Hoàn thiện thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.

Một phần của tài liệu Lý luận về phương thức sản xuất với các đột phá chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở việt nam từ 2010 2020 (Trang 73 - 76)

là tạo lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.

2.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn.

- Cơ sở lý luận.

Thực tiễn cho chúng ta thấy rằng khi quan hệ sản xuất lạc hậu hơn hoặc “tiên tiến” hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đều kìm hảm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chính sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.

Hiện nay, đường lối chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta đó là nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Sự chuyển hướng kinh tế này sẽ giúp cho việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, cũng cố và hoàn thiện thêm một bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và từng bước làm cho quan hệ sản xuất ở nước ta phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011), Đảng ta nhận định đặc

trưng kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là: “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” [15, tr.70].

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế và đa hình thức sỡ hữu đã làm cho các thành phần kinh tế đều có cơ hội bình đẳng cạnh tranh trong việc làm ăn, phát triển, giải phóng mọi tiềm năng. Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: “Hoàn thiện thể chế để tháo gỡ mọi cản trở, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất” [14, tr.101].

- Cơ sở thực tiễn

Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đòi hỏi tất yếu, một nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây là nhiệm vụ to lớn, mới mẽ và đòi hỏi phải tiến hành từng bước, vừa làm vừa tổng kết và đúc rút kinh nghiệm. Đại hội XI của Đảng cũng xác định, một trong ba khâu đột phá chiến lược là “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính” [27, tr.95].

Đường lối đổi mới của Đảng được thể chế hoá bằng pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ 2001 - 2010 đã tập trung vào việc xác lập và xây dựng thể chế, trong đó ưu tiên xây dựng hệ thống pháp luật và các cơ chế, chính sách. Từ đầu năm 2001 đến 7 - 2009 đã ban hành 133 luật, 337 nghị quyết, 46 pháp lệnh, 1.141 nghị định và hàng chục nghìn các văn bản quy phạm khác. Chính phủ đã chỉ đạo việc rà sốt, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật theo từng nghành, lĩnh vực tạo cơ sở pháp lý cho việc vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao khả năng thu hút các nguồn lực phát triển cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Quan hệ sản xuất ngày càng phù hợp hơn, nền kinh tế đa sở hữu, nhiều thành phần đan xen có bước phát triển mạnh. Tình trạng phân biệt đối xở giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từng bước được xoá bỏ. Kinh tế Nhà nước được tăng cường, doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục đổi mới, cơ cấu lại mà trọng tâm là cổ phần hoá, tự chủ trong kinh doanh và hình thành một số tập đồn lớn đã góp phần quan trọng để Nhà nước điều tiết nền kinh tế và bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng có bước phát triển, nhất là các tổ hợp tác. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi phát triển nhanh, góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ, trình độ quản lý và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Kinh tế tư nhân phát triển nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Hiện nay, đầu tư của khu vực tư nhân chiếm khoảng 39,5 % (năm 2009) trong tổng số đầu tư của xã hội, tạo ra 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn. Hằng năm các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra 90% chỗ làm việc mới. Khu vực kinh tế tư nhân, tập thể và các hộ gia đình đã tạo ra 45% GDP. Cơ chế quản lý và phân phối có nhiều đổi mới và ngày càng phù hợp hơn, các loại thị trường cơ bản đã được hình thành và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước.

Chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước đi đôi với thu hút vốn và kỹ thuật nước ngồi, giải phóng được năng lực sản xuất trong xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, góp phần quyết định bảo đảm nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm trong những năm 2000 là 7%. Trong đó nơng nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực đưa Việt Nam trở thành nước thứ ba trên thế giới về xuất khẩu lương thực. Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình quân hàng năm 13,5%. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội được tăng cường. Đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao tích luỹ xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì nền kinh tế thị trường vẫn tồn tại những bất ổn tác động lên quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta như; thể

chế kinh tế thị trường chưa theo kịp yêu cầu phát triển; sức sản xuất chưa được giải phóng triệt để. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước còn thấp, cổ phần hố cịn chậm. Các doanh nghiệp tư nhân cịn khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực. Kinh tế tập thể vẫn cịn lúng túng. Q trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường cịn chậm chưa đồng bộ, mơi trường kinh doanh chưa thực sự bình đẳng thơng thống chưa đáp ứng tốt u cầu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống pháp luật vẫn cịn nhiều bất cập cơ chế và chính sách vẫn chưa đầy đủ đồng bộ và thống nhất; cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra, thủ tục hành chính cịn gây nhiều phiền hà cho các tổ chức và cơng dân. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí cịn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi phức tạp chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc cho xã hội.

Nhìn nhận được mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như thấy được những yếu kém còn tồn tại trong thực tiễn của đất nước mà Đảng ta nhấn mạnh đến mơi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Nhà nước với các chính sách, luật lệ của mình, một mặt có khả năng làm cho nền kinh tế đạt tới sự tăng trưởng có hiệu quả, nhưng mặt khác cũng chính là người phải lo giải quyết các vấn đề do chính sự tăng trưởng kinh tế đó tạo ra. Đây cũng là bài tốn khó, khơng thể giải quyết ngay trong một sớm một chiều mà địi hỏi phải có sự đồng thuận của toàn Đảng, toàn dân cùng nhau xây dựng đất nước vững mạnh.

Một phần của tài liệu Lý luận về phương thức sản xuất với các đột phá chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở việt nam từ 2010 2020 (Trang 73 - 76)