Cho tới nay, Việt Nam đã đi được hơn nửa chặng đường tự do hóa tài chính và tự do hóa tài chính là lựa chọn hợp lý trong điều kiện thực hiện các cam kết hội nhập trong khuôn khổ WTO, gắn tự do hóa tài chính và cải cách khu vực tài chính trong một lộ trình thống nhất. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có kế hoạch tổng thể về cải cách và phát triển khu vực tài chính. Vì vậy, cần tập trung nghiên cứu và giải quyết những vấn đề chủ yếu sau đây:
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa, chính sách thương mại, chính sách tỉ giá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác
- Đổi mới căn bản hệ thống thiết chế an toàn và giám sát tài chính theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế
- Có biện pháp hợp lý và linh hoạt về kiểm soát các luồng vốn, nhất là nguồn vốn ra và nguồn vốn ngắn hạn vào TTCK
- Đẩy nhanh tiến độ cải cách ngân hàng nhằm nâng cao tiềm lực tài chính, làm cơ sở để đổi mới công nghệ và trình độ chuyên môn quản lý, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Việt Nam
- Đẩy nhanh tiến độ cải cách doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp Nhà nước theo hướng cổ phần hóa, góp phần giảm gánh nặng đối với Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các Luật thuế nhằm củng cố nguồn thu ngân sách trong khi nguồn thu thuế bị giảm mạnh trong quá trình thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ
- Thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho mở cửa thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu của WTO và AFTA, trong đó chú trọng đến việc đơn giản hóa và minh bạch hóa các chính sách thuế, thủ tục hải quan, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, mở rộng đối tượng được phép tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
- Nâng cao năng lực điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá theo nguyên tắc thị trường nhằm hạn chế rủi ro thị trường đối với khu vực tài chính trong quá trình tự do hóa
- Quan tâm phát triển hệ thống thanh toán và dịch vụ hỗ trợ thị trường tài chính theo hướng hiện đại hóa, đồng thời tăng cường quản lý, giám sát nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tài chính diễn ra thông suốt và an toàn
- Chính sách đầu tư nên tập trung vào việc giảm thiểu bảo hộ các ngành thay thế nhập khẩu, đồng thời khuyến khích đầu tư vào các ngành xuất khẩu và các ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao
- Trong quá trình tự do hóa tài chính, cần xử lý sớm, ngay từ đầu những vấn đề liên quan đến sự lành mạnh của hệ thống tài chính, nhất là hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán.
4.7 Giải pháp ổn định thị trường chứng khoán
Thực thi các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán có tổ chức, đồng thời với việc hạn chế rủi ro của thị trường tự do. Nghiên cứu ban hành qui định về phát hành chứng khoán riêng lẻ.
Nghiên cứu để sửa đổi các qui định theo hướng nâng cao tiêu chuẩn đối với phát hành chào bán chứng khoán, cấp phép thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Sửa đổi hoặc bổ sung các qui định liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán; qui chế hoạt động và cung cấp dịch vụ; thành lập công ty quản lý quĩ 100% vốn nước ngoài, các biện pháp kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Xây dựng đề án giải pháp, phòng ngừa rủi ro và xử lý khủng hoảng trên thị trường chứng khoán.
Đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, cơ chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp VN, tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước.
4.8 Giải pháp cắt giảm vay thương mại quốc tế
Tính đến ngày 31/12/2009, tổng dư nợ nước ngoài quốc gia (bao gồm nợ nước ngoài Chính phủ và nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh) là 27,929 tỷ USD, áp dụng tỷ giá quy đổi tại thời điểm cuối kỳ.
Cụ thể, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP bằng 39%, thuộc diện quốc gia có nợ nước ngoài vừa phải, nếu xét theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (WB), theo đó trên 50% được cho là nợ quá nhiều; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn so với xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ chỉ bằng 4,2% (WB cho phép đến 25%); dự trữ ngoại hối so với nợ nước ngoài ngắn hạn là 290% (khuyến nghị của WB là trên 200%); nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước 5,1% (ngưỡng an toàn của WB là dưới 35%)…
Các khoản vay nước ngoài của Việt Nam đa số đều có lãi suất thấp, trong đó vay ODA chiếm tỷ trọng 74,67%; vay ưu đãi chiếm 5,41%; vay thương mại 19,92%. Không kể nợ được Chính phủ bảo lãnh, trong tổng số dư nợ nước ngoài Chính phủ gần 23,943 tỷ USD, có đến 19,325 tỷ USD lãi suất từ 1-2,99%; trên 1,5 tỷ USD lãi suất từ 3-5,99%; 281,7 triệu USD lãi suất 0-99% và 919 triệu USD ở mức lãi suất 6-10%. Ngoài ra, hơn 1,9 tỷ USD dư nợ còn lại được áp lãi suất thả nổi theo lãi suất liên ngân hàng của thị trường London (LIBOR).
