Diễn biến và hậu quả

Một phần của tài liệu VẤN đề bất ổn THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH GIẢI PHÁP hạn CHẾ và ổn ĐỊNH THỊ TRƯỜNG (Trang 44 - 46)

Ngày 1/1/1994, lực lượng vũ trang Zapatistas đã nổi dậy. Cuối tháng 2, tỷ giá hối đoái giữa peso và USD tăng đến kịch trần biên độ giao động.

Tháng 3, ứng cử viên tổng thống bị ám sát. Hoảng loạn tài chính đã xảy ra. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã giảm nhu cầu về chứng khoán của Mexico. Peso chịu sức ép mất giá và chính phủ đã tung khoảng 10 tỷ USD dự trữ ngoại hối nhà nước ra để bảo vệ tỷ giá danh nghĩa.

Tháng 4, lãi suất trái phiếu chính phủ định danh bằng peso có xu hướng tăng. Chính phủ đã một mặt dùng dự trữ ngoại hối để chống lại xu hướng tăng lãi suất, một mặt tiến hành đổi các trái phiếu chính phủ từ định danh bằng peso sang định danh bằng USD. Chính phủ Mexico chọn biện pháp vừa dùng dữ trữ ngoại hối để giữ ổn định tỷ giá, vừa từng bước nhỏ điều chỉnh tỷ giá.

Tháng 8, tổng thống mới nhậm chức. Các chính sách tài chính, tiền tệ vẫn được giữ như cũ. Cuối tháng 9, tổng thống bị ám sát. Các nhà đầu tư thêm bất an.

Giữa tháng 10, sau khi một số công ty lớn của Mexico công khai tình trạng lợi nhuận của mình giảm sút. Thị trường chứng khoán Mexico chao đảo. Áp lực mất giá peso càng thêm mạnh. Các nhà đầu tư bắt đầu rút khỏi thị trường Mexico. Cuối tháng 10, thống đốc NHTW Mexico công khai rằng dữ trữ ngoại hối của Mexico chỉ còn 17,12 tỷ USD. Ngày 22/12/2004, chính phủ đành tuyên bố thả nổi peso. Nợ nước ngoài đột nhiên tăng lên đã khiến bảng cân đối tài sản của các xí nghiệp và ngân hàng của Mexico xấu đi. Hậu quả là nền kinh tế Mexico rơi vào khủng hoảng

thực sự.

2.2.1.2Nguyên nhân

 Chính sách kinh tế vĩ mô sai lầm do neo tỷ giá cố định

Sau cuộc khủng hoảng nợ năm 1982, Mexico đã tiến hành một loạt cải cách giúp khôi phục được nền kinh tế. Kinh tế tăng trưởng trở lại trong khi peso Mexico lại được neo vào USD đã dẫn tới hiện tượng Peso lên giá so với USD. Đầu thập niên 1990, hiện tượng này diễn tiến nhanh chóng. Hậu quả là xuất khẩu của Mexico chịu ảnh hưởng bất lợi trong khi nhập khẩu được thúc đẩy. Điều này dẫn tới Mexico trở nên bị thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Đầu năm 1993, mức độ thâm hụt tương đương 6,5% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Sự thâm hụt này chủ yếu được bù đắp bằng vay nợ ngắn hạn của nước ngoài. Một thời gian dài, lãi suất của Mexico cao hơn lãi suất của Mỹ. Kinh tế tăng trưởng mạnh, tỷ giá hối đoái danh nghĩa cố định, lãi suất trong nước cao là những nhân tố thúc đẩy dòng vốn tư nhân nước ngoài đổ vào nền kinh tế Mexico. Riêng thời gian từ 1990 đến 1993, Mexico đã thu hút được 93 tỷ USD đầu tư nước ngoài, chiếm một nửa tổng đầu tư nước ngoài vào Mỹ Latin.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã kiến nghị chính phủ Mexico có các biện pháp giảm thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, mức độ thâm hụt tiếp tục gia tăng trong

năm 1994, lên tới 8% GDP. Cuộc bầu cử tổng thống Mexico vào tháng 8 năm 1994 cộng với một loạt sự kiện an ninh trong nước (sự nổi dậy của người Anh-điêng ở Chiapas, vụ ám sát ứng cử viên tổng thống Luis Conaldo Colosio) và ngoài nước đã khiến chính phủ không tập trung đủ cho xử lý thâm hụt. Chính phủ đã phá giá peso theo từng biên độ nhỏ. Các nhà đầu tư trở nên lo ngại về sự bền vững của nền kinh tế Mexico. Việc chính phủ đổi các khoản nợ định danh bằng peso sang định danh bằng USD càng làm người ta lo lắng hơn.

 Ảnh hưởng của lãi suất quốc tế

Bên cạnh đó, năm 1994 đã xảy ra hiện tượng lãi suất quốc tế tăng lên kích thích các nhà đầu tư điều chỉnh danh mục đầu tư của mình theo hướng giảm đầu tư vào các nền kinh tế đang phát triển.

Hai xu hướng trên cùng với tình hình chính trị bất ổn đã kết hợp với nhau tạo nên sự rút vốn ồ ạt khỏi Mexico.

Biểu đồ 13: Dòng vốn đầu tư trực tiếp và đầu tư danh mục vào Mexico

Nguồn: IMF

2.2.2Khủng hoảng Argentina 2001 2.2.2.1Diễn biến và hậu quả

Một phần của tài liệu VẤN đề bất ổn THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH GIẢI PHÁP hạn CHẾ và ổn ĐỊNH THỊ TRƯỜNG (Trang 44 - 46)