Tăng cường tính độc lập và năng lực cho ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu VẤN đề bất ổn THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH GIẢI PHÁP hạn CHẾ và ổn ĐỊNH THỊ TRƯỜNG (Trang 71)

Trong thời gian trước mắt, nhằm tăng tính độc lập của NHNN trong khuôn khổ các quy định của Luật NHNN 2010, cần tập trung vào các vấn đề sau:

Một là, xác định rõ mục tiêu hoạt động cho NHNN. Điều 4, Luật NHNN

2010 có nêu rõ: “Hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Có thể nói, các mục tiêu hoạt động của NHNN được quy định trong Luật có phần “ôm đồm”. Bởi lẽ, mục tiêu tối cao của

NHTW là bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng và ổn định giá trị đồng tiền, những mục tiêu còn lại là hệ quả của việc đạt được các mục tiêu nêu trên.

Chính bởi vậy, chỉ nên xác định mục tiêu của NHNN đó là “bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng và ổn định giá trị đồng tiền trong nền kinh tế”. Điều này đặc biệt có ý nghĩa vì mục tiêu có rõ ràng thì NHTW mới có thể kiểm soát được rủi ro trong lĩnh vực quản lý của mình. Hơn nữa, như trên đã đề cập, việc theo đuổi quá nhiều mục tiêu sẽ hạn chế năng lực và tính chủ động của một NHTW.

Hai là, NHNN phải thực sự được độc lập trong quyết định thực thi chính sách và việc lựa chọn công cụ điều hành. Thống đốc phải được trao quyền quyết

định trong việc thực thi các chính sách tiền tệ và tự chịu trách nhiệm về các quyết định đó mà không cần phải thông qua Chính phủ. Đồng thời, NHNN phải được trao đầy đủ thẩm quyền trong việc lựa chọn các công cụ điều hành CSTT một cách linh hoạt và phù hợp nhất cũng như kiểm soát tất cả các công cụ có ảnh hưởng tới các mục tiêu của CSTT, nhất là về vấn đề chống lạm phát, để có thể đạt được các mục tiêu CSTT mà Chính phủ hay Quốc hội đã đề ra. Điều này không những góp phần làm tăng tính chủ động cho NHNN mà còn làm giảm độ trễ ngoài của CSTT - một yếu tố quan trọng làm giảm tính hiệu lực của chính sách. Tất nhiên, song song với các thẩm quyền được trao, NHNN phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về kết quả điều hành CSTT và thực hiện các chức năng của NHTW.

Ba là, NHNN cần độc lập hơn trong quan hệ với ngân sách. Để đảm bảo

hiệu quả của CSTT, những nhiệm vụ khác như tạm ứng chi ngân sách hay tài trợ trực tiếp cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ cũng nên được quy định lại để Thống đốc có quyền từ chối theo đúng mục tiêu thâm hụt ngân sách được Quốc hội phê duyệt hàng năm và chủ động trong việc điều hành cung, cầu tiền trên thị trường. Hơn nữa, cần có qui định cụ thể về chức năng “Là ngân hàng của Chính phủ” của NHNN theo hướng NHNN sẽ không cho ngân sách vay trực tiếp. NHNN chỉ cấp tín dụng gián tiếp cho Chính phủ thông qua việc cho ngân sách vay trên thị trường thứ cấp có hạn mức và lấy trái phiếu Chính phủ làm tài sản đảm bảo khi cho các NHTM vay.

Bốn là, trao cho NHNN quyền chủ động quyết định về tài chính và độc lập

tương đối về mặt nhân sự (bổ nhiệm và miễn nhiệm). Để thực thi tốt CSTT,

NHNN cần phải thu hút được một đội ngũ đông đảo những chuyên gia đầu ngành về tài chính, ngân hàng. Muốn vậy, NHNN phải cạnh tranh được với các NHTM về

môi trường làm việc và chế độ lương thưởng. Do đó, Thống đốc cần được trao quyền trong việc quy định sử dụng những khoản thặng dư trong hoạt động ngân quỹ, chuyển tiền điện tử hay quản lý quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, để có thể có cơ chế tiền lương phù hợp hơn. Hơn nữa, các khoản thu chi sẽ hợp lý hơn khi NHNN được quyền tự chủ trong thu chi đặc biệt là trong việc quản lý biên chế các chi nhánh, cục, vụ, viện trực thuộc. Có như vậy thì NHNN mới có đủ nguồn lực để thu hút đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ để đảm bảo thực thi chức năng, nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất.

