Cơ sở lý luận và thực tiễn.

Một phần của tài liệu Lý luận về phương thức sản xuất với các đột phá chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở việt nam từ 2010 2020 (Trang 54 - 57)

- Cơ sở lý luận.

Theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất, thì bất cứ sự thay đổi nào của quan hệ sản xuất, nhất là quan hệ sản xuất về tư liệu sản xuất cũng là những kết quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất.

Đại hội X Đảng ta chỉ rõ:

Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của các nước phát triển có thu nhập thấp [13, tr.186].

Lực lượng sản xuất chỉ có sức mạnh thực sự khi yếu tố con người và yếu tố vật thể kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành một lực lượng thống nhất. Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất thì con người là yếu tố tích cực, chủ động, sáng tạo và là yếu tố quyết định lực lượng sản xuất. Con người không chỉ tham gia vào lực lượng sản xuất bằng sức mạnh cơ bắp, mà cịn có cả trí tuệ và tồn bộ hoạt động tâm sinh lý, ý thức của họ. Ngày nay, cùng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, với sự phát triển mạnh mẽ của tư duy, trí tuệ của con người tính chất của lao động đang biến đổi cơ bản từ loại hình sản xuất dùng nhiều sức lao động cơ bắp sang sản xuất dùng nhiều trí tuệ.

Nguồn nhân lực con người luôn là trung tâm của lực lượng sản xuất, của tiến bộ khoa học và cơng nghệ. Do đó nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực phải là nội dung “hạt nhân” của mọi chiến lược, mọi quy hoạch, mọi cơ chế chính sách phát triển. Để thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố địi hỏi con người phải đạt đến trình độ văn hố và chun mơn kỹ thuật cao. Vì vậy, đột phá về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao có hai nội dung quan trọng nhất là “đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân; đồng thời phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ”. Không thể phát triển được lực lượng sản xuất nếu không đầu tư cho giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, đầu tư vào nhân tố con người, nhân tố quyết định của lực lượng sản xuất. Không thể xây dựng được quan hệ sản xuất lành mạnh nếu khơng nâng cao giác ngộ lý tưởng chính trị, nâng cao trình độ học vấn, trình độ tổ chức và quản lý kinh tế - xã hội cho đội ngũ lao động và quản lý lao động. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục và đào tạo và khoa học và công nghệ là đầu tư cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư ngắn nhất và tiết kiệm nhất để hiện đại hóa nền sản xuất xã hội và hiện đại hóa dân tộc.

- Cơ sở thực tiễn.

Sau 25 năm đổi mới với nhiều nỗ lực, nguồn nhân lực nước ta đã đạt những thành tựu đáng kể. Trình độ học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật, thể lực của con người Việt Nam đã từng bước được nâng lên. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo đạt trên 20% tổng chi ngân sách. Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển. Đến năm 2010 có 63/63 tỉnh, thành phố được cơng nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đạt mục tiêu đề ra. Bình quân tuyển mới cao đẳng và đại học tăng 16,7%/năm, trung cấp chuyên nghiệp tăng 12,4%/ năm, tuyển mới dạy nghề tăng 44,9% so với giai đoạn 2001 - 2005. Nhưng so với nhiều nước trong khu vực và so với yêu cầu của quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức thì chất lượng nguồn nhân lực của nước ta còn rất thấp kém và đang ở mức báo động đáng lo ngại.

Vấn đề bất cập nổi lên ở đây là chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn cịn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Khoa học và công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu, chưa trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Cơ chế, chính sách chưa tạo ra sự gắn kết có hiệu quả giữa nghiên cứu, đào tạo với sản xuất, kinh doanh; thiếu chính sách và biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và đổi mới công nghệ. Việc đào tạo, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học và cơng nghệ cịn nhiều thiếu sót, bất cập. Đầu tư xã hội cho khoa học và cơng nghệ cịn thấp, hiệu quả chưa cao.

Tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã khẳng định, giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước, của toàn dân và là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo phải được ưu tiên đi trước. Mục tiêu cốt lõi của giáo dục là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực con người Việt Nam.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mơ, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các cơng ty xun quốc gia có vai trị ngày càng lớn. Q trình quốc tế hố sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức đang diễn ra mạnh mẽ đặt ra yêu cầu khách quan phải có nguồn nhân lực tương xứng với chất lượng cao. Tất cả những vấn đề này địi hỏi mỗi quốc gia phải có chiến lược khai thác tốt

nhất mọi nguồn lực sẵn có, trong đó nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao chính là sức mạnh nội sinh và là nguồn lực quyết định nhất. Việt Nam lại đang rất thiếu hụt nguồn nhân lực này, vì vậy nguy cơ “tụt hậu” xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới là vơ cùng to lớn. Đây chính là một trong những “nút thắt”, điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển nhanh và bền vững ở Việt Nam. Đó là lý do căn bản để Đảng ta lựa chọn phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Lý luận về phương thức sản xuất với các đột phá chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở việt nam từ 2010 2020 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w