Trong nền kinh tế toàn cầu, quốc gia dân tộc có chủ quyền khơng cịn là chủ thể duy nhất có vai trị chế định chính sách kinh tế mà là sự tồn tại đồng thời các chế định khác nhau. Vì vậy, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế đã trở thành một xu thế khách quan còn đòi hỏi chúng ta phải thực hiện nhất quán phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa
các quan hệ kinh. Đây chính là cơ sở để Đảng ta chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế (tồn cầu hóa) để tham gia vào dây chuyền sản xuất, phân phối toàn cầu, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.
• Cơ hội và thuận lợi
Thứ nhất, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh tồn
cầu hố mở ra khả năng cho nước ta tham gia nhanh và hiệu quả vào hệ thống phân công lao động quốc tế, tận dụng mọi nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển. Do vậy, chúng ta có cơ hội thuận lợi đẩy nhanh quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và rút ngắn thời gian vật chất của công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Trong nền kinh tế tồn cầu hố, các yếu tố như nguồn vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến và khoa học quản lý hiện đại có sự lưu chuyển tự do nhanh chóng, cho nên các nước đều có khả năng tiếp cận, sử dụng với mức độ khác nhau. Cùng với dòng chảy khổng lồ về vốn, hàng loạt các hoạt động chuyển giao công nghệ sản xuất và khoa học quản lý tiên tiến được thực hiện, góp phần hữu hiệu vào sự lan toả rộng rãi của các làn sóng tăng trưởng hiện đại.
Thứ hai, trên lĩnh vực kinh tế, tiến trình hội nhập của nước ta ngày càng sâu
rộng thì càng địi hỏi phải hồn thiện hệ thống pháp luật theo thơng lệ quốc tế, thực hiện công khai, minh bạch các thiết chế quản lý làm cho môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để phát huy tiềm năng của mọi thành phần kinh tế trong nước, là cơ hội để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, bảo đảm tốc độ tăng trưởng bền vững hơn và rút ngắn khoảng cách phát triển.
Thứ ba, quá trình hội nhập quốc tế làm cho các nước ngày càng phụ thuộc
lẫn nhau. Đây là cơ hội tích cực để có thể loại bỏ các biểu hiện của ý đồ thiết lập mối quan hệ một chiều chứa đựng sự áp đặt, chi phối của các cường quốc đối với
đông đảo các quốc gia dân tộc khác trên thế giới, thúc đẩy sự hình thành một trật tự thế giới mới với cơ chế sinh hoạt quốc tế dân chủ, cơng bằng, bình đẳng hơn.
Thứ tư, hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập kinh tế quốc tế, cũng thúc
đẩy mạnh mẽ các hoạt động giao lưu văn hoá và tri thức quốc tế, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Dưới ảnh hưởng đó, tri thức lồi người, kết tinh cô đọng ở các phát minh, sáng chế khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ..., được phổ biến rộng rãi tồn thế giới, tạo động lực cho sự bùng nổ trí tuệ nhân loại. Tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta tạo ra cơ hội thuận lợi để chúng ta chia sẻ lợi ích do tồn cầu hố đưa lại, đồng thời đóng góp thiết thực vào tiến trình phát triển hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, dân chủ hoá các sinh hoạt quốc tế, tham gia đấu tranh thiết lập trật tự kinh tế quốc tế công bằng hơn, hợp lý hơn.
• Thách thức, khó khăn
Tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay cũng như những năm tới khơng chỉ có thời cơ và thuận lợi, mà cịn phải đối diện với nhiều thách thức lớn. Do đó, chúng ta cũng cần ln nhận thức rõ những thách thức mà nước ta phải đối mặt để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục hữu hiệu.