Ngoài ra, để nâng cao vai trò và chất lượng của sự phản biện trong việc thi hành chính sách, Thống đốc cần được trao quyền chủ động trong việc thành lập Ban tư vấn CSTT, trong đó quy tụ những chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm quản lý và tư vấn tại các NHTW của các nước phát triển am hiểu về điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam.

Năm là, về trách nhiệm giải trình: Nâng cao tính độc lập và tự chủ của

NHNN đối với các mục tiêu và quyết định chính sách phải đi kèm với trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch. Thống đốc NHNN theo định kỳ hoặc theo đề nghị của Quốc hội phải có trách nhiệm giải trình trước Quốc hội về các quyết định chính sách trong giới hạn chức năng và thẩm quyền được giao.

Sáu là, cần thiết lập các quy định pháp lý về mối quan hệ giữa NHNN với

Chính phủ nhằm bảo đảm hoạt động của NHNN hỗ trợ tốt cho các chương trình

kinh tế của Chính phủ, cụ thể:

+ NHNN tham gia vào việc soạn thảo các chương trình, chính sách kinh tế của Chính phủ và đề đạt ý kiến của mình về các quyết định của Chính phủ; tư vấn cho Chính phủ về những vấn đề quan trọng liên quan đến nhiệm vụ và thẩm quyền của NHNN.

+ NHNN và các Bộ, ngành thuộc Chính phủ duy trì cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin để theo dõi, nắm bắt kịp thời các diễn biến vĩ mô của nền kinh tế.

Bảy là, tách bạch chức năng điều hành và quản trị. Điều hành NHNN được

thực hiện bởi Ban điều hành, còn quản trị nên được thực hiện bởi Hội đồng quản trị (hoặc Hội đồng quản lý) NHNN. Hội đồng quản trị là cơ quan hoạch định chính sách trong lĩnh vực tiền tệ, làm việc theo nguyên tắc tập thể, còn Ban điều hành có trách nhiệm đưa các chính sách đó vào cuộc sống. Nếu NHNN được thiết kế theo

mô hình quản trị này sẽ tạo ra được phương thức quản trị ngân hàng mang tính tổng thể, định hướng chiến lược lâu dài, tránh được hiện tượng thụ động, mang nặng tính hành chính và mệnh lệnh trong điều hành. Bên cạnh đó, hoạt động của Ban điều hành cũng phải bảo đảm tính minh bạch thông qua các hoạt động kiểm toán, kiểm soát nội bộ của NHNN.

4.4.2Trong dài hạn

Một là, thực hiện “Chính sách lạm phát mục tiêu”. Lạm phát mục tiêu là một trong những khuôn khổ CSTT mà theo đó, NHTW hoặc Chính phủ thông báo một số mục tiêu trung và dài hạn về lạm phát và NHTW cam kết đạt được những mục tiêu này. Để làm được điều này, NHNN phải có quyền đặc biệt để theo đuổi mục tiêu lạm phát và tự mình đặt ra các công cụ của CSTT. Ngoài ra, người dân cũng phải được thông báo về khuôn khổ CSTT và việc thực hiện CSTT.

Hai là, tăng cường tính độc lập về mặt tổ chức nhân sự của NHNN. Theo

đó, nhiệm kỳ của ban lãnh đạo NHTW có thể dài hơn nhiệm kỳ của Chính phủ và Quốc hội, hoặc xen kẽ giữa các nhiệm kỳ của Chính phủ. Như vậy, quá trình ra quyết định của NHNN sẽ không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ thành lập Chính phủ, chu kỳ lập kế hoạch kinh tế. Thống đốc sẽ không bị ảnh hưởng một khi Chính phủ thay đổi nhân sự do hết nhiệm kỳ.

