Hiệu ứng lây lan (Contangious)

Một phần của tài liệu VẤN đề bất ổn THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH GIẢI PHÁP hạn CHẾ và ổn ĐỊNH THỊ TRƯỜNG (Trang 26)

Trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á trong những năm 1997, xuất phát điểm là từ căn bệnh của nền kinh tế Thailand lúc đó bộc phát và rơi vào khủng hoảng 07/1997, chẳng mấy chốc cuộc khủng hoảng tiền tệ đã lan rộng khắp Đông Nam Á. Bắt đầu từ Phillipines, Malaysia, Indonesia và ngay cả nền kinh tế hoạt động tốt như Singapore cũng sớm bị lây “căn bệnh truyền nhiễm” từ các nước trong khu vực, rồi Hongkong, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Một nghiên cứu của Cao Yong (The co-movement of financial market volatility in key Asian Economics) tiến hành xem xét các quốc gia liên đới trong

cuộc khủng hoảng năm 1997 tuy các thị trường tài chính của các quốc gia này “thông nhau” qua thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Nghiên cứu này:

+ Tạo ra chỉ số “khủng hoảng” (crisis index) của thị trường tài chính của 8 quốc gia Châu Á này bằng cách xem xét “sự bất ổn” trong tỷ giá hối đoái và lãi suất.

+ Thực hiện hồi quy OLS từ góc nhìn của Singapore có tính đến các biến số là các tài khoản vĩ mô.

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra được bằng chứng cho thấy có sự “lây lan” của khủng hoảng với các yếu tố vĩ mô tương tự của các quốc gia được khảo sát.

Trong cuộc khủng hoảng nợ công trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu mới đây, cho đến nay “căn bệnh” nợ công đã lây lan sang rất nhiều quôc gia trong khối Châu Âu như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland, Tây Ban Nha và Italia, các quốc gia khác cũng đang được đặt trong tình trạng theo dõi. Chính phủ ở các quốc gia này phải tăng cường các biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế ảnh hưởng của sự lây lan từ các quốc gia trong khu vực.

Một phần của tài liệu VẤN đề bất ổn THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH GIẢI PHÁP hạn CHẾ và ổn ĐỊNH THỊ TRƯỜNG (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)