Nền kinh tế tri thức gắn liền với q trình cơng nghiệp hóa hiện,

Một phần của tài liệu Lý luận về phương thức sản xuất với các đột phá chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở việt nam từ 2010 2020 (Trang 36 - 38)

đại hóa trong nền kinh tế Việt Nam.

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức khiến việc phát triển mơ hình cơng nghiệp hóa dựa vào khai thác tài nguyên và lao động rẽ trở nên lỗi thời khơng cịn phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện như hiện nay. Nó đã làm thay đổi căn bản trình độ của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự chuyển dịch căn bản lợi thế từ đất đai, tài nguyên (lợi thế trong nền nơng nghiệp) và vốn, tài chính (lợi thế trong nền cơng nghiệp) sang trí tuệ của con người (lợi thế trong nền kinh tế tri thức). Vì vậy, kinh tế tri thức là sự phát triển tất yếu tiếp theo của q trình hiện đại hóa đất nước, là sản phẩm của sự phát triển khách quan của lực lượng sản xuất cùng với hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn liền với nền kinh tế tri thức. Đó là địi hỏi tất yếu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay [18, tr.3].

Trong nền kinh tế tri thức, lao động trí óc là nguồn gốc quan trọng của sự phát triển sản xuất và thành quả của nó - tri thức - trở thành hạt nhân cho sự phát triển kinh tế và giàu có của xã hội. Tri thức đã vượt qua các nhân tố sản xuất truyền thống là vốn và sức lao động để trở thành nhân tố quan trọng nhất đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của mỗi quốc gia.

Xét về mặt lực lượng sản xuất, trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành

nhân tố sản xuất quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất. Vai trò chủ đạo của lao động cơ bắp trong quá trình sản xuất từng bước được thay thế bằng lao động trí tuệ, yếu tố trí tuệ quan trọng hơn yếu tố vật liệu tự nhiên trong tư liệu sản xuất; lao động quản lý dần dần chiếm ưu thế so với lao động sản xuất trực tiếp [41, tr.22 - 23].

Về mặt quan hệ sản xuất, sở hữu trong nền kinh tế tri thức trước hết và chủ

yếu là sở hữu trí tuệ. Trong nền kinh tế đó, tri thức, trí tuệ là nguồn lực cơ bản nhất của quốc gia. Ai nắm được tri thức, có khả năng điều tiết, chi phối nó, kẻ đó có sức mạnh chi phối sự phát triển xã hội theo mục tiêu và lợi ích của mình [41, tr.24].

Để hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức, việc tiếp cận và hội nhập vào nền kinh tế tri thức của thế giới được xem như là khởi động tiên quyết đầu tiên, đồng thời phải tạo lập cơ sở trong nước để có thể tiếp nhận, chuyển tải, chia sẽ những yếu tố của kinh tế tri thức và tự phát triển kinh tế tri thức của chính mình. Đây là cơ hội của những cho những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam trong việc mở cửa tri thức và ý tưởng của các nước phát triển bằng năng lực bắt chước và hấp thụ công nghệ để ứng dụng vào sản xuất vật chất, giảm chi phí sản xuất và đem lại năng suất cao hơn. Trong q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, địi hỏi Việt Nam phải thực hiện chính sách mở cửa và đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Mở cửa thị trường giúp thúc đẩy q trình chuyển giao tri thức, cịn nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ giúp nâng cao năng lực hấp thụ tri thức của một quốc gia.

Nền kinh tế tri thức mở ra khả năng vượt khỏi đói nghèo trong xã hội, khả năng với tiến bộ xã hội và phát triển bền vững. Nền kinh tế tri thức đã làm biến đổi sâu sắc về sở hữu phân phối tạo nên sự bình đẳng trong xã hội, góp phần tăng năng suất lao động - một nhân tố quyết định thắng lợi cuối cùng của một chế độ xã hội. Vì thế, với Việt Nam, “phát triển kinh tế tri thức là cơ hội chưa từng có của sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [22, tr.66].

Đất nước ta hiện nay là một đất nước đang phát triển, nền kinh tế đang còn thấp, chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta phải thực hiện hai nhiệm vụ lồng ghép nhau đó là chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và chuyển nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Hai nhiệm vụ này cùng hỗ trợ và tương trợ lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Cho nên phải nắm bắt các tri thức, công nghệ mới nhất của thời đại, mặt khác phải phát triển nhanh các ngành công nghiệp và dịch

vụ dựa vào tri thức và công nghệ, đi thẳng vào những nghành kinh tế dựa vào tri thức công nghệ cao.

Đại hội XI của Đảng đã chĩ rõ:

Phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ tự động, nâng cao năng lực nghiên cứu - ứng dụng gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao [14, tr.220].

Một phần của tài liệu Lý luận về phương thức sản xuất với các đột phá chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở việt nam từ 2010 2020 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w