Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản không ổn định

Một phần của tài liệu VẤN đề bất ổn THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH GIẢI PHÁP hạn CHẾ và ổn ĐỊNH THỊ TRƯỜNG (Trang 63 - 67)

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chính thức hoạt động từ năm 2000. Trong giai đoạn đầu (từ 2000 đến 2005), TTCK Việt Nam chỉ dừng lại ở việc “chập chững tập đi”. Cho đến năm 2006, TTCK VN mới thực sự chuyển mình và có bước nhảy vọt khi Chính phủ thay đổi chính sách phù hợp. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-ba-buê. Và phát triển và khả năng lợi nhuận cao này đang ngày càng "hút hồn" các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chỉ tính cổ phiếu, tổng giá trị vốn hoá thị trường cuối năm 2006 tương đương 22,7% GDP, Vn-Index từ cuối năm 2005 lên trên 800 điểm vào cuối năm 2006.

Bước sáng năm 2007, Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Giá trị thị trường lúc đỉnh điểm lên gần 50% GDP (491.000 tỷ đồng) và Vn-Index đạt đỉnh 1.170 điểm vào tháng 3/2007, thu hút hơn 5 tỷ USD từ nguồn vốn đầu tư gián tiếp. Trong giai đoạn này, giá các cổ phiếu tăng trưởng với tốc độ phi mã, đồng loạt các cổ phiếu từ Blue – chip, Penny stock, các cổ phiếu mới niêm yết trên sàn… tất cả đều đạt mức tăng trưởng trên 50% giá trị so

với mức giá giao dịch đầu năm, trong đó có những cổ phiếu đạt mức tăng trưởng trên 100%. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường trong giai đoạn này lên đến con số 398.000 tỷ đồng, sự gia tăng này chủ yếu là do sự gia tăng mạnh của giá cổ phiếu chứ không phải do số lượng chứng khoán niêm yết gia tăng.

Tuy nhiên, sau cú bứt phá không thực chất, cùng với các vấn đề mới phát sinh của nền kinh tế 2008, TTCK Việt Nam nhanh chóng rơi vào trạng thái hụt hơi, đuối sức nên đã giảm sâu. Chỉ số Vn-Index đầu năm 2008 đạt 921,07 điểm, giá trị vốn hoá thị trường có lúc lùi về con số 13 tỷ USD (tương đương 17% GDP), thấp hơn con số đã đạt được năm 2006. VNIndex đã “bốc hơi” gần 60% giá trị và trở thành một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trong nửa đầu năm 2008.

Tâm lý nhà đầu tư bị tác động mạnh bởi các thông tin chủ yếu xuất phát từ nội tại nền kinh tế. Trong đó nổi bật là sự gia tăng lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp từ phía ngân hàng đối với các khoản đầu tư vào TTCK. Trên thị trường hàng hóa, xăng dầu, điện nước - loại hàng hóa cơ bản thuộc sự kiểm soát của Chính phủ - đã được điều chỉnh mạnh. Trên thị trường tiền tệ, lãi suất từ NHNN và NHTM liên tiếp xác định các mặt bằng mới. Thực trạng TTCK: sự tăng trưởng nóng trong năm 2007, sự sụt giảm mạnh trong những năm sau đã khẳng định nỗi lo sợ về một “thị trường bong bóng” rõ ràng là có cơ sở, những dấu hiệu bất ổn về kinh tế vĩ mô bộc lộ rõ. Nguyên nhân tác động bên ngoài tới TTCK trong giai đoạn này chính là sự lan tỏa mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới năm 2008 và thị trường tiếp tục sụt giảm, cơn bão giải chấp cổ phiếu không ngừng tác động tới tâm lý các nhà đầu tư.

Đến đầu năm 2011, NHNN quyết định điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ lập tức ảnh hưởng ngay đến TTCK. Tiếp theo Chính phủ ban hành nghị định 11 ngày …. Tuyên bố rõ quyết tâm theo đuổi chính sách kiềm chế lạm phát và kèm theo ban hành biện pháp hỗ trợ lập tức TTCK giảm điểm và giao dịch èo uột.

