và kiện tồn hệ

thống hạ tầng giao thơng trong cả nước để tạo mối liên kết hợp tác giữa các vùng miền, cũng như giữa các quốc gia, dân tộc.

Muốn vậy, chúng ta phải thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn

vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.

Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển trung hạn, dài hạn thay cho kế hoạch phân bổ vốn đầu tư hằng năm, trong đó ưu tiên cho những cơng trình trọng điểm. Thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm lợi ích thoả đáng của nhà đầu tư. Mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, giá, phí, lệ phí, nhượng quyền… để tăng tính thương mại của dự án và sự đóng góp của người sử dụng. Hồn thiện cơ chế,

chính sách khuyến khích đầu tư theo các hình thức PPP, BT, BOT... Đổi mới, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư nước ngồi; có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thơng vận tải cần rà sốt, điều chỉnh quy hoạch bảo

đảm nâng cao chất lượng quy hoạch ngành giao thông vận tải trong 10 năm tới, theo định hướng của Nghị quyết Trung ương về xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó xác định các dự án, cơng trình trọng điểm ngành giao thơng cần đầu tư trong 5 năm và 10 năm tới. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện nhanh, hiệu quả các cơng trình trọng điểm.

Về đường bộ, ưu tiên đầu tư nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1A, hoàn thành

phần lớn vào năm 2015 và hoàn thành toàn tuyến vào năm 2020. Duy tu và nâng cấp để đảm bảo giao thông các tuyến quốc lộ. Đầu tư nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Nâng cấp một số tuyến giao thông hành lang kinh tế Đông Tây.

Về đường sắt, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống tuyến đường sắt Bắc

- Nam hiện có. Nghiên cứu các phương án khả thi đường sắt tốc độ cao để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp.

Về đường thuỷ nội địa, nâng cấp các tuyến đường thuỷ nội địa chính; tăng

chiều dài các đoạn tuyến sông được quản lý khai thác.

Về cảng biển quốc gia, rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tiếp tục đầu tư phát

triển hệ thống cảng biển quốc gia, các cảng cửa ngõ quốc tế, các bến cảng nước sâu tại ba vùng kinh tế trọng điểm có khả năng tiếp nhận các tàu container thế hệ mới

Về cảng hàng không, ưu tiên đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại 5 sân bay

quốc tế: Nội Bài, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Cam Ranh. Xây dựng cảng hàng không quốc tế Nội Bài trở thành cảng cửa ngõ quốc tế của miền Bắc. Huy động nguồn vốn ODA và khuyến khích hợp tác cơng tư để đầu tư xây dựng mới cảng trung chuyển hàng không quốc tế Long Thành.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp các cơng trình giao thơng quan trọng trong hệ thống giao thơng của khu vực phía Bắc, Tây Bắc và vùng đồng bằng Sơng Cửu Long. Kết hợp phát triển hạ tầng giao thông đường bộ với phát triển một số lĩnh vực khác như thuỷ lợi, ứng phó với biến đổi khí hậu; kết hợp giữa phát triển giao thông với xây dựng nông thôn mới.

Thứ hai, nhằm tăng cường quản lý và phát triển hạ tầng kỹ thuật đơ thị, góp

phần thực hiện thành công định hướng phát triển đô thị trong những năm tới, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.

Một là, nâng cao chất lượng công tác lập và triển khai quy hoạch, kế hoạch

và chương trình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị (giao thơng, cấp nước, thốt nước và xử lý chất thải rắn). Tăng cường cơng tác kiểm sốt và quản lý xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.

Hai là, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán

bộ quản lý, hoạch định cơ chế và chính sách, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, xây dựng và quản lý vận hành cơng trình hạ tầng kỹ thuật.

Ba là, đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ

trong nước: Công nghệ xử lý chất thải rắn, công nghệ xử lý nước thải, công nghệ vật liệu thay thế. Áp dụng các công nghệ tiên tiến và hiện đại trong triển khai thi công xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật đồng thời xây dựng các mơ hình quản lý tiên tiến trong quản lý, khai thác và vận hành các cơng trình hạ tầng kỹ thuật.

Thứ ba, phát triển hệ thống sản xuất và mạng cung cấp điện thống nhất.

Phát triển năng lượng đi trước một bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an toàn năng lượng quốc gia. Sử dụng tốt các nguồn thuỷ năng (kết hợp với thuỷ lợi), khí và than để phát triển cân đối nguồn điện. Xây dựng các cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực Tây Nam. Nhanh chóng hồn thành xây dựng thuỷ điện Sơn La. Nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử. Đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới phân phối điện quốc gia. Đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử

dụng điện ở nông thôn, miền núi. Tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực. Khai thác nguồn thuỷ năng, trước hết tập trung vào các cơng trình có hiệu quả kinh tế cao trên sơng Đà, sông Sê San, sông Đồng Nai và một số cơng trình vừa và nhỏ trên các lưu vực sơng khác nhằm kết hợp phát điện và thuỷ lợi, kinh tế với quốc phòng. Phát triển nhiệt điện dùng than ở phía Bắc trên cơ sở tăng cường khai thác và sử dụng trong nước than Quảng Ninh. Tích cực chuẩn bị để nếu cần và đủ điều kiện sẽ phát triển điện nguyên tử vào sau năm 2020.

Thứ tư, chú trọng xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê sơng, các trạm

bơm, các cơng trình ngăn mặn và xả lũ. Xây dựng các cơng trình phịng tránh thiên tai, các khu neo đậu tàu thuyền để giảm nhẹ thiệt hại cho nhân dân. Hiện đại hố ngành thơng tin - truyền thông và hạ tầng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu phát triển và góp phần nâng cao năng suất lao động.

Một phần của tài liệu Lý luận về phương thức sản xuất với các đột phá chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở việt nam từ 2010 2020 (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w