NHTW không phát huy được vai trò chủ đạo trong chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu VẤN đề bất ổn THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH GIẢI PHÁP hạn CHẾ và ổn ĐỊNH THỊ TRƯỜNG (Trang 58 - 60)

Ngân hàng Nhà Nước không sử dụng công cụ thực hiện điều tiết vĩ mô có hiệu quả do không được quyết định lượng cung tiền ( đầu tư công, chi ngân sách …) và cung tín dụng ( cho vay theo định hướng của nhà nước ). NHNN không thể hiện vai trò là xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ do thiếu tính độc lập với chính phủ, phụ thuộc quá mức vào các công cụ hành chính như tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các quyết định hay chỉ thị có tính hành chính.

Không phát huy được vai trò chỉ đạo điều tiết của NHNN trong công tác điều hành chính sách tiền tệ. Khả năng quản lý vĩ mô và điều hành của ngân hàng nhà nước chưa đáp ứng theo sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc về nhiều mặt, đặc biệt trong việc ứng dụng các công nghệ ngân hàng mới. Tuy nhiên, năng lực tài chính, năng lực quản trị, khả năng cạnh tranh của các thành viên trên thị trường tài chính không đồng đều, tính bền vững trong phát triển chưa cao. Hầu như các ngân hàng thương mại phát triển về số lượng thì nhiều nhưng chất lượng không phát triển đồng thời. Do đó những chỉ thị mang tính hành chính của NHNN đều bị NHTM phớt lờ hoặc cố tình làm trái. Điển hình tình trạng thường vi phạm nhất là vi phạm lãi suất huy động vốn mặc dù đã có văn bản không cho phép huy động trên 14% nhưng thời gian gần đây các NHTM vẫn cố tình lách bằng nhiều hình thức từ đơn giản đến tinh vi.

NHNN không thể hiện vai trò giám sát hiệu quả hệ thống NHTM, thiếu hệ thống cưỡng chế thật sự mạnh. Kết quả NHNN không thể kiểm soát được chất lượng cho vay đến khi phát hiện đều xảy ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến nguồn vốn nhà nước. Không giám sát được các khoản vay trong khi vẫn tăng trưởng tín dụng nóng đã thúc đẩy bùng nổ chu kỳ kinh doanh, các cty đi vay bất chấp hậu quả. Sự đầu tư quá mức vào những dự án không chắc chắn và rủi ro đạo đức tín dụng dẫn đến cố tình làm sai quy trình cho vay, đầu tư sai mục đích dàn trải và tràn lan vào chứng khoán và bất động sản. Chính việc mở rộng tín dụng này đã làm gia tăng nhu cầu vốn trong nước làm thâm hụt cán cân vãng lai càng trầm trọng.

Không giám sát chặt chẽ chất lượng tín dụng nên sẽ xảy ra rủi ro tín dụng. Bản chất rủi ro tín dụng đều giống nhau chỉ khác nhau cách thức thể hiện. Rủi ro tín dụng có thể từ nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Vần đề là phải có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và giải quyết. Việt Nam hiện nay cũng tiềm ẩn rủi ro tín dụng rất lớn song hoàn cảnh của Việt Nam có nhiều điểm khác so với Mỹ. Do Việt Nam chưa có cho vay dưới chuẩn (cho vay nhóm đối tượng có thu nhập thấp, công ăn việc làm không ổn định, có mức độ rủi ro tín dụng cao), tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo (loan-to-value) tại Việt Nam không quá cao (70%) tuy nhiên định giá tại Việt Nam lại chưa minh bạch, Việt Nam chưa có nghiệp vụ chứng khoán hóa là công cụ truyền dẫn phát tán rủi ro tín dụng từ thị trường tín dụng sang thị trường vốn cũng như việc phát tán rủi ro ra phạm vi quốc tế. Chính 3 điểm khác biệt này giúp hạn chế mức độ nghiêm trọng và tầm ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tại Việt

Nam. Tuy nhiên thị trường tín dụng Việt Nam có những diễn biến tương đồng với khủng hoảng tín dụng tại Mỹ. Thứ nhất là tăng trưởng tín dụng nóng, đặc biệt là bùng nổ tín dụng bất động sản và tín dụng tiêu dùng cuối năm 2007, đầu 2008. Thứ 2, tại thời điểm bùng nổ tín dụng, lãi suất trên thị trường rất thấp (khoảng 12-13%), nay lãi suất điều chỉnh lên mức rất cao (21-22%) do chính sách thắt chặt tiền tệ. Ngoài ra, Việt Nam còn bị tác động của lạm phát dẫn đến thu nhập của người vay vốn giảm sút. Với việc thị trường bất động sản sụt giảm mạnh và đóng băng như hiện nay thì đây là các tín hiệu đáng lo ngại cho thị trường tín dụng.

Mặt khác, xét về góc độ lãi suất thực tác động đến tăng trưởng kinh tế, thì hiện nay các nhà đầu tư vay vốn ngân hàng đang chịu một mức lãi suất thực tương đối cao. Đánh giá tác động của lãi suất thực đến tăng trưởng kinh tế, theo kết quả ước lượng mô hình đánh giá tác động của lãi suất thực lên tăng trưởng kinh tế theo phương pháp OLS (41 quan sát từ quí 1-2000 đến tháng 3-2010 với mức ý nghĩa 10%) cho thấy khi lãi suất thực cho vay ngắn hạn tăng 1% sẽ làm tăng trưởng kinh tế giảm 0,04% so với quí trước. Tăng trưởng kinh tế giảm, đầu tư giảm, thu nhập xã hội giảm, nợ xấu phát sinh… Bên cạnh đó không có hệ thống kiểm tra và giám sát rủi ro nên phát sinh nợ xấu và gia tăng các vụ phá sản sẽ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng.

Là một nền kinh tế đô la hóa, lãi suất đồng nội tệ, lãi suất ngoại tệ và tỷ giá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, với mức chênh lệch quá lớn giữa lãi suất nội tệ với lãi suất đồng ngoại tệ cộng với mức kỳ vọng về tỷ giá sẽ làm dịch chuyển sự nắm giữ giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ của các thành viên trong thị trường, điều này sẽ gây ra những rối loạn thị trường tạo áp lực lên tỷ giá. Gía chi phí vốn tăng do lãi suất đầu vào tăng tác động lên thị trường tiền tệ. Đây là yếu tố tiêu cực ảnh hưởng thị trường vốn (các khoản cho vay thế chấp) và thị trường tiền tệ ( nguồn vốn)

Một phần của tài liệu VẤN đề bất ổn THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH GIẢI PHÁP hạn CHẾ và ổn ĐỊNH THỊ TRƯỜNG (Trang 58 - 60)