4.5 Giải pháp cho vấn đề tỷ giá và hiện tượng đô la hóa ở Việt Nam 4.5.1Giải pháp cho vấn đề tỷ giá 4.5.1Giải pháp cho vấn đề tỷ giá

Vấn đề nằm ở bản chất của nền kính tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu nhập khẩu, chi tiêu công quá tay một thời gian dài, nhiều tổ chức tín dụng cùng tham gia tiếp tay cho hoạt động chơ đen… đã làm cho giá trị đồng nội tệ ngày càng tuột dốc. Vấn đề này cần được Nhà nước, Chính phủ can thiệp mạnh theo hướng:

Chính phủ cắt giảm cơn sốt USD với nhiều biện pháp cụ thể như lập quỹ ngoại tệ để can thiệp vào thị trường, kết hối hoặc vay ngoại tệ của các doanh nghiệp nhà nước.

Lựa chọn và áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái: tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước;

Điều chỉnh biên độ tỷ giá phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô của quốc gia trong từng thời kỳ

Nói chung cần có nhiều biện pháp can thiệp để cắt cơn sốt USD trên thị trường. Về kiểm soát tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực ngoại hối, cơ quan quản lý sẽ phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Công an, UBND các tỉnh thành kiểm tra các tiệm vàng, quầy thu đổi ngoại tệ... và chế tài, xử lý vi phạm kể cả rút giấy phép hoạt động của những đơn vị vi phạm.

4.5.2Giải pháp cho hiện tượng đô la hóa ở Việt Nam

Một số giải pháp mà nhóm đưa ra:

 Các Ngân hàng chỉ được phép cho vay đồng USD đối với những đối tượng có doanh thu trực tiếp bằng đồng USD

 Cố gắng làm cho lãi suất tiền gửi bằng đồng USD trở nên kém hấp dẫn

 Nâng tỷ lệ vốn dự trữ bằng USD bắt buộc trong các ngân hàng

 Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, pháp lý, tạo môi trường thông thoáng, đảm bảo sự minh bạch, thu hút các nhà đầu tư

 Đổi mới căn bản hệ thống thiết chế an toàn và giám sát tài chính theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế

 Hoàn thiện, thống nhất hệ thống các văn bản pháp luật, tránh sự chồng chéo.

4.6 Giải pháp chính sách cho quá trình tự do hóa tài chính tại Việt Nam

Cho tới nay, Việt Nam đã đi được hơn nửa chặng đường tự do hóa tài chính và tự do hóa tài chính là lựa chọn hợp lý trong điều kiện thực hiện các cam kết hội nhập trong khuôn khổ WTO, gắn tự do hóa tài chính và cải cách khu vực tài chính trong một lộ trình thống nhất. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có kế hoạch tổng thể về cải cách và phát triển khu vực tài chính. Vì vậy, cần tập trung nghiên cứu và giải quyết những vấn đề chủ yếu sau đây:

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa, chính sách thương mại, chính sách tỉ giá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác

- Đổi mới căn bản hệ thống thiết chế an toàn và giám sát tài chính theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế

- Có biện pháp hợp lý và linh hoạt về kiểm soát các luồng vốn, nhất là nguồn vốn ra và nguồn vốn ngắn hạn vào TTCK

- Đẩy nhanh tiến độ cải cách ngân hàng nhằm nâng cao tiềm lực tài chính, làm cơ sở để đổi mới công nghệ và trình độ chuyên môn quản lý, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Việt Nam

- Đẩy nhanh tiến độ cải cách doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp Nhà nước theo hướng cổ phần hóa, góp phần giảm gánh nặng đối với Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các Luật thuế nhằm củng cố nguồn thu ngân sách trong khi nguồn thu thuế bị giảm mạnh trong quá trình thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ

- Thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho mở cửa thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu của WTO và AFTA, trong đó chú trọng đến việc đơn giản hóa và minh bạch hóa các chính sách thuế, thủ tục hải quan, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, mở rộng đối tượng được phép tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

