Vấn đề đã và đang ám ảnh các ngân hàng Mỹ khi tham gia TARP chính là những quy định và hạn chế rất khắt khe, thường xuyên được điều chỉnh của chính phủ liên bang trong hoạt động điều hành và kinh doanh. Điều đầu tiên, một ngân hàng cần phải thực hiện khi tham gia TARP là cam kết phát hành các chứng quyền
để mua các cổ phiếu ưu đãi được phát hành trong tương lai cho chính phủ Mỹ.
Điều này nhằm mang lại lợi ích cho công chúng Mỹ, là những người mà tiền thuế của họ đang được sử dụng để mua lại các tài sản có độ rủi ro cao từ các ngân hàng có các khoản nợ xấu, một lợi ích nhất định trong trường hợp các ngân hàng phục hồi lại sau giai đoạn tham gia TARP.
Hạn chế thứ hai khi tham gia TARP là các ngân hàng Mỹ có mức tài sản xấu
bán cho chính phủ lớn hơn 300 triệu USD sẽ bị kiểm soát trong vấn đề chi trả lương thưởng cho các thành viên quản lý cấp cao. Cụ thể là các ngân hàng trong
trường hợp này sẽ không được phép ký các hợp đồng cho phép chi trả một khoản lương thưởng lớn trước khi hợp đồng kết thúc. Số thuế được khấu trừ từ chi phí trả lương cho các thành viên này cũng không được vượt quá 500,000 USD một năm.
Điều này rõ ràng đã tạo nên một hạn chế trong sức cạnh tranh của các ngân hàng tham gia TARP: những ngân hàng này khó có khả năng thu hút những người quản
lý có trình độ cao và thậm chí, còn có khả năng chảy máu chất xám của chính mình. Hạn chế thứ ba thậm chí còn mang tính nhập nhằng và không ổn định hơn của TARP là các ngân hàng tham gia phải chấp nhận tất cả những quy định kiểm soát sẽ được công bố trong tương lai của bộ tài chính Mỹ. Hầu hết các quy định này
đều liên quan đến việc hạn chế các khoản thưởng có tính chất khuyến khích nhà quản lý tham gia vào những dự án mang tính rủi ro cao, đồng thời bắt buộc các nhà quản lý kém hiệu quả phải trả lại những khoản thưởng đã được nhận trước đây. Ngoài ra, việc tham gia chương trình TARP còn buộc các ngân hàng phải chấp nhận các cuộc thanh tra thường xuyên từ cơ quan hành pháp Mỹ, cũng như những quy định khác về tính công khai – minh bạch trong hoạt động. Việc tham gia chương trình TARP cũng khiến cho thị trường đánh giá các ngân hàng này có tiềm lực yếu hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Chương 2: CÁC BẰNG CHỨNG VÀ HỆ LỤY CỦA BẤT ỔN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI