Hệ thống quản lý kinh tế vĩ mô yếu kém và thiếu đồng bộ

Một phần của tài liệu VẤN đề bất ổn THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH GIẢI PHÁP hạn CHẾ và ổn ĐỊNH THỊ TRƯỜNG (Trang 57 - 58)

Tác động của việc gia nhập WTO đã thu hút và sử dụng thêm nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ở Việt Nam. Việt nam cũng giống các nước có nền kinh tế mới nổi là nhu cầu về vốn để phát triển nền kinh tế rất lớn. Khả năng cung ứng vốn đầu tư lại phụ thuộc vào khả năng huy động vốn từ trong nước và khả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngoài ; đối với các nước nền kinh tế mới nổi, do tích luỹ

trong nước thường rất thấp nên nếu không có nguồn vốn bên ngoài thì sẽ khó có thể thành công trong phát triển kinh tế. ở Việt Nam, trong thời gian qua chúng ta đã chú trọng đến các nguồn vốn trong nước, tuy nhiên vẫn chưa đủ để đảm bảo mức tăng trưởng cao. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ tiết kiệm trong GDP của Việt Nam là 23,5% năm 1995, đến năm 2007 tỷ lệ này đạt mức 35,8% GDP. Trong các năm tới tỷ lệ tiết kiệm nội địa có thể tăng lên song không thể có đột biến do thu nhập dân cư còn ở mức thấp, mạng lưới huy động tiết kiệm của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong thời gian vừa qua nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy, để đạt được mức tăng trưởng cao thì không thể không nhờ tới nguồn vốn từ bên ngoài.

Để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài chúng ta đang dùng toàn lực với tất cả các biện pháp nhưng bộc lộ ra nhiều nhược điểm. Nguyên nhân chính như sau : không có khả năng quản lý tầm vĩ mô, sự phối hợp giữa các ban ngành chưa hiệu quả, không phối hợp để huy động, phân bổ và kiểm soát nguồn vốn…

Hiện tại hệ thống tài chính của Việt Nam chưa hội nhập thực sự với nền kinh tế thế giới, chúng ta chỉ mới mở cửa tài khoản vốn vào mà chưa mở cửa dòng vốn ra và do vậy lượng tiền Việt Nam đầu tư ra bên ngoài dường như không đáng kể và dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam chưa nhiều nên hệ thống tài chính của Việt nam không chịu nhiều tác động so với các nước có mức độ hội nhập tài chính sâu rộng. Nếu không có dòng chảy vốn đầu tư và viện trợ nước ngoài ồ ạt trong mấy năm gần đây thì tình trạnh thâm hụt ngân sách và thương mại ở mức độ nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Nói cách khác nếu dòng vốn này đảo chiều thì chúng ta sẽ ảnh hưởng nặng nề. Do đó để tham gia lộ trình tự do hóa tài chính theo cam kết WTO nếu chúng ta không giải quyết dứt điểm tìm trạng này thì sẽ ảnh hưởng còn nặng nề hơn.

Một phần của tài liệu VẤN đề bất ổn THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH GIẢI PHÁP hạn CHẾ và ổn ĐỊNH THỊ TRƯỜNG (Trang 57 - 58)