- Nâng cao năng lực điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá theo nguyên tắc thị trường nhằm hạn chế rủi ro thị trường đối với khu vực tài chính trong quá trình tự do hóa

- Quan tâm phát triển hệ thống thanh toán và dịch vụ hỗ trợ thị trường tài chính theo hướng hiện đại hóa, đồng thời tăng cường quản lý, giám sát nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tài chính diễn ra thông suốt và an toàn

- Chính sách đầu tư nên tập trung vào việc giảm thiểu bảo hộ các ngành thay thế nhập khẩu, đồng thời khuyến khích đầu tư vào các ngành xuất khẩu và các ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao

- Trong quá trình tự do hóa tài chính, cần xử lý sớm, ngay từ đầu những vấn đề liên quan đến sự lành mạnh của hệ thống tài chính, nhất là hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán.

4.7 Giải pháp ổn định thị trường chứng khoán

Thực thi các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán có tổ chức, đồng thời với việc hạn chế rủi ro của thị trường tự do. Nghiên cứu ban hành qui định về phát hành chứng khoán riêng lẻ.

Nghiên cứu để sửa đổi các qui định theo hướng nâng cao tiêu chuẩn đối với phát hành chào bán chứng khoán, cấp phép thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

Sửa đổi hoặc bổ sung các qui định liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán; qui chế hoạt động và cung cấp dịch vụ; thành lập công ty quản lý quĩ 100% vốn nước ngoài, các biện pháp kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Xây dựng đề án giải pháp, phòng ngừa rủi ro và xử lý khủng hoảng trên thị trường chứng khoán.

Đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, cơ chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp VN, tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước.

4.8 Giải pháp cắt giảm vay thương mại quốc tế

Tính đến ngày 31/12/2009, tổng dư nợ nước ngoài quốc gia (bao gồm nợ nước ngoài Chính phủ và nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh) là 27,929 tỷ USD, áp dụng tỷ giá quy đổi tại thời điểm cuối kỳ.

Cụ thể, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP bằng 39%, thuộc diện quốc gia có nợ nước ngoài vừa phải, nếu xét theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (WB), theo đó trên 50% được cho là nợ quá nhiều; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn so với xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ chỉ bằng 4,2% (WB cho phép đến 25%); dự trữ ngoại hối so với nợ nước ngoài ngắn hạn là 290% (khuyến nghị của WB là trên 200%); nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước 5,1% (ngưỡng an toàn của WB là dưới 35%)…

Các khoản vay nước ngoài của Việt Nam đa số đều có lãi suất thấp, trong đó vay ODA chiếm tỷ trọng 74,67%; vay ưu đãi chiếm 5,41%; vay thương mại 19,92%. Không kể nợ được Chính phủ bảo lãnh, trong tổng số dư nợ nước ngoài Chính phủ gần 23,943 tỷ USD, có đến 19,325 tỷ USD lãi suất từ 1-2,99%; trên 1,5 tỷ USD lãi suất từ 3-5,99%; 281,7 triệu USD lãi suất 0-99% và 919 triệu USD ở mức lãi suất 6-10%. Ngoài ra, hơn 1,9 tỷ USD dư nợ còn lại được áp lãi suất thả nổi theo lãi suất liên ngân hàng của thị trường London (LIBOR).

Cơ cấu đồng tiền vay trong tổng dư nợ nước ngoài Chính phủ cũng khá đa dạng, được cho là có thể hạn chế rủi ro về tỷ giá, giảm áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ.

Cụ thể, lớn nhất là các khoản vay bằng đồng Yên, chiếm 41,96%; SDR (quyền rút vốn đặc biệt - đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế) chiếm 27,39%; vay theo đồng USD chiếm 16,61%; vay bằng đồng Euro chiếm 10,68%; còn lại là các đồng tiền khác chiếm 3,37% tổng dư nợ nước

Một phần của tài liệu VẤN đề bất ổn THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH GIẢI PHÁP hạn CHẾ và ổn ĐỊNH THỊ TRƯỜNG (Trang 71)