Những lý lẽ không thể phủ nhận

Một phần của tài liệu Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường mỹ (Trang 38 - 39)

III. Lợi thế so sánh cá tra, cá basa củaViệt Nam

1.Những lý lẽ không thể phủ nhận

Ngày 25-30/7/2002 vừa qua, một nhóm nghiên cứu độc lập đã đợc thành lập dới sự tổ chức và hỗ trợ tài chính của ActionAid - Tổ chức Hành động Viện trợ của Anh - đã tới một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để có thể có một bức tranh trung thực và toàn cảnh về tình hình nuôi cá tra và cá basa tại đây cũng nh ảnh hởng của việc sút giảm sản lợng cá sau vụ kiện của CFA đối với các doanh nghiệp thành viên VASEP. Kết quả thực tiễn cho thấy, giá thành sản xuất cá basa và cá tra Việt Nam đã giảm đáng kể sau tháng 7/1995 là lúc mẻ cá sinh sản nhân tạo đầu tiên thành công. Từ thời điểm này, những ngời nuôi cá tra, cá basa đã đợc cung cấp con giống với số lợng lớn và giá rẻ (trớc đó con giống phụ thuộc vào nguồn vớt tự nhiên nên vừa thiếu, vừa đắt). Bên cạnh đó, những nghiên cứu về công nghệ nuôi với việc đa thức ăn công nghiệp vào cũng đã giúp rút ngắn thời gian nuôi và giảm thiểu đợc lợng thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Mật độ nuôi cá ở Việt Nam rất cao, đạt đến 170 kg cá trong 1m3 nớc bè nuôi nên năng suất và hiệu quả rất cao (Phụ lục 8). Phía các nhà máy chế biến cũng đã có nhiều biện pháp giảm giá thành nh đầu t thêm thiết bị để lột da cá, tận dụng phế liệu, đa dạng hoá sản phẩm… Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện tốt để nuôi các tra và cá basa. Tại Mỹ, ngời nuôi cá nheo phải đầu t vốn rất lớn mới có thể tạo ra các điều kiện cần thiết cho cá phát triển. Ngời ta thờng nuôi cá trong hồ nên không thể nuôi với mật độ dày lại phải đầu t cho công nghệ quậy nớc khiến giá cá bị đẩy lên cao. Các trang trại Mỹ đã duy trì phơng pháp chăn nuôi suốt 15 năm không hề thay đổi. Sản lợng catfish của các nông trại Mỹ đợc nuôi trong các ao nhân tạo với nguồn nớc ngầm đợc bơm lên từ giếng khoan và bị lu lại trong suốt 8 năm liền, biến thành một nguồn nớc bẩn, gây bệnh cho cá

nuôi. Đối phó với thực trạng đó, các chủ trại Mỹ phải dùng tới nhiều loại hóa chất trong đó có cả những chất đã bị cơ quan bảo vệ môi trờng cấm sử dụng. Giá lao động nuôi và chế biến cá ở Việt Nam chỉ bằng 1/40 so với giá nhân công ở Mỹ, cha kể nhiều loại chi phí sản xuất khác ở Việt Nam rất thấp so với mức giá của Mỹ.

Nh vậy, xét về các yếu tố giá, catfish Mỹ không thể cạnh tranh bình đẳng với cá tra và cá basa Việt Nam đợc. Hơn thế, chất lợng cá tra và cá basa Việt Nam hơn hẳn và đợc các nhà nhập khẩu xem là có "đẳng cấp" cao hơn cá Mỹ. Một thực tế không thể phủ nhận là các sản phẩm cá da trơn Việt Nam đợc xuất khẩu đi hơn 20 nớc và xuất hiện trong hầu hết các hệ thống nhà hàng lớn nhất nớc Mỹ thì catfish của Mỹ chỉ xuất khẩu đợc một số lợng nhỏ sang Đức.

Một phần của tài liệu Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường mỹ (Trang 38 - 39)