Điều kiện nuôi cá và vệ sinh

Một phần của tài liệu Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường mỹ (Trang 43 - 45)

III. Lợi thế so sánh cá tra, cá basa củaViệt Nam

4.Điều kiện nuôi cá và vệ sinh

Việc CFA kiện Việt Nam bán cá không hợp vệ sinh là một điều không hợp lý và chứng tỏ rằng họ không biết đầy đủ về điều kiện nuôi trồng và vệ sinh tại các bè và hầm cá. Có một điều hiển nhiên là nếu điều kiện vệ sinh không đảm bảo, cá sẽ bị ốm chết hàng loạt và thua lỗ từ bè là điều chắc chắn. Vì vậy, tất cả các hộ tham gia nghiên cứu đều tuân thủ chặt chẽ các quy trình nuôi và đều biết rõ các loại thuốc thú y đợc phép dùng hoặc bị cấm theo quy định của Bộ Thuỷ Sản. Có nhiều hộ còn trực tiếp mời bác sỹ thú y từ các Trung tâm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II hoặc Đại học Cần Thơ về dạy và hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng và chăm sóc bằng tiền riêng của họ.

Mỗi bè hay hầm cá, nếu muốn đợc bán cho các nhà chế biến hoặc xuất khẩu, cần phải đạt đợc tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn. Mỗi bè sẽ đợc kiểm tra ít nhất hai lần, một lần vào thời điểm hai tháng và một lần vào 1 tháng trớc khi thu hoạch. Tuy nhiên, có 13/14 hộ bán cá tra và basa cho biết, công ty chế biến kiểm tra chất lợng cá của họ 3 lần, lần 1: hai tháng trớc khi đánh bắt, lần 2: một tháng trớc khi thu hoạch và lần 3: một tuần trớc khi thu hoạch. Điều kiện dòng chảy mạnh của sông Tiền và sông Hậu cũng là một thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng làm cho cá tra và basa sống khoẻ mạnh. Đoàn điều tra quan sát thấy cá tra và basa rất phổ biến trong mọi bữa ăn hàng ngày của dân c trong vùng. Chúng đợc chế biến thành thức ăn dới các dạng khác nhau.

Nếu cá không hợp vệ sinh thì chắc chắn số lợng ngời bị ốm do ăn cá sẽ là một con số khổng lồ.

Toàn bộ số cá đợc chế biến nếu muốn đợc xuất khẩu khỏi Việt Nam thì đều phải đạt đợc các tiêu chuẩn vệ sinh đầy đủ của Bộ Thuỷ Sản và các cơ quan liên quan. Trung tâm kiểm tra chất lợng vệ sinh thuỷ sản (NAFIQACEN) của Bộ Thuỷ sản là cơ quan giám sát và kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn này. Nếu số cá này muốn đợc nhập vào thị trờng nớc ngoài (EU, Nhật, Hồng Kông hay thị trờng Mỹ) thì chúng cũng buộc phải đạt đợc tiêu chuẩn chất lợng thực phẩm của nớc nhập khẩu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá Việt Nam đã áp dụng các quy trình quản lý chất lợng nghiêm ngặt của châu Âu và Mỹ. Các quy trình quản lý chất lợng chung nh ISO 9001 (phiên bản 2000) hay các quy trình quản lý riêng cho chế biến thuỷ sản nh HACCP đều đợc áp dụng và kiểm tra nghiêm ngặt. Tất cả các công nhân đều đợc học tập và thực hành các quy định khắc nghiệt về điều kiện vệ sinh công nghiệp và an toàn thực phẩm.

Tại doanh nghiệp AFIEX, cứ 6 tháng một lần, các chuyên gia kiểm tra chất lợng của Sure Fish-Independent Inspection lại đến xí nghiệp để đánh giá lại xem doanh nghiệp có còn duy trì đợc chứng nhận chất lợng hay không. Sure Fish là một công ty thanh tra độc lập có giấy phép hoạt động trên toàn bộ các bang của nớc Mỹ. Giấy chứng nhận mới nhất mà AFIEX đợc tiếp tục chứng nhận là từ tháng 7 năm 2002, chứng nhận số HACCP-VB-201. Mọi thành viên của đoàn nghiên cứu đều bị thuyết phục sâu sắc trớc mức độ quy củ và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp chế biến mà đoàn đợc tiếp cận.

Vì vậy có thể kết luận xác đáng rằng cả ngời nuôi và ngời chế biến cá Việt Nam đều triệt để tôn trọng quy trình kỹ thuật nuôi và chế biến cá, đạt đ- ợc các tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết.

Một phần của tài liệu Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường mỹ (Trang 43 - 45)