Cơ cấu đồng tiền vay trong tổng dư nợ nước ngoài Chính phủ cũng khá đa dạng, được cho là có thể hạn chế rủi ro về tỷ giá, giảm áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ.
Cụ thể, lớn nhất là các khoản vay bằng đồng Yên, chiếm 41,96%; SDR (quyền rút vốn đặc biệt - đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế) chiếm 27,39%; vay theo đồng USD chiếm 16,61%; vay bằng đồng Euro chiếm 10,68%; còn lại là các đồng tiền khác chiếm 3,37% tổng dư nợ nước ngoài Chính phủ.
Nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, tính cả gốc và lãi, vượt 1 tỷ USD trong năm 2009; tăng trong các năm tiếp theo mà đỉnh điểm lên đến trên 2 tỷ USD vào năm 2016.
Việc quản lý nợ nước ngoài quốc gia đang phải đối mặt với không ít thách thức. Để bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và bù đắp thâm hụt ngân sách, nợ nước ngoài quốc gia đã tăng đáng kể chỉ trong vài năm trở lại đây.
So với thời điểm cuối năm 2005, con số gần 28 tỷ USD nợ nước ngoài quốc gia tính đến 31/12/2009 đã gấp gần 2 lần (so với 14,2 tỷ USD), sau khi hàng loạt các khoản vay của WB, ADB, Nhật Bản… được chuyển vào ngân sách trong năm vừa qua.
Trong khi đó, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP thế nào là an toàn cũng chỉ là tương đối, đặc biệt sau nhiều cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới thời gian qua.
Phát hành trái phiếu quốc tế là một trong bốn kênh huy động tài chính lớn mà các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Bản chất của việc phát hành trái phiếu quốc tế đối với Chính phủ hay doanh nghiệp cuối cùng cũng là: giá vay bao nhiêu và khả năng dùng vốn, trả nợ thế nào? Để trả lời được hai câu hỏi đó thì trước đó cả Chính phủ và doanh nghiệp đã phải tính toán, dự báo về khả năng tín nhiệm của doanh nghiệp Việt Nam, khả năng trả nợ doanh nghiệp, nợ quốc gia, tình hình giao dịch trái phiếu mà Việt Nam đã phát hành và tính thanh khoản của thị trường trái phiếu quốc tế cũng như các tác động chính sách tiền tệ thế giới ở thời điểm mà các đợt trái phiếu sẽ được tung ra.
Các khoản vay này, dù do doanh nghiệp phát hành chịu trách nhiệm nhưng xét cho cùng, nó sẽ được tính vào nợ quốc gia của Chính phủ. Nếu thời điểm phát
hành của nhiều doanh nghiệp gần nhau thì thời điểm đáo hạn, trả nợ gốc cũng gần. Khi đó nền kinh tế sẽ cần một khoản ngoại tệ rất lớn.
Chính vì thế, cắt giảm vay thương mại quốc tế là điều rất đáng lưu tâm, và rất cần có lộ trình cắt giảm cụ thể nhằm ổn định nền kinh tế quốc gia.
4.9 Xây dựng cơ quan hoạch định chính sách kinh tế cao cấp
Nền kinh tế Việt Nam đã bước vào giai đoạn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn, chủ yếu do những yếu tố nội tại và bao phủ bởi sự suy giảm kinh tế toàn cầu.
Rào cản lớn nhất trên con đường phát triển của Việt Nam hiện nay không phải là những khó khăn mang tính kỹ thuật, mà là quyết tâm chính trị. Trước mắt, Chính phủ cần nỗ lực hơn nữa trong việc kiềm chế lạm phát, giảm thâm hụt ngân sách và thương mại, giảm tốc độ tăng trưởng cung tiền và tín dụng thông qua những chính sách được phối hợp nhất quán và nhịp nhàng để giảm sốc cho nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam cần xây dựng một cơ quan hoạch định chính sách kinh tế cao cấp làm đầu mối. Điều này sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo có thể phản ứng một cách quyết đoán khi có khủng hoảng xảy ra. Cụ thể, Chính phủ cần xây dựng một cơ quan quản lý kinh tế cao cấp hoạt động tương tự như hội đồng phát triển kinh tế của Singapore, được giao nhiệm vụ điều phối chính sách vĩ mô và đảm bảo kỷ cương trong khu vực nhà nước. Cơ quan này sẽ báo cáo trực tiếp cho Thủ tướng Chính phủ và phải được bảo vệ khỏi sự tác động của các nhóm đặc quyền đặc lợi. Cơ quan này phải có thẩm quyền cao hơn các bộ, ban ngành và cả các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Cũng cần lưu ý Chính phủ thận trọng hơn bằng việc tăng cường kiểm soát cẩn thận những chương trình đầu tư công hiện đại, bao gồm cả những dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước để xây dựng các danh mục ưu tiên đầu tư căn cứ vào hiệu quả kinh tế. Chính phủ cũng nên cắt giảm vay thương mại quốc tế của khu vực nhà nước, thực hiện hoạt động thẩm định và kiểm toán đầu tư công độc lập, sau đó công khai hóa các thông tin về thẩm định và kiểm toán này.