Nguồn: www.kimeng.com.vn

Do TTCK không thể hiện là nguồn cung cấp vốn cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Giá cổ phiếu tăng quá nhanh làm cho nhà đầu tư đổ xo vào mua cổ phiếu. Giá càng tăng cao càng kích thích nhà đầu tư. Nhà đầu tư luôn có niềm tin vào thị trường đem lại cho họ lợi nhuận cao. Lúc này đầu tư CK giống như là chơi đánh bài và càng dễ bị ảnh hưởng khi có tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK. Với nguồn vốn dồi dào, kinh nghiệm lâu năm nhà đầu tư NN thường dẫn dắt thị trường theo ý đồ của họ. Giá cả chứng khoán lúc này không còn là chỉ số phản ánh đầy đủ các thông tin sẵn có và do đó giá cả không còn cung cấp những tín hiệu chính xác để phân bổ nguồn lực. Giá cả đẩy lên rất cao để rồi “ bốc hơi” rất nhanh. Đây là hiện tượng bong bóng thị trường. Bong bóng hình thành đẩy TTTC ngày càng dần vào bất ổn. Khi bóng bóng nổ kéo theo tổn hại cho TTTC và nền kinh tế. Các nhà đầu tư VN đã có cảm giác bong bóng nổ khi VN-INDEX đạt 1000 điểm rớt xuống còn lại hơn 200 điểm.

Hiện tượng “bay hơi” không chỉ xảy ra ở TTCK mà còn xảy ra ở thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường hàng hóa… Thị trường BDS Việt Nam cũng trải qua những thăng trầm và giá trị BDS cũng “bay hơi không thua kém TTCK chỉ có điều không rõ nét và “khốc liệt” như TTCK. Như tác động của bong bóng BDS về lâu dài rất lớn ( Hậu quả cuộc khủng hoảng nhà đất của Mỹ). Rủi ro quá mức trên thị trường BDS

là sự bùng nổ cho vay từ các ngân hàng TMCP. Kể cả chủ dự án lẫn người đi mua. Sự xuống cấp chất lượng vay vốn bất động sản có điểm tương đồng với thị trường chứng khoán trong năm 2007. Bùng nổ phát triển và sụt giảm thê thảm giá trị. Giá BDS của TPHCM đã giảm 40-50% so với mức đỉnh. Kỹ thuật thẩm định BDS thế chấp 70% giá trị. Giá trị xuống hơn giá trị thế chấp dẫn đến nhiều nợ xấu nguời vay nợ cố tình trây lì và ngân hàng khó khăn để thoát ra khỏi các khoản nợ này bằng cách kiện tụng và phát mãi tài sản.

Kết luận chương 3

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra nguy cơ đổ vỡ hàng loạt và triển vọng lợi nhuận không mấy khả quan đối với nhiều tổ chức tài chính lớn, khiến cho các TTCK thế giới đồng loạt giảm mạnh. TTCK Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp qua động thái rút vốn của khối ngoại và ảnh hưởng gián tiếp khi tâm lý nhà đầu tư trong nước bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước không tốt, thâm hụt cán cân thương mai, hệ thống ngân hàng yếu kém, dự trữ ngoại hối sụt giảm, chính sách tỷ giá chưa thuyết phục, bong bóng chứng khoán, bong bóng BDS là những nguyên nhân tiềm ẩn. Hiểu rõ được những nhược điểm của nền kinh tế giúp cho chúng ta có biện pháp cụ thể và thực thi hiệu quả để ngăn chặn “bay hơi thị trường tài chính”khi thực hiện lộ trình tự do hóa tài chính.

Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu VẤN đề bất ổn THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH GIẢI PHÁP hạn CHẾ và ổn ĐỊNH THỊ TRƯỜNG (Trang 63 - 67)