Chiến tranh thương mại và tiền tệ

Một phần của tài liệu VẤN đề bất ổn THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH GIẢI PHÁP hạn CHẾ và ổn ĐỊNH THỊ TRƯỜNG (Trang 32 - 35)

Vào thời điểm tháng 10/2010 mới đây thế giới nói nhiều tới nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tiền tệ, từ chỗ đề cao quan điểm hợp tác chính sách để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, các quốc gia giờ đây bắt đầu tỏ thái độ gay gắt xung quanh câu

chuyện tỷ giá. Các nước lần lượt lên tiếng buộc tội lẫn nhau bóp méo nhu cầu thị trường toàn cầu, từ chính sách nới lỏng định lượng QE (in tiền để mua tài sản), tới can thiệp vào thị trường ngoại hối và kiểm soát các dòng vốn.

Ba vấn đề nổi trội gây nên sự tranh cãi gay gắt và dẫn dắt các quốc gia thực hiện các chính sách làm lợi đến nền kinh tế quốc gia nhưng lại làm tổn thương các quốc gia khác.

Thái độ trì hoãn của Trung Quốc trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng giá của đồng Nhân dân tệ:

Trung Quốc, một nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới với một đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp hơn giá trị thực không chỉ tác động tiêu cực tới các nước phương Tây mà còn cả các nước mới nổi đang phát triển khác, nhất là các nước có tỷ giá hối đoái thả nổi. Sự cạnh tranh không bình đẳng này là vấn đề được Mỹ và hầu hết các quốc gia khối Châu Âu lên tiếng. Chính phủ Mỹ đã thông qua dự luật cho phép thực hiện các hàng rào thuế quan với các hàng hóa của Trung Quốc, đáp trả lại động thái này là sự trả đũa của Trung Quốc lên thương mại mậu dịch từ Mỹ.

Một số biện pháp trả đũa đã được nhắc tới đâu đó như không cho phép Trung Quốc tiếp tục mua trái phiếu kho bạc Mỹ, hay các biện pháp trừng phạt thương mại. Tuy nhiên điều này là không thể, nếu thực hiện việc này thì cuộc chiến thương mại sẽ bắt đầu thật sự.

Biểu đồ 6: Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách định giá đồng Yuan so thấp hơn giá trị thật

Biểu đồ 7: Thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ và chính sách định giá thấp đồng Yuan của chính phủ Trung Quốc

Nguồn: brockvestrum.blogspot.com/2010/10/us-china-currency-wars.html

Tỷ giá nằm ở chính sách tiền tệ của các nước giàu:

Khi các NHTW lớn thực hiện chính sách in tiền để mua vào trái phiếu chính phủ. Đây là nguyên nhân mà đồng USD gần đây đã giảm giá trị khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thực hiện các gói QE1, QE2 và sắp tơi có thể sẽ là QE3 nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế của Mỹ và điều tiết nền kinh tế. Trong khi đó đồng Euro thì tăng giá mạnh do các quan chức của NHTW Châu Âu (ECB) tỏ vẻ ít hứng thú với chính sách nới lỏng định lượng.

Trung Quốc lại cho rằng (cũng như nhiều quốc gia mới nổi khác) chính sách nới lỏng định lượng tạo ra sự bóp méo trên diện rộng đối với nền kinh tế toàn cầu vì có thể thúc đẩy giới đầu tư đổ xô vào một số thị trường, đặc biệt là các thị trường mới nổi lên, để tìm kiếm mức lợi tức cao hơn. Việc nới lỏng tiền tệ và thắt chặc chi tiêu công của các nước giàu sẽ gây ra những ảnh hưởng không mấy dễ chịu và gây rắc rối cho các nước mới nổi đang phát triển có thị trường mở do dòng vốn đổ vào các quốc gia này gia tăng nhanh chóng.

Biểu đồ 8: Các gói kích thích nền kinh tế của FED và FOMC tác động đến cặp tỷ giá EUR/USD

Nguồn: http://www.marketoracle.co.uk/Article23455.html

Chính sách “ghìm” tỷ giá và phản ứng của các quốc gia đang phát triển trước các dòng vốn ngoại đổ vào nền kinh tế của nước mình:

Thay vì “nới lỏng” cho phép tỷ giá đồng nội tệ tăng, nhiều chính phủ đã can thiệp để ghìm tỷ giá nội tệ bằng cách dùng dự trữ ngoại tệ hoặc áp thuế đối với các dòng vốn ngoại. Brazil đã tăng gấp đôi thuế đánh vào các nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu của nước này. Sau Brazil, Thái Lan cũng tuyên bố đánh thuế vào các nhà đầu tư trái phiếu.

Có thể nói các chính sách về thương mại và tiền tệ gây nên “va chạm” giữa các quốc gia. Một khi các va chạm này leo thang quá mức sẽ xảy ra trả đũa thương mại giữa các bên, gây nên sự bất ổn kinh tế trên toàn cầu mà ngay cả chính các quốc gia trong cuộc chiến này khi phải gánh chịu các cuộc tấn công trả đũa từ bên ngoài và các dòng vốn bị “bốc hơi” ở quốc gia này và “ngưng tụ” ở các quốc gia khác.

Một phần của tài liệu VẤN đề bất ổn THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH GIẢI PHÁP hạn CHẾ và ổn ĐỊNH THỊ TRƯỜNG (Trang 32 - 35)