Tương lai của Việt Nam sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng các quyết sách của Chính phủ. Nói một cách khác, thành công hay thất bại là sự lựa chọn chứ không phải là định mệnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định, Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp, Đại Học Kinh Tế Tp.HCM, Tái bản lần 4, (2005), Tài Chính Quốc Tế, Nhà xuất bản Thống Kê.
2. Hà Văn Sơn, Bộ môn Lý Thuyết Thống Kê – Thống Kê Kinh Tế, Đại Học Kinh Tế Tp.HCM, (2004), Giáo trình Lý Thuyết Thống Kê - Ứng dụng trong
quản trị và kinh tế, Nhà xuất bản Thống Kê
3. Ths. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, (2005), “Ứng dụng giải Nobel Kinh tế năm 2003 để kiểm định mối quan hệ giũa lạm phát và tỷ giá hối đoái”, Tạp Chí Phát Triển Kinh Tế, (175), 2 – 4
4. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp, Đại Học Kinh Tế Tp.HCM, (2006), Quản Trị Rủi Ro Tài Chính, Nhà xuất bản Thống Kê.
5. Các trang Web :
5.1 Tạp chí phát triển Kinh Tế: www.tcptkt.ueh.edu.vn 5.2 www.saga.vn
5.3 Cổng thông tin điện tử của Chính Phủ: www.chinhphu.vn
5.4 Cafe F : cafef.vn
5.5 Thời báo kinh tế Sài Gòn : www.thesaigontimes.vn
5.6 Tổng Cục Thống Kê : www.gso.gov.vn 5.7 www.mof.gov.vn 5.8 Baomoi.com 5.9 www.fetp.edu.vn 5.10 www.kimeng.com.vn Tiếng Anh
6. Alfonso Novales Cinca, 2001, Volatility in financial markets: Asymmetries, spillovers and trading rules
7. AntonioMele, LondonSchoolofEconomics, April21,2008,
8. Cao Yong, Nangyang Technology University, Singapore, The Co-movement pf Financial Market Volatility in Key Aian Economics: The Contangious Effect of Asian Financial Crisis
9. HagenH.W.Bluhma, JunYub, February 2001, Forecasting Volatility: Evidence from the German Stock Market*
10.J. Cuñadoa, J. Gómez Biscarri and F. Pérez de Graciaa, Universidad de Navarra, IESE Business School, 30.11.2006, Stock Market Volatility And Great Moderation: New Evidence Based On G-7 Economies*
11.Jörg Döpke (Deutsche Bundesbank), Daniel Hartmann (Saarland University), Christian Pierdzioch (Saarland University), 01/2006, Discussion Paper Series 2: Banking and Financial Studies, Forecasting stock market volatility with macroeconomic variables in real time
12.M.P. Visser, Faculty Faculty of Science, 2009, Pages ix, 153, Volatility proxies and GARCH models
13.Philip Hans Franses And Dick Van Dijk, Erasmus University, Rotterdam, The Netherlands, Forecasting Stock Market Volatility Using (Non-Linear) Garch Models
14.Torben G. Andersen, Northwestern University and NBER Tim Bollerslev, Duke University and NBER, University of Uppsala, February 23-27, 2004, Measuring, Modeling, and Forecasting Financial Market Volatility
15.Prof.Tim BOLLERSLEV, Duke University and NBER, USA, CIDE Summer School of Econometrics 1999, Financial Market Volatility and High- Frequency Data 16.Các trang Web : 16.11 www.imf.org 16.12 MarketOracle.co.uk 16.13 www.rba.gov.au 16.14 www.finfacts.ie 16.15 Reuters.com 16.16 vlab.stern.nyu.edu