Trước hết, bước vào toàn cầu kinh tế quốc tế nguy cơ lớn nhất đặt ra đối
với Việt Nam là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Đại hội XI của Đảng đã xác định: “Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn còn tồn tại” [14, tr.29]. Xét về mặt cơ cấu của nền kinh tế, Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, sản xuất nơng nghiệp cịn chiếm tỷ trọng lớn. Sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp và nông thôn sang các ngành nghề khác cịn rất khó khăn. Tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ có phần chững lại, tỷ lệ lao động được đào tạo và lao động có trình độ cao cịn rất thấp. Người lao động có trình độ cao chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Do đó, sự phát triển cơng nghiệp ở các vùng sâu, vùng xa đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, những tiềm năng của các thành phần kinh tế chưa được phát huy hết. Các thành phần kinh tế có cơ sở
phát triển mạnh mẽ, nhưng sự cạnh tranh giữa chúng có phần quyết liệt hơn. Chính sự cạnh tranh đó đã làm cho nhiều cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, nhiều cơ sở sản xuất phải tiến hành tinh giản biên chế. Đây là vấn đề quan trọng và đặt ra nhiều thách thức địi hỏi Đảng ta phải có chính sách đúng đắn để lãnh đạo con tàu kinh tế chạy đúng đường ray của chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, quá trình hội nhập quốc tế đặt nước ta trước nguy cơ bị các giá trị
ngoại lai (trong đó có lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền), nhất là các giá trị văn hoá phương Tây xâm nhập ồ ạt, làm tổn hại bản sắc văn hố dân tộc. Tồn cầu hóa vừa có khả năng giao lưu rộng mở, vừa có nguy cơ bị nghèo văn hố rất nghiêm trọng.
Thứ ba, trên lĩnh vực chính trị, tiến trình hội nhập quốc tế ở nước ta cũng
đang đối diện trước thách thức của một số nguy cơ đe doạ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Đã xuất hiện những mưu đồ lấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước để hạ thấp chủ quyền quốc gia; lấy một thị trường khơng biên giới để phủ nhận tính bất khả xâm phạm của tồn vẹn lãnh thổ quốc gia. Hội nhập quốc tế đối với nước ta rõ ràng không thể tách rời cuộc đấu tranh chống diễn biến hồ bình của các thế lực chống đối trên nhiều lĩnh vực.
Toàn cầu hóa được coi là tất yếu khách quan của nền văn minh hiện đại, là cầu nối mang tính chất tồn cầu giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới, điều này đòi hỏi các quốc gia, dân tộc không thế tách biệt, cô lập khỏi cộng đồng thế giới, bởi tự tách mình khỏi dịng tiến trình kinh tế tồn cầu, hay bị phong tỏa cấm vận thì quốc gia, dân tộc đó sẽ khơng đứng vững được trước q trình tồn cầu sơi động như hiện nay. Đứng trước xu thế tồn cầu hóa với những diễn biến phước tạp như hiện nay, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta vừa mềm dẻo, linh hoạt và cứng rắn trong từng chiến lược, sách lược với phương châm vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương tin cậy với các đối tác chiến lược trong quá trình hội nhập nhằm “khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro” [13, tr.114].
Chính q trình tồn cầu hóa đã tạo cơ hội cho chúng ta tiếp cận được những khoa học công nghệ hiện đại và tinh vi. Bằng những sản phẩm của công nghệ mới mà chúng ta giảm bớt sản xuất nguyên liệu thu bằng cách tiến hành chế biến tại chổ với năng suất cao hơn và tiết kiệm được nguồn nhiên liệu. Tuy nhiên, các nước phát triển với lợi thế là nắm trong tay về khoa học, kỹ thuật hiện đại với sức mạnh tài chính ln có âm mưu bành trướng thị trường ra thế giới. Vì vậy, chúng ta bên cạnh thực hiện luật chơi của kinh tế thị trường vừa giữ vững định hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tương ứng với thực hiện đột phá chiến lược “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính” [14, tr.106 ].
Tồn cầu hóa sẽ làm cho con người năng động hơn, sáng tạo hơn trong việc tiếp thu học hỏi những tinh hoa văn hóa của thế giới, mặt khác, chính q trình hội nhập cũng kéo theo sự du nhập của của văn hóa nước ngồi sẽ làm biến dạng nền văn hóa Việt Nam qua nghìn năm văn hiến. Vì vậy, để tranh thủ được cơ hội, vượt qua những thách thức của tồn cầu hóa, việc chuẩn bị và bồi dưỡng con người về mọi mặt trong quá trình hội nhập là hết sức quan trọng. Thơng qua giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực vừa có tay nghề cao, nắm bắt được tri thức về khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ nhằm tạo ra khả năng thích ứng và tiếp nhận cơng nghệ vừa giáo dục về truyền thống văn hóa của dân tộc, giáo dục ý thức, trách nhiệm công dân, trách nhiệm với Tổ quốc nhằm phát huy và khơi dậy tinh thần dân tộc Việt Nam. Đại hội XI đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam” [14, tr.77].